Đối tượng được chăm lo là người bị tai nạn lao động, bệnh nan y hiểm nghèo đang điều trị tại cơ sở y tế. Nữ nhà giáo, người lao động có chồng, con đang làm nhiệm vụ ở hải đảo, không được về quê ăn Tết trong thời điểm cơ quan, đơn vị chăm lo Tết. Người việc do hết hạn hợp đồng lao động (đơn vị không ký kết hợp đồng lao động mới) hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc mất việc làm (do chủ đơn vị bỏ trốn tại thời điểm đơn vị chăm lo Tết) nhưng không được đơn vị thưởng Tết. Người có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại đơn vị không thưởng Tết hoặc có gia đình ở quê trực tiếp bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt không về quê đón Tết. Người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp trong ngành.
Theo quy định của công đoàn thành phố, căn cứ vào khả năng tài chính, điều kiện của từng đơn vị, xác định đối tượng khó khăn tiến hành chăm lo cho phù hợp. Việc bình xét người được thăm và tặng quà phải công khai tại từng đơn vị. Mức chăm lo thấp nhất là 500.000 đồng/trường hợp.
Ngoài ra, công đoàn Sở GD-ĐT thành phố cũng có chương trình hỗ trợ vé xe cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong ngành ngoài thành phố về quê (đối tượng từ tỉnh Phú Yên đến Hà nội và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ). Đối tượng xét chọn là đoàn viên, tích cực tham gia hoạt động công đoàn, cả vợ và chồng đều là nhà giáo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê đón Tết; đoàn viên được trao tặng vé xe về quê phải được xét chọn và công khai tại đơn vị.
Nguồn kinh phí này do công đoàn cấp trên phối hợp với công đoàn cơ sở vận động người sử dụng lao động tham gia đóng góp 70% kinh phí, công đoàn các cấp tham gia 30% từ nguồn kinh phí công đoàn và từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm.
Lê Huyền
" alt=""/>Giáo viên được thưởng Tết thấp nhất 500.000 đồng![]() |
Thành phố yêu cầu công tác dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn thành phố phải thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định tại Thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT.
Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường có học sinh theo học 2 buổi/ngày và đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội.
Việc dạy thêm, học thêm được tổ chức trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phải khảo sát, phân chia lớp học theo cấp độ học lực, trình độ của học sinh.
Danh sách lớp học thêm, nội dung, chương trình giảng dạy do hiệu trưởng quyết định, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn giáo viên theo học, phân bổ hợp lý thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm cho giáo viên và học sinh.
Tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cho học sinh chưa theo kịp chương trình để theo kịp trình độ chung của lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi (bằng ngân sách thành phố, không thu phí của học sinh).
Đồng thời, thành phố cũng giao Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tham mưu UBND lộ trình chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực trong đó chú trọng đến các giải pháp như:
Nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp để đảm bảo chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi để đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.
Tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm, thực hành, văn - thể - mỹ, các hoạt động Đoàn - Đội, giáo dục các kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho học sinh.
Hoàn thiện các quy định, cơ chế để tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực nhân sự, tài chính.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho giáo viên về nhà ở, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, viên chức ngành giáo dục. Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ nhằm tăng thêm nguồn phụ cấp cho giáo viên dạy các lớp vượt sĩ số theo chuẩn, phụ cấp dạy phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp chương trình và bồi dưỡng học sinh giỏi bằng nguồn ngân sách thành phố.
Rà soát quy hoạch xây dựng trường học, hoàn thiện các chính sách để đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo; đầu tư từ ngân sách thành phố, quận, huyện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp theo quy hoạch được phê duyệt; phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học mới trên 10.000 dân trước năm 2020.
Về việc biên soạn sách giáo khoa, thành phố yêu cầu việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới đạt chất lượng cao, đáp ứng chương trình mới hướng đến mục tiêu giảm tải, giảm áp lực cho học sinh, khuyến khích học sinh tự học.
Nghiên cứu, hướng dẫn các trường xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống giải đáp các vướng mắc, giảng dạy các môn học chính yếu qua điện thoại, trang thông tin điện tử của trường.
Khẩn trương tham mưu “Đề án phát triển giáo dục và đào tạo TP.HCM đến năm 2030” với mục tiêu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, cách đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh, từ đó chấm dứt việc dạy thêm, học thêm số đông.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở GD-ĐT phối hợp với UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm trái quy định của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí phát huy vai trò giám sát, phát hiện và phản ánh kịp thời các tiêu cực, nắm và phản ánh tình hình dư luận đối với các biện pháp của chính quyền đối với vấn đề dạy thêm học thêm.
Lê Huyền
" alt=""/>Chỉ đạo mới nhất của TP.HCM về dạy thêm