![]() |
Julia Mio Inuma và chồng cô, Hironori Inuma, trong đám cưới của họ ở Tokyo ngày 29/9/2019. Ảnh: The Washington Post. |
Không chỉ vậy, cô còn phải thay đổi họ của mình trên tất cả giấy tờ, từ tài khoản ngân hàng, hộ chiếu, thẻ tín dụng đến tài khoản thành viên trực tuyến.
Dưới sự hướng dẫn chi tiết, chính xác của bạn bè, những cô gái đã kết hôn, Julia đã tự mình thực hiện quá trình thay đổi danh tính này. Trong khi đó, chồng cô hầu như không biết gì.
Đánh mất danh tính
Tuy nhiên thay đổi họ trên giấy tờ chỉ là một phần, điều khó khăn hơn với phụ nữ Nhật Bản là phải làm quen với danh tính mới trong công việc, cuộc sống sau khi kết hôn.
Vào thời điểm đó, sếp của Julia nói rằng cô có thể sử dụng họ của mình tại nơi làm việc. Nhiều phụ nữ khác cũng làm điều này. Nhưng công ty cho biết địa chỉ email của cô phải là họ tên hợp pháp mới.
Mường tượng được sự bất tiện, nhầm lẫn vì họ tên không thể thống nhất, Julia quyết định sử dụng họ chồng ở nơi làm việc.
"Đó là cảm giác mất mát. Nó giống như tôi phải nhấn nút khởi động lại sự nghiệp của mình".
Những khách hàng cũ đã bối rối trước cái tên mới của Julia. Những người khác không thể nhận ra cô khi họ tên mới xuất hiện trong cuộc trò chuyện.
![]() |
Luật pháp Nhật Bản quy định các cặp vợ chồng phải thống nhất họ khi về chung một nhà. Ảnh:Pinterest. |
Các chính trị gia Nhật Bản, đa số là nam giới, từ trước đến nay luôn phản đối các cặp vợ chồng có họ riêng biệt. Những người này lập luận rằng điều đó sẽ “phá vỡ sự thống nhất của một gia đình”.
Linda White - giáo sư nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Middlebury (Mỹ) - chia sẻ: “Một phụ nữ không muốn lấy họ chồng sẽ phá vỡ nhiều hơn một gia đình hạt nhân - đó là ý tưởng về gia đình”.
Bà giải thích dựa trên cách vận hành của Koseki (hệ thống đăng ký gia đình truyền thống của Nhật). Theo đó, các hộ gia đình chỉ có một họ giúp duy trì quyền kiểm soát gia trưởng ở mọi nơi, trong đó có chỗ làm việc.
Tháng trước, bà Tamayo Marukawa - Bộ trưởng Trao quyền Phụ nữ và Bình đẳng giới Nhật Bản - đã bị chỉ trích sau khi tham gia một chiến dịch với 49 nhà lập pháp khác, trong đó có 43 người là nam giới, để phản đối việc cho phép phụ nữ giữ tên khai sinh sau khi kết hôn.
Tomoko Takahashi, giáo sư luật gia đình tại Đại học Seikei ở Tokyo, đã gọi bà Marukawa là ví dụ về những phụ nữ vươn lên trong giới cầm quyền Nhật Bản bằng cách "định vị mình trong câu lạc bộ đàn ông, vì vậy họ không thực sự muốn thay đổi".
"Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi"
Thế nhưng, áp lực thay đổi đang ngày càng lớn. Một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến vào tháng 11/2020 cho thấy 70% số người được hỏi ủng hộ quyền có họ riêng của các cặp vợ chồng.
Ayano Sakurai, nhà hoạt động bình đẳng giới, đã viết bản kiến nghị về việc không thay đổi họ sau khi kết hôn và thu hút hơn 30.000 chữ ký chỉ trong 5 ngày.
Lập gia đình 3 năm trước, Sakurai cho biết: "Tôi như trở về con số 0 vì phải thay đổi họ theo chồng và bắt đầu mọi thứ để xây dựng một danh tính hoàn toàn mới".
![]() |
Những người vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng giữ họ của mình sau khi kết hôn, bên ngoài tòa án tối cao của Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh: Getty. |
Chính những lời kêu gọi thay đổi ngày càng mạnh mẽ đã buộc chính phủ Nhật Bản phải xem xét một "hệ thống họ chọn lọc", trong đó các cặp vợ chồng đã kết hôn có thể giữ họ của mình.
Ngày 5/3, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thông báo sẽ thành lập một nhóm để thảo luận về chủ đề này. Thế nhưng, người đứng đầu hội đồng nghiên cứu, Hakubun Shimomura, cho biết nhóm sẽ chỉ gồm nam giới và được điều phối bởi một người nào đó "trung lập".
Sau hai năm mang họ của chồng, Julia vẫn khiến bạn bè cảm thấy bối rối khi cô đặt chỗ tại các nhà hàng. Họ tiếp tục tìm bàn của Onishi (họ cũ của cô).
Những người giao hàng cũng gặp khó khăn. Các đơn hàng không thể giao luôn để lại lời nhắn: "Chúng tôi không thể tìm thấy Onishi".
"Onishi đang dần biến mất. Bây giờ tôi phải tiếp tục cố gắng tạo dấu ấn với tư cách là Julia Mio Inuma".
Theo Zing
Ly hôn giống như một vết bỏng chậm. Có những quyết định được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc nhằm cố gắng cứu vãn nhưng không thành công.
