áđạxếp hạng serie a
Ảnh tồng hợp
áđạxếp hạng serie aáđạxếp hạng serie a
Ảnh tồng hợp
áđạxếp hạng serie aBUIDL là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong giới blockchain. BUIDL-er là danh từ thường chỉ những cá nhân tập trung phát triển sản phẩm. BUIDL thể hiện tinh thần kiên trì, sáng tạo và mong muốn tạo ra giá trị bền vững, nhấn mạnh rằng việc phát triển và cải tiến công nghệ blockchain là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của ngành.
“Với tinh thần của những người xây dựng (BUIDL-er), đam mê học tập trau dồi kiến thức, Ninety Eight vững vàng trên hành trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sau 7 năm, nhân sự của Ninety Eight đã đạt hơn 300 người, cùng với nhiều thành tựu quan trọng. Ninety Eight tin rằng với những tiêu chí trên, tập thể nhân sự có thể đưa Blockchain và Web3 đến gần hơn với người dùng”, ông Nguyễn Thế Vinh chia sẻ.
3 giá trị cốt lõi Ninety Eight luôn hướng đến
Cũng theo ông Nguyễn Thế Vinh, tại Ninety Eight, nhân sự luôn coi trọng sự lạc quan (optimistic), tính trao quyền (empowering) và sự cộng tác (collaborative). Đây cũng là 3 giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề cao trong mọi hoạt động.
Ninety Eight luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo, đóng góp ý tưởng. Văn hóa này tạo thành một không gian làm việc tích cực, đầy cảm hứng. Nói một cách dễ hiểu, mỗi nhân sự tại Ninety Eight đều là một mảnh ghép quan trọng để hình thành doanh nghiệp lớn mạnh như hiện nay.
Bên cạnh đó, đội ngũ phát triển luôn giữ được tinh thần lạc quan. Ninety Eight tin rằng những khó khăn và thử thách là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Với phương châm "Test, Learn & Move forward" (Thử nghiệm, học hỏi và tiến về phía trước), doanh nghiệp này luôn xem mọi thử thách là cơ hội để học hỏi và phát triển. Thay vì sợ thất bại, nhân sự tại Ninety Eight được khuyến khích để đón nhận khó khăn như một bài học để cải thiện và phát triển.
Văn hóa cộng tác tại Ninety Eight chú trọng vào sự kết nối giữa các cá nhân và phòng ban, tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở và gần gũi. Bên cạnh đó, tiêu chí này cũng đem lại nhiều góc nhìn mới mẻ, đa dạng ý tưởng và góp phần mang blockchain và Web3 đến gần hơn với người dùng.
Nắm bắt cơ hội dù kiến thức blockchain bằng 0
Theo CEO Ninety Eight, ngành blockchain và Web3 đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên hay nhân sự truyền thống muốn thay đổi ngành. Người mới cần trang bị những kiến thức cơ bản và trải nghiệm các sản phẩm blockchain để chuẩn bị trước khi tham gia vào lĩnh vực này.
“Khi đã chính thức trở thành một nhân sự blockchain, ví dụ như ở Ninety Eight, nhân sự sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc”, ông Nguyễn Thế Vinh cho biết.
Ông Nguyễn Thế Vinh nhấn mạnh, một công ty blockchain điển hình sẽ có đầy đủ các bộ phận từ kỹ thuật (tech) đến phi kỹ thuật (non-tech). Tùy thuộc vào từng vị trí cụ thể, các kỹ năng sẽ khác nhau. Việc tiếp thu, cập nhật liên tục những kiến thức mới về ngành sẽ giúp nhân sự blockchain luôn theo kịp nhịp đập của thị trường và không bị lạc hậu.
Đặc biệt, CEO Ninety Eight lưu ý rằng blockchain là một ngành mang tính toàn cầu. Vì vậy, trình độ ngoại ngữ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp cá nhân. Ngành blockchain không chỉ dành cho những người có kiến thức sâu rộng về công nghệ.
Theo thông cáo báo chí từ Better Choice Award 2024, ông Nguyễn Thế Vinh là thành viên của hội đồng thẩm định giải thưởng. Sự kiện vinh danh các sản phẩm công nghệ này còn có sự góp mặt của các đại diện từ các tập đoàn lớn tại Việt Nam và quốc tế.
(Nguồn: Công ty TNHH C98)
" alt=""/>Nhân sự blockchain chủ yếu vừa học vừa làmAnh tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) năm 2003-2004 và tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Vitoria thành phố Wellington (New Zealand) năm 2013.
