











Lê Văn Thắng (sinh năm 1993, Đồng Nai) vừa kết thúc chuyến đi phượt xuyên Việt bằng xe máy vào ngày 10/3. Mặc dù không tính toán chặt chẽ song chuyến đi của Thắng kéo dài đúng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 10/2.
Thắng cho biết đây là lần đầu tiên anh có một chuyến đi xa như vậy bằng xe máy. Trước đây, những chuyến đi xa nhất của anh chỉ khoảng dưới 1.000km - đi một vòng nhỏ của miền Tây.
Nhưng đây cũng là chuyến đi ấp ủ của anh từ lâu, vì dịch bệnh mà đã phải hoãn lại vài lần.
Trước khi đi, Thắng có báo với gia đình. Ban đầu, mọi người khá lo lắng nhưng sau cũng ủng hộ chuyến đi của anh.
“Quê nội tôi ở Huế, quê ngoại ở Hà Nam nên tôi dành thời gian ở 2 điểm này nhiều nhất, tổng là 10 ngày. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này được trải nghiệm mùa đông của miền Bắc” - Thắng chia sẻ.
Là người yêu thiên nhiên, Thắng chọn chạy xe dọc đường bờ biển. Anh cho biết, con đường này mới làm nên rất đẹp và thuận tiện. Mỗi ngày anh chạy 300-400km, đi với tốc độ vừa phải, không vội vàng.
“May mắn, suốt chuyến đi, tôi không gặp bất cứ sự cố xe cộ hay giao thông nào”.
![]() |
Thắng ấn tượng với cảnh sắc và con người Tây Bắc. |
Thắng cũng không dừng chân ở tất cả các tỉnh thành, mà chỉ chọn những địa phương có cảnh đẹp tự nhiên để đi tham quan. “Tôi không có hứng thú nhiều với các khu du lịch nhân tạo, mà thích những nơi vẫn còn hoang sơ hơn”.
Khu vực gây ấn tượng với anh nhất là Đông - Tây Bắc. “Đây cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây, thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Cảnh sắc núi non hùng vĩ, con người thì dễ thương. Tôi được chủ quán ăn ở Tà Xùa mời ăn thắng cố, uống rượu, được gặp những cô bé người dân tộc rất dễ thương”.
“Một điểm ấn tượng nữa là đường đi lên đây cực kỳ nhiều dốc và nguy hiểm với một người ở miền Nam như tôi. Ban đầu, trước khi đi từ Hà Giang lên Đồng Văn, tôi nghĩ chỉ có 140km, chắc sáng đi tối về được, vì đâu có biết đường như thế nào. Ai dè đi từ sáng đến tối mới lên đến nơi”.
![]() |
Săn mây ở Tà Xùa, Sơn La |
Trong thời gian khám phá Đông - Tây Bắc, Thắng cũng gặp nhiều bạn trẻ từ miền Nam ra. Họ kết bạn với nhau và chỉ cho nhau những “homestay” giá rẻ, những điểm đến đẹp.
“Một trong những thứ ‘lãi’ nhất trong chuyến đi này của tôi là bạn bè” - Thắng nói.
Anh cũng chia sẻ, chuyến đi không quá vất vả. Khi về nhà vào ngày 10/3, anh không phải nghỉ ngơi nhiều. Ngay hôm sau là đã cảm thấy bình thường, khoẻ mạnh. “Có lẽ do đợt dịch, tôi đi làm tình nguyện vác rau, khuân hàng nhiều” - Thắng cười nói.
Là một người “cuồng” đồ ăn, anh cũng chia sẻ, cứ đi đến đâu là anh thử hết đặc sản của vùng miền đó. “Phải nói là ẩm thực Việt Nam quá ngon và rẻ, đặc biệt là miền Trung. Nhiều lần đứng dậy trả tiền thấy… hú hồn vì quá rẻ”.
