Trước đại dịch, 3 thế hệ nhà Crafts sống rải rác ở 3 nơi ở mỗi bang khác nhau của nước Mỹ, theo NY Times. Vợ chồng Ellen và Trevor Crafts sống với cô con gái 5 tuổi ở California. Jackie Chirico, mẹ của Ellen, sống tại Nevada. Cha mẹ của Trevor, hai ông bà Edward và Heather Crafts, ở Texas.
Sau nhiều tháng cách ly, việc ít có cơ hội gặp nhau và hạn chế trong lựa chọn chăm sóc trẻ nhỏ hạn khiến 3 gia đình chọn dọn về ở chung.
  |
Gia đình 3 thế hệ nhà Crafts dọn về ở chung từ hồi tháng 5. |
Đại dịch không chỉ định hình lại thị trường nhà ở mà còn tái tạo cấu trúc hộ gia đình. Các ngôi nhà đa thế hệ, tam đại đồng đường đang có xu hướng tăng trở lại.
Việc ông bà, bố mẹ, con cháu cùng sinh sống tại một nơi giúp các thành viên hỗ trợ chăm sóc trẻ con, người già tốt hơn.
Hợp nhất gia đình
Hồi tháng 3, họ rao bán thành công cả ba căn nhà sau 1 tuần. Tháng 5, đại gia đình cùng mua một bất động sản trị giá 2,6 triệu USD ở bang Connecticut.
Miếng đất rộng hơn 4 ha với 1 nhà chính, nhà khách, nhà kho và studio. Mỗi nhà phụ trách một khu.
"Đây là cơ hội một lần trong đời mà tôi không muốn bỏ lỡ. Giữa lúc thị trường nhà đất đang nóng lên, việc tìm được một nơi rộng lớn có thể kết hợp tất cả với nhau là điều may mắn", bà Edward Crafts, một cựu ca sĩ opera, cho biết.
Ngoài ra, việc nhiều thế hệ cùng chung tiền vào mua đồng nghĩa với khả năng tiếp cận phân khúc nhà ở cao cấp tăng lên.
"Bất động sản này từng chào bán vài tháng mà không tìm được người mua. Với đại gia đình này, sự hợp nhất lại trở nên phù hợp", chủ đại lý môi giới cho hay.
 |
Xu hướng nhiều thế hệ dọn về sống dưới một mái nhà càng phổ biến hơn khi đại dịch làm lung lay khối tài sản của nhiều người. |
Theo Jessica Lautz, phó chủ tịch nhân khẩu học tại Hiệp hội chuyên viên địa ốc quốc gia, các gia đình gốc Á và Latin là những người ưa chuộng nhất hình thức hợp nhất thế hệ này trong vài năm qua.
Một cuộc khảo sát trong tháng 4-6 năm ngoái chỉ ra 15% người mua nhà dự định quay về sống với bố mẹ, ông bà hoặc con cái. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2012.
Lý do phổ biến nhất là các thế hệ trung gian muốn lo cho bố mẹ vì sợ Covid-19 lây lan trong viện dưỡng lão. Ngoài ra, họ cũng muốn có ông bà hỗ trợ chăm con cái, trong bối cảnh học sinh được nghỉ học, nhiều bậc phụ huynh làm việc tại nhà.
Đối với Andrea và Dwight Francis, những người từng thuê một căn hộ rộng 90 m2 ở quận Queens (New York) trong thời kỳ đại dịch xảy ra, nhu cầu mua nhà trở nên cấp bách khi con gái chào đời.
 |
Ở chung, các gia đình đa thế hệ có cơ hội gặp mặt, chăm sóc nhau mỗi ngày. |
Vài tuần trước khi người con thứ hai ra đời, cả hai mời mẹ đến sống cùng để giúp chăm bé sơ sinh và người con 4 tuổi. Bà Masie cũng khuyến khích các con tìm nơi khác đủ rộng.
Với sự giúp đỡ của bà, cặp vợ chồng mua nhà mới ở phía đông Manhattan với giá 715.000 USD hồi tháng 1.