Nghiên cứu của TS Thăng tập trung vào các lĩnh vực: lãnh đạo và quản lý trường học, phát triển chuyên môn, lãnh đạo chuyên môn, văn hóa và lãnh đạo. Anh đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục SSCI, Scopus và các chương sách trên các nhà xuất bản quốc tế có uy tín…
Với bản lý lịch khoa học như trên, TS Thăng khiến khá nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, ở vị trí hiệu trưởng.
"11 năm học dưới ánh đèn dầu mà còn đi du học được…"
TS Thăng nói sau hơn 4 năm làm tiến sĩ ở New Zealand, có khá nhiều người khuyên anh ở lại.
“Tôi đi bằng học bổng 322, nên tất nhiên là có điều khoản ràng buộc là phải về nước làm việc. Tuy nhiên, nói thật là tôi biết một số người cũng du học bằng học bổng này và họ vẫn tìm cách ở lại bằng được, nên nếu muốn, tôi cũng có thể…”.
Khi đó, công việc của vợ anh Thăng cũng đang rất thuận lợi – chị làm quản lý tiệm nail khá lớn cho một người bạn. Người này cũng khuyên vợ anh suy nghĩ, nếu muốn họ sẽ thuê luật sư lo thủ tục ở lại cho.
“Vợ tôi băn khoăn lắm. Con tôi khi đó đã học được một học kỳ ở lớp 1. Mọi thứ có thể nói là khá thuận lợi nếu tôi quyết định không về” – anh Thăng nhớ lại.
“Vì vậy, về hay ở cốt lõi là sự lựa chọn. Có một số yếu tố khiến tôi không cần phải suy tính quá nhiều, mà trước hết, tôi tự thấy mình là người nặng tình".
| ||
TS Trương Đình Thăng (ngoài cùng bên phải) ngày tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) |
Tôi xuất thân từ nông thôn, ở một vùng rất nghèo của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nơi tôi sinh ra nghèo khó tới mức đến tận năm lớp 12, tôi mới được học dưới ánh đèn điện. Nhưng không hiểu sao, chính sự nghèo khó này lại khiến tôi gắn bó với quê hương. Tôi nghĩ quê tôi cần những người con được học hành quay về.
Hơn nữa, đến thời điểm đó, tôi cảm thấy mình xa nhà đã quá lâu rồi, bố mẹ đã đến tuổi già, tôi muốn ở gần để tiện chăm sóc”.
Anh Thăng nhìn nhận rằng đa phần những người chọn ở lại thực chất mong muốn một môi trường tốt hơn cho con cái chứ không phải cho bản thân.
“Các cụ có câu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Ở lại vì con, thì bản thân mình – thẳng thắn mà nhìn nhận – sẽ chỉ là “công dân hạng 2”, trừ khi mình đủ khả năng trở thành giáo sư, giảng viên trong các trường đại học lớn của nước bạn.
Trở về cũng có cái hay. Bản thân tôi học trường làng, làm bài dưới ánh đèn dầu mà vẫn có cơ hội du học như ai. Vì vậy, con cái mình mà có ý chí thì vẫn có cơ hội đi tiếp.
Đến bây giờ, với những người bạn mong con em du học sớm tôi vẫn có lời khuyên nếu không thực sự cần thiết thì cứ từ từ. Cứ để con ở bên mình trong giai đoạn niên thiếu, khi con cần sự quan tâm của cha mẹ trước những thay đổi về tâm sinh lý. Ở đây, con vẫn có môi trường học tập tốt và hoàn toàn có cơ hội du học sau này".
Và còn một điều quan trọng khác khiến anh Thăng không mất nhiều thời gian suy tính ở hay về.
“Tôi nghĩ rằng Nhà nước đã cho mình bao nhiêu tiền ăn học đến chừng này, thì việc của mình – dù nói thì có vẻ sách vở - phải là trở về để tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi không mong ước lớn lao, chỉ muốn trở thành một tác nhân cho những thay đổi tốt đẹp hơn trong giáo dục”.
Trở về với ngôi trường “dưới đáy”
Khi mới về Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và một số trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM đều sẵn sàng tiếp nhận vị tiến sĩ này. Nhưng rốt cuộc, anh Thăng lại chọn về ngôi trường có vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống các trường ĐH, CĐ của Việt Nam.
Đảm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng rồi hiệu trưởng từ năm 2018, anh Thăng nói 3 năm qua đã dành mọi tâm huyết cho sự phát triển của nhà trường.