![]() |
Anh thử tất cả đặc sản vùng miền ở mỗi địa phương đi qua. |
Về chi phí cho chuyến đi, Thắng dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 15 triệu đồng, trung bình mỗi ngày 500 nghìn đồng. Nhưng do có nhiều bạn bè khắp đất nước nên anh hay ghé qua thăm bạn, xin ngủ nhờ 1-2 đêm.
Trong số 30 ngày, anh chỉ ngủ ở nhà nghỉ 5 ngày với giá 150 nghìn đồng/ đêm, 4 ngày ở “hostel” với giá vài chục nghìn đồng mỗi giường. Số tiền 6 triệu đồng tiêu tốn cho cả chuyến đi thực ra phần nhiều là cho đồ ăn và tiền xăng xe.
Thắng cho biết, chuyến đi này mang lại cho anh những trải nghiệm tuyệt vời, rất đáng giá. Nó cũng là cơ hội để cơ thể và tinh thần được giải toả sau một thời gian dịch dã kéo dài, cũng như “xả stress” vì phải ngồi máy tính quá nhiều do đặc thù công việc.
Anh hi vọng những bạn trẻ có ý định đi xuyên Việt bằng xe máy như anh sẽ mạnh dạn trải nghiệm. “Bởi vì bây giờ đường sá rất thuận tiện, chỉ cần sắp xếp đủ 3 yếu tố: thời gian, tiền bạc và sức khoẻ là có thể lên đường”.
![]() |
"Check in" với cây cô đơn nổi tiếng ở Hà Giang |
![]() |
Chụp ảnh ở ruộng hoa tam giác mạch (Hà Giang) với phí vào cửa 10.000 đồng/vé |
![]() |
Chụp ảnh với các bé gái ở dốc Thẩm Mã (Hà Giang) |
![]() |
Cảnh sắc hùng vĩ của Tây Bắc khiến Thắng choáng ngợp. |
![]() |
Những con đường không dành cho người yếu tay lái. |
![]() |
Đường vào mỏm đá Tử Thần (Hà Giang) |
![]() |
Dừng chân tại Bãi Môn (Phú Yên). |
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Ngày 23/2 vừa qua, chị Dương Thị Kim Cảnh (Đại Từ, Thái Nguyên) vừa hoàn thành chuyến phượt Tây Bắc bằng xe máy cùng cậu con trai 20 tháng tuổi.
" alt=""/>Chàng trai đi phượt xuyên Việt 1 tháng chỉ tốn 6 triệu đồngẢnh minh họa.
Vợ chồng cô chia tay nhau vì không còn tình cảm, không hợp để sống chung cùng nhau nữa. Lúc ấy, cô đơn giản chỉ nghĩ như vậy, có chút hoài nghi về sự xuất hiện của người thứ ba nhưng không có bằng chứng nên không quá để tâm. Bởi hai người đã sống riêng từ khá lâu, cô ở Hà Nội bán hàng online và chăm sóc con, còn chồng cô thì vào Nam lập nghiệp, mở công ty, một vài tháng mới về thăm nhà được một lần vì công việc bận rộn. Sau hơn 2 năm ở xa nhau, thì vợ chồng nói chuyện và đưa ra quyết định này.
Chồng cô kêu công việc khó khăn nên hàng tháng chỉ phụ cấp được 4 triệu đồng tiền nuôi con, cô cũng không đòi hỏi thêm gì. Vì không chi trả nổi mức sống ở thành phố và muốn dứt tình để làm lại từ đầu, tạm biệt với nơi có quá nhiều kỷ niệm, cô quyết định về quê. Trước lúc về, cô suy nghĩ rất nhiều, không biết việc làm này của mình có đúng không? Nhưng đó có lẽ là cách tốt nhất để cô nói lời chào với những nỗi buồn đã qua.