" alt=""/>Phụ nữ Nhật: 'Tôi trở về con số 0 sau khi lấy chồng'Những người yêu ẩm thực ở Hà Nội và TP.HCM từ lâu không còn xa lạ với cái tên “Fresh Garden” - hệ thống hơn 50 cửa hàng bánh, nổi bật với tông xanh lá chủ đạo trên khắp những con phố. Với “tín đồ” của bánh ngọt, mặn, bánh kem thì Fresh Garden tựa một “thế giới thu nhỏ” các loại bánh, có thể chiều lòng bất kì thực khách.
Trải qua một thập kỷ phát triển, Fresh Garden không chỉ ghi dấu bởi chất lượng, mà còn vì sự tinh tế trong từng hương vị, đa dạng bánh Âu, Á.
Bánh kem tươi ngọt ngào
“Bánh kem Fresh Garden được tạo nên nguyên liệu tươi ngon, đến từ các thương hiệu như: Vivo, Anchor… Bên cạnh đó, bánh kem ở đây không sử dụng phẩm màu”, đại diện Fresh Garden chia sẻ. Dòng sản phẩm này có nhiều mẫu trang trí: từ tinh tế nhẹ nhàng tới ngộ nghĩnh, đáng yêu, mang đậm chất châu Âu.
Cùng vẻ ngoài đẹp mắt, bánh còn mang hương vị ngọt ngào. Điểm nổi bật nằm ở độ mềm ẩm, thanh nhẹ của cốt bánh; vị mát, ngọt dịu, ít ngấy của kem tươi ngậy thơm. Các mẫu bánh kem Fresh Garden có giá dao động từ 200 nghìn đồng cho một chiếc cỡ vừa.
![]() |
Bánh mì nướng giòn rụm lạ miệng
Theo đại diện Fresh Garden, “Dòng bánh này sinh ra như để chiều lòng những vị khách thích thú với trải nghiệm mới lạ và mong muốn khám phá các tầng hương tuyệt vời của vị giác. Sản phẩm được nướng tới 2 lần nên đặc biệt giòn thơm, gấp đôi độ giòn và thời gian giòn so với bánh mì nướng thông thường”.
Bánh được đóng gói nhỏ gọn, thích hợp cho ăn sáng, ăn nhẹ. Chiếc bánh giòn tan này sẽ gây ấn tượng với sự hài hòa của bơ và tỏi thơm nồng, hay caramel ngọt ngào đậm vị. Sản phẩm có giá bán 29 nghìn đồng/túi.
![]() |
Bánh mì tươi thơm ngon, tiện lợi
Bánh mì tươi là những chiếc bánh được Fresh Garden chế biến, nên sử dụng ngay trong ngày, hoặc bảo quản chỉ 2 ngày để luôn đảm bảo độ tươi mới, thơm ngon. Những chiếc bánh đủ vị mặn - ngọt, thơm ngậy phomai, bánh nhân vani, kem sữa ngọt dịu, kẹp thịt hun khói… là sự lựa chọn tiện lợi, nhanh gọn và hợp lý về giá thành cho các bữa ăn trong ngày, đáp ứng khẩu vị nhiều đối tượng. Sản phẩm có giá bán từ 15 nghìn đồng/chiếc.
![]() |
Bánh gato xốp mềm
“Trầm lắng” hơn chiếc bánh kem lộng lẫy, ít vội vã hơn bánh mì tươi nhưng đầy lưu luyến và ngọt ngào chính là dòng bánh gato. Sản phẩm có chủ đạo là cốt bông lan ẩm mềm, điểm lớp kem ngậy béo vừa đủ này đã chiếm được cảm tình của nhiều thực khách. Đó là sức hút mạnh mẽ của chiếc bánh chiffon mềm xốp mang hương vị thanh tao. Hay cũng có thể là chiếc bánh cuộn Nhật với lớp vỏ bánh nâu mỏng đặc biệt, nhân kem tươi từ sữa bò vùng Hokkaido, bạt bánh mềm nhẹ như bông tan ngay trong miệng.
![]() |
Bánh mousse thanh mát
Nếu đã đem lòng yêu những chiếc bánh “tan chảy nơi đầu lưỡi” thì không thể bỏ qua dòng bánh mousse thanh mát, ngọt vừa đủ từ Fresh Garden. Đây là loại bánh nhiều kem, ít bánh được Fresh Garden chế biến cầu kì để giữ được hương vị tự nhiên của hoa quả mà vẫn hòa quyện tinh tế cùng kem tươi, kem cheese.
Những chiếc bánh mousse trà xanh, xoài, chanh leo vừa dịu ngọt, lại vừa mềm mịn, ngậy ngon… mang đến cảm giác mới mẻ đầy hấp dẫn. Theo đại diện Fresh Garden, đây là dòng bánh được các bạn nhỏ và chị em yêu thích.
Không chỉ dừng lại ở những dòng bánh đình đám, trong năm 2021 này, bên phát triển những dòng sản phẩm được ưa chuộng, Fresh Garden sẽ tiếp tục tạo nên nhiều hương vị mới thơm ngon, đồng hành cùng khách hàng trong nhiều chương trình tri ân, ưu đãi.
Fresh Garden - Hệ thống bánh tươi mỗi ngày - Hệ thống cửa hàng: bom.to/TPoPMa - Website: www.freshgarden.vn - Hotline đặt hàng: 024 3856 3856 (miền Bắc), 028 3950 0856 (miền Nam) - Facebook: Fresh Garden - Bánh và Cà phê |
Thu Loan
" alt=""/>5 hương vị bánh ngon khó cưỡng ở Fresh Garden