
DB11 Volante không có nhiều khác biệt so với bản mui cố định DB11 Coupe. Điểm nhấn đến từ phần đầu xe với lưới tản nhiệt đặc trưng của Aston Martin, kết hợp cùng những đường gân nổi và cụm đèn pha LED. Nhờ sử dụng nền tảng kiến trúc bằng nhôm nên DB11 Volante không chỉ nhẹ hơn mà còn chắc chắn hơn so với người tiền nhiệm DB9 Volante.
![]() |
Chiếc mui mềm của DB11 Volante được làm bằng chất liệu cách âm mới, có cấu trúc 8 lớp để khoang nội thất không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và độ ồn từ gió.
Hãng Aston Martin đã đưa DB11 mui trần đến khắp nơi trên thế giới, từ thung lũng chết (nằm giữa hai bang California và Nevada của Mỹ) đến vùng cực để thử nghiệm, và cho biết cơ cấu mui mới của DB11 Volante rất đáng tin cậy vì đã trải qua thử nghiệm ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Mui có thể hạ xuống trong 14 giây và nâng lên trong 16 giây, nếu xe chạy ở vận tốc không quá 50 km/h.
Xe có vô-lăng trợ lực điện và vi sai chống trượt kèm bộ điều khiển lực kéo chủ động. Người lái có thể tùy biến 3 chế độ cho hệ động lực và khung sườn, thích ứng với từng điều kiện hay sở thích trải nghiệm lái khác nhau.
" alt=""/>Aston Martin DB11 Volante 2018 – gợi cảm và tinh tếChán máy bay không người lái, Facebook tham vọng dùng vệ tinh để phát Internet
Chuẩn bị phương án thay thế tần số vệ tinh Vinasat-1
Tâm điểm của sứ mệnh này là chiếc tàu thăm dò có tên gọi Hằng Nga 4. Nó được phóng lên vũ trụ bởi tên lửa Trường Chinh 3B. Tên lửa sẽ mang theo tàu thăm dò gồm thiết bị đổ bộ và xe tự hành lên vùng tối của Mặt Trăng.
![]() |
Hình ảnh minh họa về tàu thăm dò Hằng Nga 4 đổ bộ lên Mặt Trăng. |
Xe tự hành của Hằng Nga 4 sẽ mang theo camera toàn cảnh, máy quang phổ hồng ngoại và các thiết bị radar. Nhiệm vụ của tàu thăm dò là thực hiện các quan sát thiên văn học bằng sóng vô tuyến tần số thấp, từ đó giúp phát hiện thành phần khoáng chất và cấu trúc bề mặt của mặt trăng.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nó được thực hiện tại vùng tối của Mặt Trăng, khu vực không thể nhìn thấy từ bề mặt Trái Đất. Địa điểm này nằm trên miệng núi lửa Von Karman, gần với cực Nam của Mặt Trăng.
![]() |
Xe tự hành được mang theo bởi tàu thăm dò Hằng Nga 4. |
Từ lâu nay, vùng tối của Mặt Trăng vẫn là một ẩn số với các nhà khoa học trên Trái Đất. Lý do là bởi do không phát tín hiệu thẳng theo một hướng, việc liên lạc từ Trái Đất tới tàu vũ trụ trở nên đặc biệt khó khăn. Với Hằng Nga 4, điều này được giải quyết bằng việc sử dụng một vệ tinh giúp chuyển tiếp tín hiệu phát đi từ vùng tối của Mặt Trăng về Trái Đất.
Hiện vẫn chưa rõ thời điểm tàu thăm dò Hằng Nga 4 đổ bộ lên Mặt Trăng. Theo dự đoán của các nhà khoa học, việc đổ bổ nhiều khả năng sẽ được thực hiện vào ngày 3/1/2019.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)
Những chiếc vệ tinh Made in VietNam sẽ lần lượt được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2018 và đầu năm 2020. Nhiều vệ tinh khác cũng đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển nhằm hiện thực hóa giấc mơ làm chủ không gian.
" alt=""/>Trung Quốc phóng xe tự hành, khám phá bí ẩn vùng tối Mặt TrăngApple Messages trên iOS
Quốc hội Australia vừa thông qua một loạt các biện pháp an ninh mạng mới, buộc các công ty công nghệ phải cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật quyền truy cập vào tin nhắn đã mã hóa của khách hàng. Apple và các công ty công nghệ khác đã liên tục phản đối điều luật trong thời gian dự thảo.
Chính thức có tên là "Assistance and Access Bill 2018", luật mới của Úc đã thu hút sự chú ý của các công ty công nghệ và những người ủng hộ quyền dân sự, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu truy cập vào các liên lạc kỹ thuật số.
Các nhà phê bình đang cảnh báo về sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan chính phủ. Mối quan tâm đầu tiên mà các nhà phê bình, công ty công nghệ lưu ý là backdoors (cửa hậu) vào nền tảng, được tạo ra dưới vỏ bọc "hỗ trợ".
Theo thông tin trên CNET, cơ quan pháp luật đang kêu gọi các công ty cung cấp ba cấp độ hỗ trợ cho cơ quan thực thi pháp luật và chọ các cơ quan chính phủ:
Đầu tiên là yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật: Các công ty tự nguyện hỗ trợ các cơ quan chính phủ khi họ thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến "lợi ích quốc gia của Úc, bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật".
Tiếp theo là thông báo Hỗ trợ Kỹ thuật: Yêu cầu các công ty cung cấp hỗ trợ "hợp lý, cân đối, có thể thực hiện và khả thi về mặt kỹ thuật". Các nhà cung cấp có thể sử dụng các phương tiện hiện có như các khóa mã hóa để giải mã thông tin liên lạc.
" alt=""/>Mặc dù Apple và nhiều hãng công nghệ phản đối, Australia vẫn thông qua dự luật gây nhiều tranh cãi