![]() |
TS Thăng và GS Clive Dimmock - ĐH Glasgow (Scotland) |
TS Thăng chia sẻ rằng lúc mới về, anh đã mong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị sẽ phát triển thành một trường đại học địa phương. Quả thực, với 15 tiến sĩ, 74 thạc sĩ, nhà trường có một đội ngũ giảng viên mạnh trong nhóm các trường cao đẳng. Tuy nhiên, mong muốn này đã không thành hiện thực.
Bên cạnh đó, vị tân hiệu trưởng còn phải đối mặt với thực trạng khắc nghiệt: “Tôi đảm nhận vị trí hiệu trưởng khi trường đã trong tình trạng “thủng đáy” - cơ sở khang trang, giáo viên chất lượng cao nhưng không tuyển được người học. Trường từng “được” lên báo khi khó khăn đến mức 1 khoa chỉ tuyển được... 5 sinh viên. Câu chuyện éo le này xảy ra với nhà trường trong suốt 5 năm qua".
Theo TS Trương Đình Thăng, dùng từ "dưới đáy", "thủng đáy" với hàm ý trường ở tình thế vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là hiện nay từng bước tiến tới việc giáo viên mầm non, tiểu học, trung học và dạy nghề phải có trình độ đại học trở lên. Điều này có nghĩa là sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm gần như đã hết.
“Tháng 10/2019, trong ngày khai giảng, nhìn 200 sinh viên năm cuối, tôi tự hỏi nếu năm sau mà không được tuyển học sinh phổ thông, ngôi trường này sẽ ra sao?”.
Câu trả lời là nếu cứ tiếp tục tình trạng này, hoặc phải giải tán trường, hoặc đưa giảng viên sang các trường khác giảng dạy để giải quyết vấn đề đội ngũ. Chỉ có hy vọng là đề án thành lập Trường phổ thông liên cấp nằm trong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị được UBND tỉnh thông qua. Và hy vọng này đã trở thành hiện thực khi đề án được phê duyệt.
“Dù có thể nói đây là một bước lùi so với mong muốn nâng cấp lên đại học, nhưng chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Nếu không làm, trường sẽ “chết”. Có câu ngạn ngữ rằng “Thà thắp lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”" - anh Thăng trầm tư.
Năm học 2020-2021, Trường Phổ thông liên cấp CĐ Sư phạm Quảng Trị tuyển sinh được 200 học sinh khối 6 và khối 10 (mỗi khối 3 lớp). Đây là trường công lập đầu tiên tại Quảng Trị cho các em học 2 buổi/ngày, có bán trú hoặc nội trú. Nếu mọi việc thuận lợi, trong 3 năm nữa, trường sẽ có từ 800-1.000 học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, trường tiếp tục triển khai các đề án bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong tỉnh, nâng chuẩn giáo viên, đào tạo lại, đào tạo mới giáo viên…
“Ngày khai giảng vừa qua đã diễn ra trọn vẹn. Thú thực, nếu năm nay còn chưa được tuyển học sinh phổ thông, có lẽ tôi “dẹp” luôn lễ khai giảng khi chỉ tuyển được 40 sinh viên theo học ngành mầm non".
Trong những năm qua, chỉ có một điều khiến cựu du học sinh này tiếc là không được làm việc ở một môi trường có thể phát huy nhiều hơn về năng lực nghiên cứu khoa học. "Ngoài ra, tôi không hề ân hận vì đã là nhân tố giúp nhà trường ổn định và sẽ phát triển trong tương lai”.
Điều tâm đắc nhất khi làm hiệu trưởng, theo anh Thăng, chính là sức ì ít hơn, chủ động, tìm tòi hơn trong công việc. “Tôi thay đổi được chính bản thân mình”.
Làm thầy là "làm gương"
Trở lại với câu chuyện nhận giữ "ghế" hiệu trưởng một ngôi trường đang gặp quá nhiều khó khăn, anh Thăng kể rằng khi biết tin này, một trong những người thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới anh đã gửi thư khuyên. Đó là GS Philip Hallinger, hiện đang làm việc tại ĐH Mahidol (Thái Lan).
Trong thư, GS Philip Hallinger viết rằng: “Anh suy nghĩ kỹ rồi hãy lựa chọn. Trước đây, tôi từng có những sinh viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học nhưng khi làm quản lý thì năng lực nghiên cứu của họ lụi tàn”.
