Biến cố ập đến vào một buổi tối anh chạy xe máy ra đường. Tai nạn giao thông khiến anh dập tủy, gãy cột sống, chấn thương sọ não. Anh liệt hoàn toàn 2 chân sau tai nạn. Chị Ly khi đó đang mang thai 32 tuần.
Chị và mẹ chồng chết lặng sau tai nạn của người đàn ông duy nhất trong nhà. Suốt 1 tháng trời, chị không ăn không ngủ được, khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Bác sĩ yêu cầu mổ lấy thai sớm 1 tháng so với ngày dự sinh.
Suốt 20 ngày nằm trong phòng phục hồi tích cực, não anh bị ảnh hưởng, anh không nhớ chị là ai. Mãi đến gần ngày chị sinh, anh mới tỉnh táo trở lại. Trước khi lên bàn mổ, chị ôm chồng tạm biệt, hứa sinh xong sẽ bế con lên thăm anh.
“Từ khi cưới nhau, hai vợ chồng đi đâu, làm gì cũng có nhau. Anh gặp tai nạn, em cũng túc trực ở bệnh viện suốt.
Mấy ngày không gặp nhau là chúng em nhớ nhau lắm. Vì thế, vừa đẻ xong, em đã đứng dậy tập đi, chỉ mong sớm được bế con lên gặp chồng”, chị Ly nói trong chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 408.
Chín tháng chồng nằm viện, lúc nào cũng có mẹ và vợ bên cạnh. Anh dần vượt qua cú sốc, tinh thần phấn chấn trở lại.
“Bác sĩ nói rằng chồng em sẽ liệt suốt đời, không có khả năng đi lại được nữa. Em cũng truyền đạt lại điều đó với mẹ và tự xác định với bản thân rằng, em chỉ cần anh ấy hiện diện ở đây với mẹ con em thôi là đã mừng lắm rồi. Việc anh có đi lại được hay không, không còn quan trọng nữa”.
Bà Bé đau thắt lòng trước tình cảnh của con trai. Bà suốt ngày tụng kinh niệm Phật, những mong con trai sẽ khỏe lại như xưa. Bà còn hứa với lòng mình, nếu con đi lại được bình thường, bà sẽ xuống tóc đi tu.
Nhưng điều đó chỉ là phép màu, chị Ly nói. Chị luôn mong phép màu sẽ tới nhưng vẫn dặn lòng mình phải đối diện với sự thật trước mắt.
Từ khi con trai ngồi liệt một chỗ, bà Bé dồn hết sức chăm các cháu để con dâu tập trung vào công việc và dành thời gian cho chồng.
Chị Ly vừa đi làm vừa một tay chăm sóc cho người chồng mà đến kỹ năng vệ sinh cũng không còn tự làm được nữa. “Em vừa làm, vừa cười, vừa hát, không bao giờ than vãn. Mẹ tự hào về em lắm” – chị tâm sự.
Hiện tại, anh chị đã có 2 bé gái, đều do một tay bà Bé chăm sóc từ nhỏ đến lớn. Đó là tất cả những gì bà có thể làm để giúp con dâu gánh vác gia đình thay con trai bà.
Chị Ly hiện là chủ của 2 cửa hàng ăn – một nhà hàng hải sản, một quán bánh canh hải sản. Chị chia sẻ rằng, chị rất thương và biết ơn mẹ chồng khi đã hi sinh thời gian tuổi già của mình để hỗ trợ chị chăm sóc các con.
Cuối chương trình, chị hứa với mẹ chồng: “Con sẽ là người mang đến niềm vui và năng lượng tích cực cho cả gia đình mình. Điều khó khăn nhất con đã vượt qua rồi thì không còn gì quật ngã con được nữa”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản và linh hoạt hơn cho Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn.
Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định, Nhật Bản mong muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn nhằm thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 nhằm bảo đảm nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại tăng trưởng ổn định, bền vững; thúc đẩy mở cửa thị trường cho hoa quả, trong đó có quả bưởi của Việt Nam và quả nho của Nhật Bản.
Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác toàn diện sang lĩnh vực mới gồm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, xã hội số.
Bộ trưởng Kamikawa Yoko nhấn mạnh, Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đồng sáng tạo phát triển bền vững, hợp tác giảm phát thải, môi trường thông qua các sáng kiến như Cộng đồng Phát thải bằng 0 châu Á (AZEC)…
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác ứng phó với vấn đề già hóa dân số; nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp chủ chốt, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và tiến tới miễn thị thực nhập cảnh với công dân Việt Nam.
Bộ trưởng cũng đề nghị phía Nhật Bản thúc đẩy mở các khoa giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu về Việt Nam tại các trường Nhật Bản trong bối cảnh cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng nhanh thời gian gần đây.
Nhật Bản đánh giá cao đóng góp tích cực của cộng đồng gần 570.000 người Việt Nam vào quá trình phát triển của Nhật Bản. Bộ trưởng Kamikawa Yoko giới thiệu về chính sách lao động mới của Nhật Bản ban hành vào tháng 6/2024, theo đó sẽ có nhiều chế độ ưu đãi hơn dành cho lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn hơn cho lao động Việt Nam.
Bộ trưởng Kamikawa Yoko khẳng định thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ với Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến NEXUS về giao lưu nghiên cứu, trao đổi du học sinh dựa trên kết quả Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Nhật Bản năm 2023.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản với khu vực. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tham gia hiệu quả và thành công Triển lãm EXPO 2025 tại Osaka.
Hai bộ trưởng cũng đã trao đổi vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như hợp tác ASEAN, Mekong, Biển Đông…
" alt=""/>Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sẽ có nhiều chế độ ưu đãi cho lao động người Việt