Con trai cô đang học lớp 3 và nó đang rất yêu quý trường lớp, bạn bè. Khi biết sắp phải về quê học, nó đã ôm cô khóc lóc, mong muốn được ở lại Hà Nội. Chỉ cần nghĩ về con, cô lại không kiềm chế nổi cảm xúc của mình. Buổi học cuối cùng của con ở lớp, nhìn cảnh bạn bè ríu rít chào nhau, ôm nhau và trao cho nhau những món quà kỷ niệm, bất giác cô bật khóc và chính con là người đã chạy lại vỗ về: "Con không sao, thôi chúng mình về đi!"...
Đó quả thật là khoảng thời gian khủng khiếp. Về quê và bắt đầu lại một cuộc sống hoàn toàn khác. Tạm biệt những kỷ niệm 10 năm đã qua cùng người chồng dửng dưng. Tạm biệt những khó khăn ở thành phố để chào đón những điều hoàn toàn mới ở quê hương.
Từ khi có giấy công nhận ly hôn, chồng cũ cô mới gọi cho con 1-2 lần, tiền chu cấp thì tháng gửi tháng không. Cô làm lại từ đầu và cố gắng dồn hết tâm trí để chăm sóc 2 con. Bỗng gần đây, lâu lâu mới vào mạng xã hội, cô lại nhìn thấy ảnh của chồng cũ. Xem từ ảnh được gắn thẻ, rồi lần mần thế nào, cô thấy một "nick name" khác của anh. Tò mò, cô vào xem và phát hiện ra nhiều điều khiến tim mình nhói đau.
Phụ nữ nhạy cảm quả là đúng, trước nghi ngờ điều gì là sau y như vậy. Anh ta thực sự đã có người khác trước khi ly hôn. Ấy vậy mà, chồng cũ "diễn" quá đạt, tỏ ra đau buồn, mệt mỏi hôm ra tòa khiến cô vô cùng áy náy.
Nhìn những tấm ảnh, video thắm thiết của chồng cũ với người yêu mà cô cảm thấy tức tối, ghen tị, đau nhói nhưng cũng có phần nhẹ nhõm. Thật may mắn cô đã dứt khoát chia tay và dứt được khỏi cuộc hôn nhân lừa dối để toàn tâm toàn ý với con. Chồng cũ tặng nhẫn, tặng vòng, tặng những bó hoa thật to, ăn ở các quán ăn có "view" xinh đẹp với người yêu mới. Họ đã hẹn hò với nhau trước khi hai người chính thức ra tòa gần cả năm…
Cô đã cùng chồng cũ trải qua những năm khốn khó từ khi lấy nhau, phải đi thuê những căn nhà lụp xụp, mưa còn hứng chậu… Cô đã dành cả thanh xuân, cố gắng nỗ lực và đồng hành cùng anh ấy, sinh ra những đứa con xinh đẹp, khỏe mạnh để chồng đi xa lập nghiệp, vì cô tin tưởng rằng mọi thứ sẽ thay đổi. Thật không ngờ, quyết định đó lại khiến hai người chia xa mãi mãi. Chồng cũ nói dối không có điều kiện để mặc cả tiền chu cấp cho con nhưng lại dành những điều xa xỉ khác cho tình yêu mới. Nhìn người yêu của anh nhỏ nhắn, ăn chơi, xinh đẹp, cô hiểu tại sao chồng ít khi về nhà…
Thanh Tâm hiểu cảm xúc bị "cắm sừng" trước khi ly hôn với cô quá đau đớn. Nhưng sự thật, kể cả khi không có chuyện đó, vợ chồng cô vẫn lựa chọn ly hôn. Cô nên cảm thấy may mắn vì đã thoát khỏi những điều lừa dối chua chát đó khi mình chưa kịp bị nó hành. May mắn thoát khỏi một cuộc hôn nhân lừa dối và không hạnh phúc.
Mong rằng những điều tốt đẹp và bình an sẽ đến với cô và các con.
Theo Phụ nữ Việt Nam