Và sau buổi phỏng vấn với GameSaovào ngày hôm qua (07/02), có vẻ như UTM đã sẵn sàng cho mùa giải mới, với “những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai” để thiết lập nên Kỷ Nguyên Mới của chính họ.
June_6th
" alt=""/>[LMHT] Một Ultimate hoàn toàn mới đã sẵn sàng cho mùa giải 2017Đây là nhận xét của một số chuyên gia tại một hội thảo về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số d Bộ LĐ - TB&XH phối hợp với Công ty Manpower Group tổ chức vừa tổ chức.
Thông tin từ trang tin Bộ Công thương, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển bùng nổ của các cuộc cách mạng chuyên ngành thế hệ mới mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo, Internet cùng với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra những thách thức. Trong đó, việc làm của con người sẽ bị thay thế bởi máy móc, công nghệ tự động hoá đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày,...
Theo ông Simon Matthews, CEO Manpower Group tại thị trường Việt Nam, Thái Lan, Trung Đông, có 40% trong số 42.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát của tập đoàn này cho biết rất khó khăn trong công tác tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng nhân lực giỏi. Khảo sát cũng cho thấy, tại Đông Nam Á có tới 46% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng và năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Trong khi đó tại Việt Nam cũng đang thiếu hụt nhân sự quản lý cấp cao do tình trạng “chảy máu chất xám”.
Cũng theo ông này, nguồn nhân lực của Việt Nam chưa phát triển kịp với tăng trưởng kinh tế, lại đang tiếp tục đối mặt với sức ép từ cách mạng 4.0. Cụ thể, chỉ có 9,66 triệu lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chiếm 18,6% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. “Rất nhiều chủ sử dụng lao động than phiền về việc không có đủ ứng viên xin việc và khi có đủ rồi thì họ lại thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, ngoại ngữ, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới...
" alt=""/>Nhân lực tại Việt Nam đang đối mặt với sức ép từ cách mạng 4.0Đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc thiểu số rất ít người (dân số dưới 10 nghìn người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ).
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Cụ thể, trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường THCS; học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp; học sinh tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Học sinh tiểu học, THCS, THPT được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng. Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm nếu học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp không đủ 9 tháng/năm, được hưởng theo thời gian học thực tế.
Hoàng Oanh
" alt=""/>Ưu tiên hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người