Củng cố tài sản
Erin Wentz-Lesman (41 tuổi), một giáo viên ở Brooklyn, thừa nhận không thể một mình chi trả hết tiền mua nhà. Tháng 10 năm ngoái, cô và chồng hùn tiền với cha mẹ bên ngoại mua ngôi nhà 5 phòng ngủ ở cùng khu phố với giá 1,25 triệu USD.
Trước đó, diện tích sống của vợ chồng Erin và hai con chỉ có 71 m2. "Tôi luôn nói rằng muốn sống đủ gần để tiện chăm sóc lẫn nhau, nhưng tôi chưa từng nghĩ cả nhà sẽ chuyển vào ở cùng nhau", mẹ của Erin nói.
Người thuê bỏ thành phố về quê vì dịch, Jose Madrigal (68 tuổi), chủ nhà của một tòa chung cư ở quận Queens, quyết định không tìm người thuê mới.
Thay vào đó, ông và vợ, người con trai út chuyển đến sống cùng con trai cả - người thuê duy nhất còn trụ lại. Vợ chồng Jose ít than phiền về thói quen bật nhạc to của con trai so với người thuê trước.
Nơi ở mới cũng giúp họ dễ dàng gặp mặt bạn bè hơn.
 |
Gia đình anh Talib McDowell bán căn nhà cũ và hợp nhất cùng bố mẹ trong một ngôi nhà mới. |
Mặt khác, việc chung sống theo lối đại gia đình cũng là một cách để bảo vệ tài sản.
Talib McDowell (42 tuổi) và vợ đã bán căn nhà bà cố để lại và dùng tiền xây một căn nhà mới ở bang Florida - nơi vợ chồng anh, hai con và bố mẹ đằng nội sẽ chuyển vào khi hoàn thành.
Năm ngoái, McDowell phải nghỉ công việc trong ngành khách sạn. Bố mẹ anh đã bán đi một căn để hỗ trợ con cháu.
“Trải qua quá trình này, tôi nhận ra rằng hàng nghìn người đã mất đi sự giàu có tích lũy nhiều năm vì Covid-19", McDowell coi động thái về chung một nhà là cách để củng cố tài sản gia đình.
Bà Janice (64 tuổi), mẹ của McDowell, gọi đây là "sự điều chỉnh lớn" và "phải mất nhiều thời gian mới đi đến quyết định bán nhà".
Nhưng việc dọn về ở chung cũng có mặt lợi của nó. McDowell, người nhiều năm làm đầu bếp phục vụ tại các nhà hàng trong khách sạn, đã giúp cha mẹ có chế độ ăn uống thuần chay nghiêm ngặt - điều khó thực hiện khi cả nhà ở xa nhau.
“Tôi đã trở lại cân nặng như thời sinh viên", cha của McDowell - một cựu cảnh sát - cho biết đã giảm được 9 kg.
Theo Zing

Gia đình thời công nghệ số: xa cách hay gắn kết đều ở ta
Cuộc sống bộn bề lo toan dễ khiến người ta phân tâm, xao nhãng chăm sóc người thân. Tận dụng các thiết bị thông minh để kề cận, ngắm nhìn, lắng nghe và thấu cảm, ta sẽ có “chất keo” gắn kết gia đình.
" alt=""/>Xu hướng tam đại đồng đường ở các gia đình Mỹ
Tôi gặp chồng trong một bữa tiệc, khi đó tôi là một cô gái trẻ đẹp, tự tin và rất hiếu thắng. Tôi làm ở phòng kinh doanh của một công ty lớn và sếp của chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên tiếp cận với các doanh nhân thành đạt để xây dựng mối quan hệ tốt, kéo hợp đồng về.Ai có nhiều thành tích sẽ được thưởng lớn và tuyên dương trước toàn công ty nên chúng tôi luôn hào hứng thể hiện và chứng minh bản thân.
