Ngay sau đó, Mauricio Pochettino - thuyền trưởng ở Parc des Princes khi đó, tuyên bố rằng việc đội trưởng Argenina đến "là một đặc ân", nhưng cũng cảnh báo "nếu họ không cư xử như một đội, sẽ rất khó khăn".
"Ngày nay, để giành chiến thắng, bạn không chỉ cần tài năng", ông nhấn mạnh.
Pochettino rồi người kế nhiệm Christophe Galtier đều lần lượt bị sa thải. PSG đã trải qua 5 đời HLV kể từ 2018, với người được chọn mới nhất là Luis Enrique sau những cái lắc đầu của Zinedine Zidane, Julian Nagelsmann, Antonio Conte và Luciano Spalletti.
Luis Enrique nói trong ngày ra mắt: "Là một HLV, đó là việc thích nghi với các cầu thủ, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng chúng tôi sẽ gắn kết thành một tập thể".
Thử thách lớn đầu tiên dành cho cựu HLV trưởng đội tuyển Tây Ban Nha là tạo cho đội bóng Paris sự gắn kết mà những người tiền nhiệm còn thiếu. "Tôi đã hứa sẽ thành lập một đội", ông nhấn mạnh.
Thách thức cho Luis Enrique
Kể từ khi Kylian Mbappe và Neymar đến hồi 2017, thêm sự bổ sung Messi cách đây 2 năm, PSG đã có 3 trong số những cái tên xuất sắc nhất trên đấu trường bóng đá quốc tế, nhưng sự hiện diện của họ gây ra sự mất cân bằng lớn trong đội hình 11 thành viên.
Một hàng công tàn khốc, nhưng hàng thủ khá tệ. Còn phòng thay đồ, sự xuất hiện của những cầu thủ cá tính như Sergio Ramos hay Thiago Silva (đều đã rời đội) khá bất ổn.
Messi, người mà chủ tịch Al-Khelaifi vừa nói lời cảm ơn "những gì cậu ấy đã làm ở Paris", trong lúc anh đã chọn đến Inter Miami. Mbappe chưa chắn chắn điều gì khi CLB đưa ra hai lựa chọn: hoặc gia hạn, hoặc ra đi.
Về phần mình, Luis Enrique tuyến bố rằng "Kylian sẽ tin tưởng vào tất cả những người có mặt trong đội hiện nay".
Việc quản lý sự cố Mbappe là một trong những thách thức lớn khác đối với người dẫn dắt PSG. Tình hình giữa tiền đạo người Pháp và CLB rất phức tạp nên có thể ảnh hưởng đến việc sắp xếp đội hình của Luis Enrique cho mùa tới.
Chiến lược gia 53 tuổi thừa nhận chưa nói chuyện với Mbappe, nhưng ai cũng biết ông không phải là một HLV tránh đối đầu với các ngôi sao.
Luis Enrique đã có những bất đồng ban đầu với Messi khi vừa đến dẫn Barcelona. Tuy nhiên, họ cùng xoay sở để giải quyết những khó khăn với nhau để xây dựng lại đội ngũ có nhiều lỗ hổng thời hậu Pep Guardiola.
Khi Enrique rời đi, sau 3 năm làm việc, chính Leo là một trong những người đề nghị ông ở lại đội.
Với Barcelona năm 2015, Enrique giúp đội giành cú ăn 3 thứ hai trong lịch sử (lần đầu 2009, với Pep) bằng lối chơi rất riêng.
Ý tưởng trận của Luis Enrique "trùng khớp với ý tưởng của dự án PSG", như ông tự nhìn nhận, và đầy lạc quan hướng về tương lai "với phong cách chơi mà người hâm mộ sẽ rất thích".
Áp lực cao, kiểm soát bóng và đôi khi là lối chơi trực tiếp (thậm chí nhiều hơn trong thời gian ông còn dẫn Barca), là một số biến thể Enrique rất thành công với Barca, hay gần đây là đội tuyển Tây Ban Nha (đặc biệt là EURO 2020).
Xóa bỏ nỗi sợ Champions League
Luis Enriquesẽ phải in lối chơi đó vào một đội hình trẻ nhưng đã được chứng minh. Họ là sự kết hợp của những cầu thủ chất lượng cao chứ không phải ngôi sao.
Lucas Hernandez, Manuel Ugarte, Lee Kang In, Milan Skriniar và Ndour không phải những ngôi sao có mà các nhà tài trợ háo hức chạy theo, nhưng có điểm mạnh về ý thức tập thể. Ngoài ra còn có Marco Asensio đến từ Real Madrid.
Luis Enrique và nhóm của ông đứng trước thử thách lớn là tạo nên một PSG hùng mạnh ở châu Âu. Champions League luôn là ác mộng với đội bóng Paris, bao gồm cả nỗi thất vọng thua trận chung kết 2020.
Gần nhất là cơn ác mộng thua Real Madrid, khi thủng lưới 3 bàn chỉ trong 10 phút ở vòng 1/8 Champions League 2021-22. Tuy nhiên, chấn thương tâm lý lớn nhất với PSG là do chính Luis Enrique gây ra.
"Kịch bản của một bộ phim kinh dị", Enrique mô tả khi Barca thắng PSG 6-1 tại Camp Nou năm 2017. Bây giờ, ông phải xua tan tâm lý đó cho đội bóng thủ đô nước Pháp, tái thiết một tập thể đang mất phương hướng và thiếu niềm tin.