![]() |
Với GS Philip Hallinger - người có ảnh hưởng rất lớn tới TS Thăng |
Tuy nhiên, anh Thăng đã không “nghe lời” thầy, bởi theo anh, dù mất thời gian với công tác quản lý nhưng tầm ảnh hưởng trong công việc nghiên cứu lại tốt hơn.
Và có lẽ, đây chỉ là một trong số ít lần anh Thăng “cãi” thầy như vậy. Còn lại, những gì anh được học và nhận từ những người thầy khi đi du học, anh đều áp dụng đối với học trò của mình.
“Đó chính là sự “làm gương”. Khi tôi đi học, các thầy cô giúp đỡ tôi không đòi hỏi, nề hà.
Vì vậy, tôi muốn đưa sự tử tế mình từng nhận được tới sinh viên, học viên và hy vọng sau này các em sẽ hành xử phù hợp”.
Ngân Anh
Tổ chức Varkey Foundation vừa công bố phim ngắn về cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ - người vừa lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu.
" alt=""/>Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'Chỉ vài thao tác đơn giản, nhanh chóng, khách hàng có thể nhận hoá đơn khi đến bơm xăng. (Ảnh chụp tại Cửa hàng Xăng dầu số 5, Công ty Xăng dầu Cà Mau).
Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về xuất HÐÐT theo từng lần bán lĩnh vực xăng dầu, kể từ ngày 1/4/2024, các trường hợp không thực hiện sẽ bị kiểm tra, xem xét xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về thuế, hoá đơn, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Ngành thuế tỉnh đã chủ động, khẩn trương tuyên truyền bằng nhiều hình thức: đối thoại tại Cục Thuế và các chi cục thuế khu vực trên địa bàn, nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN xăng dầu. Ðồng thời, công chức thuế đến từng DN, cửa hàng đôn đốc và cho ký biên bản cam kết thực hiện.
Bằng nhiều biện pháp, theo thống kê của ngành thuế tỉnh, đến nay, có tổng số 357 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh lắp đặt thiết bị và xuất HÐÐT theo từng lần bán, đạt 100% (không kể 8 cửa hàng xin giải thể, ngưng hoạt động, sửa chữa), góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường quản lý, sử dụng HÐÐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Nhân viên cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty TNHH MTV Tân Hải (đường Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau) thực hiện thao tác xuất hoá đơn từng lần bán cho khách hàng.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Chỉ trong thời gian ngắn, ngành thuế đã triển khai, chỉ đạo, yêu cầu các DN hoàn thành 100% việc lắp đặt. Ðó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, UBND tỉnh và sự quyết tâm của Cục Thuế. Ngành thuế đã chỉ đạo công chức thuế đến từng DN, cửa hàng lập biên bản đôn đốc, có những trường hợp trong một tuần, công chức thuế đến DN, cửa hàng nhắc nhở 2 lần... Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc, các DN trước đó chưa thực hiện đã có ý thức, chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện ngay việc lắp đặt thiết bị lập HÐÐT cho từng lần bán xăng dầu”.
Theo ngành thuế, hiện tại, một số DN lớn, DN có trụ bơm với tính năng điện tử, đủ điều kiện, đã lắp đặt thiết bị lập hoá đơn, đáp ứng được yêu cầu kịp thời, chính xác, rõ ràng, minh bạch, số liệu được lưu trữ và tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Các DN nhỏ, trụ bơm chưa có tính năng điện tử thì đa số thực hiện trên ứng dụng của điện thoại thông minh, ứng dụng máy POS. Ðối với phương thức này, Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo, đây chỉ là giải pháp tạm thời, thời gian tới sẽ phải thực hiện theo phương pháp căn bản hơn, đáp ứng yêu cầu.
“Ðể việc kiểm tra, xử lý vừa đảm bảo các DN xăng dầu thực hiện đúng quy định lập hoá đơn lẻ cho từng lần bán, vừa không gây tác động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của DN, hỗ trợ DN thực hiện tốt quy định, Cục Thuế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng nắm tình hình, chọn cửa hàng kiểm tra ngẫu nhiên, xử lý theo đúng quy định nếu có hành vi vi phạm. Ðồng thời, Cục Thuế tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng DN xăng dầu thực hiện tốt quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NÐ-CP của Chính phủ, để hoạt động kinh doanh xăng dầu ngày càng rõ ràng, minh bạch”, ông Nguyễn Thanh Tòng khẳng định.
Hồng Nhung (Báo Cà Mau)
" alt=""/>Cà Mau: Xuất hoá đơn điện tử từng lần bán xăng dầu