Khi gặp anh, tôi ấn tượng bởi một doanh nhân khoảng 40 tuổi, rất nam tính, chững chạc và giỏi giang. Thế nhưng, dù đã áp dụng khá nhiều chiêu thức tôi vẫn không nhận được đơn hàng nào từ anh, ngược lại tôi đã bị anh ấy thuyết phục.
Theo anh, phụ nữ không nên làm công việc giao du với đàn ông thường xuyên như thế, về lâu dài sẽ không bền mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân. Anh ấy nói rằng tôi nên tìm công việc nghiêm túc và ổn định hơn, rồi kiếm một người chồng tốt…
 |
|
Những gì anh ấy nói cũng có lý, nhưng thay vì nghe lời anh ấy, tôi đã bỏ việc và mở một cửa hàng thời trang. Trước khi mở cửa hàng, tôi có hỏi anh ấy vay tiền, nói thật không phải thiếu vốn, tôi cố tình như vậy để phát triển hơn mối quan hệ với anh ấy.
Sau khi cửa hàng khai trương, tôi giao lại cho nhân viên quản lý và thường đi chơi với anh. Nhiều lần anh đưa tôi đi công tác cùng, sau khi xong công việc chính, anh ấy sẽ dành thời gian vui chơi cùng tôi.
Mỗi lần như vậy, anh ấy đều rất hào phóng, khi thì mua cho tôi đồng hồ xịn, khi lại mua mỹ phẩm, giày dép hay quần áo, túi xách đắt tiền. Tôi cảm thấy ở bên những người giàu có không chỉ sang trọng mà còn rất đàng hoàng, hạnh phúc.
Mọi thứ cứ thế phát triển theo kế hoạch của tôi. Anh hoàn toàn bị thu hút bởi tôi, sẵn sàng chi tiền cho tôi. Tuy nhiên, anh ấy chưa bao giờ nói muốn cưới tôi, tôi chỉ là người thứ ba thôi sao? Điều đó khiến tôi không cam tâm và tôi nung nấu suy nghĩ phải giành lấy anh ấy cho bằng được…
Có hôm hôn anh, tôi cố tình để dính son vào cổ áo anh ấy, tôi tin rằng chị vợ nhìn thấy nhất định sẽ gây gổ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng họ. Thế nhưng, khi ở bên tôi, anh ấy chưa bao giờ nói đến chuyện cãi vã với vợ, cũng không nhắc đến vết son trên cổ áo.
Tôi nghĩ mình phải nhẫn nhịn và làm gì đó, tôi không tin rằng sự xuất hiện của mình không ảnh hưởng gì đến gia đình yên ấm của họ. Vì vậy, mỗi khi anh đến bên tôi, tôi đều lặng lẽ xức nước hoa cho anh ấy, vì phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với nước hoa. Anh ấy có mùi nước hoa lạ, vợ anh ấy chắc chắn sẽ nhận ra điều đó.
Có vài lần tôi còn mua quần áo cho anh, bao gồm cả đồ lót. Khi anh đến tôi cố tình làm bẩn, rồi để anh mặc lại bộ tôi đã mua. Bởi tôi biết đàn ông ít khi tự mua loại đồ này, nên nếu thấy mới lạ, các bà vợ kiểu gì cũng chú ý và nghi ngờ. Tôi cũng lấy cớ gọi cho anh nhiều hơn mỗi khi gia đình họ đoàn tụ…
Cuối cùng cũng có một người phụ nữ đến tìm tôi. Cô ta dẫn theo vài người đập phá cửa hàng quần áo của tôi, rồi đánh đập tôi, tôi cố tình giả vờ yếu đuối, giống như một con cừu non bị bắt nạt, khóc lóc gọi cho anh. Khi anh ấy đến, tôi tỏ ra rất đáng thương, tôi nói đó là lỗi của tôi và tôi không trách cô ấy. Tôi nói chúng ta nên chia tay vì tôi không muốn phá hoại gia đình của anh...
Thực ra, tôi đang cố tình rút lui để tiến lên, sự yếu đuối và bất lực của tôi cùng với vẻ ngoài hợp lý tôi đang thể hiện chắc chắn sẽ khiến anh mềm lòng, càng muốn bảo vệ tôi.