Bên cạnh đó, KBT cũng quy hoạch 51 điểm du lịch để tổ chức các hoạt động tại đây có khả năng liên kết theo tuyến gồm 11 điểm tại khu vực hồ Bà Hào, 17 điểm khu vực ven hồ Trị An, 3 điểm du lịch khu vực ven sông Bé, 13 điểm du lịch riêng biệt,…
Đặc biệt, có khu công viên thể thao hàng không quy mô gần 10 ha gồm các loại hình du lịch trải nghiệm ngắm cảnh trên không, huấn luyện thể thao hàng không, du lịch thể thao hàng không,…
Cả đề án được thực hiện trên diện tích hơn 100.000 ha do KBT quản lý, gồm diện tích có rừng và chưa có rừng; các hệ sinh thái chính và nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 50.000 lượt khách/năm, doanh thu đạt khoảng 15 tỷ đồng. Và đến năm 2030 thu hút 120.000 lượt khách/năm, doanh thu đạt khoảng 40 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho gần 1.600 lao động.
Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai cho biết, đề án này là căn cứ quan trọng để kêu gọi nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch sinh thái rừng.
Tại lễ công bố, ông Hảo cũng cho biết đơn vị sẽ gặp gỡ, trao đổi với một số nhà đầu tư để tháo gỡ những vướng mắc trong quy trình thủ tục đầu tư cũng như tạo thuận lợi trong việc kết nối giao thông đến KBT.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai có tổng diện tích trên 100 ngàn ha với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa - lịch sử. Ở đây có hệ sinh thái, sinh học rất đa dạng với 1.558 loài thực vật, 2.073 loài động vật, 292 loài chim cư trú, 37 loài lưỡng cư, 116 loài cá, 1.470 loài côn trùng... |
Công Phượng rõ ràng chẳng muốn rời xa phố Núi, nơi cầu thủ gốc xứ Nghệ có vị trí ngôi sao số 1 và sở hữu tất cả để đến với một giải đấu khắc nghiệt nhất châu Á. Đương nhiên, Công Phượng biết trước khả năng được ra sân toả sáng quá khó khăn.
Thực tế cũng chứng minh, J-League vẫn là điều gì đó không dành cho Công Phượng. Từ đây phải lật ngược rằng tại sao tiền đạo tuyển Việt Nam quyết dứt áo ra đi thay vì ở lại HAGL như một tượng đài?
Có lẽ lý do mà Công Phượng đưa ra khi quyết định chia tay HAGL là chưa đủ, hay quá thuyết phục người hâm mộ. Và để có câu trả lời cũng không dễ dàng, bởi chỉ có chân sút mà bầu Đức coi như “con ruột” mới biết vì sao rời HAGL, dù đây còn hơn cả ngôi nhà thứ 2 của CP10.
"Thanh xuân... trụ hạng"
Vài năm trước, trên trang cá nhân một trụ cột HAGL là Minh Vương có viết rằng: Dành cả thanh xuân để trụ hạng.
Câu bông đùa vui vẻ này sau đó được ẩn đi, nhưng vẫn trở thành câu chuyện nói đến rất nhiều về đội bóng của bầu Đức ở V-League một cách buồn bã.
Thật khó tránh cảnh buồn tủi bởi thanh xuân của bầu Đức hay HAGL thực sự rực rỡ với vinh quang, khát vọng mà hiện giờ rất nhiều người ở đội bóng phố Núi như HLV Kiatisuk, trợ lý Dương Minh Ninh... từng là chứng nhân.
Bầu Đức hay HAGL có thèm khát trở lại thời thanh xuân tươi đẹp không? Câu trả lời là có, thậm chí cháy bỏng hơn khi ông chủ đội bóng phố Núi cần vinh quang như lời khẳng định con đường mình đi đúng đắn.
Nhưng vì nhiều lý do, đội bóng từng “xưng hùng, xứng bá” ở V-League lúc này rất thường, từ thành tích đến cả khát vọng. Việc liên tục phải chạy đua tấm vé trụ hạng nhiều mùa qua là một minh chứng.
Mùa này không khác, HAGL một lần nữa đua trụ hạng. HLV Kiatisuk nói rằng cầu thủ còn trẻ, non kinh nghiệm… nhưng thực tế lại khác, đội bóng phố Núi “cứng” hơn nhiều đội bóng khác từ tuổi tác tới năng lực chứ chẳng như lời Zico Thái chia sẻ.
Thêm mùa giải trắng tay có nghĩa HAGL chẳng khác gì trước. Và bởi vậy, có thể ngầm hiểu rằng Công Phượng và vài đồng đội khác không muốn thanh xuân chỉ để trụ hạng, hoặc buồn tủi với người hâm mộ nên đành dứt áo ra đi như trốn chạy thực tế phũ phàng dù vẫn còn yêu.
Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh... buộc phải đi bởi thời thanh xuân của tất cả dành cho bầu Đức nhưng đổi lại là "sống mòn" với những lần ngụp lặn tranh trụ hạng.
" alt=""/>Từ Công Phượng, nghĩ về thời thanh xuân rực rỡ của HAGL, bầu Đức