Rồi những tính toán của tôi cũng đã có kết quả. Trong thời gian đó, vợ chồng họ hay cãi vã, mỗi lần giận dữ anh ấy lại nói với tôi đủ thứ chuyện không hài lòng với vợ. Tôi đều nhẹ nhàng xoa dịu, ân cần thuyết phục anh tha thứ cho vợ khiến anh cảm động và yêu thương tôi hơn.
Mãi rồi anh ấy cũng ly hôn, mọi thứ đối với tôi thật suôn sẻ. Anh ấy đã trở thành chồng tôi. Mặc dù hơn tôi nhiều tuổi nhưng anh giàu có, điều này có thể cân bằng trái tim tôi.
Hai năm sau, tôi sinh cho anh một đứa con gái, rồi đóng cửa hàng quần áo, yên tâm làm vợ cả đời của anh.
Tuy nhiên, tôi thấy chồng tôi thường xuyên đến thăm vợ cũ với lý do vì con, nhiều hôm còn không về nhà. Khi tôi hỏi lý do, anh nói đưa con trai đi du lịch vài nơi hoặc ở lại với con vì thằng bé muốn ngủ với bố. Anh giải thích con trai đang học cấp 2, ở độ tuổi này rất dễ nổi loạn nên nếu thiếu tình thương của bố sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cháu.
Anh cho rằng để con trai có thêm tình yêu thương của cha mẹ, anh phải dành nhiều thời gian hơn cho con, ăn cơm cùng con và giúp con làm bài tập, nhiều khi ở bên con muộn nên không về.
Lúc ấy, trong đầu tôi luôn nghĩ đến cảnh 3 người họ cùng nhau ăn cơm, hình ảnh đầm ấm đó khiến lòng tôi đau khổ. Nhưng tôi vẫn tự nhủ phải nhẫn nhịn, bởi tôi không có lý do gì để ngăn cản mong muốn gần gũi con trai của một người cha.
Thế rồi, mấy lần giặt giũ cho chồng, tôi phát hiện trên cổ áo sơ mi của anh có vết son và mùi nước hoa phụ nữ thoang thoảng. Tôi biết vợ cũ cố tình khiến tôi bị bỏ mặc, nỗi đau cô ấy nếm trải trước đây nay lại về với tôi. Tôi cảm thấy ghen tuông và thù hận, bởi tôi cũng như bao người phụ nữ khác, chẳng ai muốn chia sẻ tình yêu của chồng mình….
Lúc này, tôi mới nhận ra nỗi đau của vợ cũ anh ấy. Tôi không trách móc hay làm um lên với chồng, vì tôi biết điều đó là vô ích, không những không giữ được chồng mà còn đánh mất anh ấy nhanh hơn.
Tôi hiểu rằng người đàn ông mà tôi vất vả giành giật, anh ta có thể từ bỏ gia đình đến với tôi, một ngày nào đó anh ta cũng có thể làm thế với tôi khi xuất hiện người thứ 3 tương tự. Hầu hết đàn ông đều ham muốn sự tươi mới, nhưng khi nó thực sự ảnh hưởng đến gia đình, họ thường quay về với gia đình mà không do dự.
Tôi đã đến được vị trí này, hoàn toàn do sử dụng các chiêu trò và âm mưu, tôi lợi dụng sự nóng vội nhất thời của anh ấy. Khi bình tâm lại, có lẽ anh ấy đã hối hận vì sự lựa chọn ban đầu của mình. Vì vậy, tôi đã lặng lẽ rút lui khỏi mối quan hệ này và đó coi như một bài học cho cuộc đời mình…
Độc giảM.T.

Tôi muốn làm người thứ ba ngoại lệ…
Vốn rất ghét những kẻ thứ 3, tôi không thể ngờ rằng, đến một ngày tôi cũng chẳng hơn gì họ…
" alt=""/>Cái giá của người phụ nữ khi ngoại tình xen vào hạnh phúc gia đình người khác