Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: QH).
Trước những biến đổi khó lường từ thực tiễn trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng chúng ta phải vừa rà soát, vừa bổ sung và phải dự lượng những vấn đề mới.
"Từ thực tế đó, chúng ta đưa ra những vấn đề có tính chất vượt trội để hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thúc đẩy xây dựng thị trường lao động đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, bền vững và hội nhập", Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng nhấn mạnh trọng tâm của việc sửa Luật Việc làm là tạo ra việc làm đẩy đủ, chất lượng cao và nâng cao năng suất lao động.
Trong sửa đổi Luật lần này, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội bày tỏ quan điểm trong việc đặt vấn đề và nhìn nhận một cách nghiêm túc về khó khăn, thách thức của lao động Việt Nam.
Trước hết, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ rõ, trong 10 năm qua, Luật Việc làm đã có những quy định không còn phù hợp. Hiện nay, nước ta thiếu cơ chế để phát huy đa dạng nguồn lực xã hội và thúc đẩy giải quyết việc làm.
Vì vậy trong những năm qua mặc dù có tiến bộ, song tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung chậm. Lao động phi chính thức cùng điều kiện thụ hưởng còn thấp, rủi ro và thiếu bền vững.
Cùng với đó, các chế định tham gia hỗ trợ việc làm còn nhiều bất cập. Nhìn chung, thị trường còn manh mún và thiếu liên thông.
Bộ trưởng còn chỉ rõ đào tạo nhân lực thiếu đột phá mạnh, nhất là ở nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, chính sách đầu tư chưa tương xứng cho nhân lực chất lượng cao, các ngành nghề mới, kỹ năng mới phục vụ cho phát triển nhanh của đất nước.
Xây dựng khung pháp lý tạo việc làm đầy đủ, chất lượng
Cùng với sự góp ý của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết dự thảo Luật tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bổ sung, làm rõ hơn để góp phần quản trị, xây dựng khung pháp lý tạo việc làm đẩy đủ, chất lượng, tăng năng suất lao động cao.
Trong quá trình thúc đẩy tạo việc làm đầy đủ, chất lượng, vị trưởng ngành cho rằng sẽ tập trung vào vấn đề nguyên tắc, gốc là thúc đẩy kinh tế xã hội để giải quyết, gia tăng việc làm, giải quyết xung đột trong việc làm, cải thiện hệ thống hỗ trợ việc làm, dịch vụ công về việc làm, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động và cương quyết xóa bỏ thể chế bất bình đẳng trong việc làm.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: QH).
"Từ đó, dự thảo Luật sẽ cải thiện đời sống an sinh xã hội, thúc đẩy tạo việc làm, việc làm chất lượng cao. Trong đó, nhà nước, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, người lao động giữ vai trò chủ động trong công việc", Bộ trưởng khẳng định.
Điều này cũng kích hoạt các nguồn lực của xã hội, sự tham gia của cả xã hội và tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội.
Về năng suất lao động đặt trong bối cảnh thị trường biến đổi đa dạng, phức tạp như hiện nay, Bộ trưởng gợi mở phải thích ứng nhanh với xu hướng phòng ngừa già hóa dân số, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu, tác động nhanh của khoa học công nghệ.
Điều này vừa tận dụng lợi thế, nhưng cần phòng ngừa, hạn chế tất cả rủi ro, thách thức. Nhờ đó, một mặt giúp nước ta nâng cao năng suất lao động, nhưng cũng hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố việc làm, năng suất lao động.
Xây dựng chính sách mở, dễ thích ứng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khái quát 4 yếu tố mà Việt Nam đang phụ thuộc như: Mức độ thay đổi và loại hình công nghệ; Trình độ kỹ năng lao động; Chính sách quốc gia áp dụng hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động.
Bên cạnh đó, yếu tố thứ tư được Bộ trưởng phân tích từ nghiên cứu, dự báo của các nhà khoa học đối với Việt Nam.
Cụ thể, trong các yếu tố đổi mới sáng tạo, gia tăng phát minh, sáng kiến thì việc tác động của trí tuệ nhất tạo, nhất là tiếp xúc AI chiếm lần lượt là 40%, 26%. Như vậy, số việc làm sẽ bị đe dọa khoảng 14% và 32% việc làm có nguy cơ thay đổi.
Trong bối cảnh đó chắc chắn sẽ gia tăng hệ số phân hóa giàu nghèo.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: QH).
Nhìn trong tổng thể các yếu tố chi phối trên, Bộ trưởng khẳng định, khó có thể chi tiết hóa tất cả các chính sách để quy định khung chính sách trong luật này, mà đòi hỏi chỉ xây dựng khung chính sách có tính chất mở, dễ điều chỉnh, dễ thích ứng trong từng thời gian.
Để giải quyết được bài toán này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết cần tập trung những vấn đề cơ bản như mở cửa tiếp cận kỹ năng cho tất cả mọi người, nhất là tiếp cận rộng rãi về giáo dục đào tạo, học suốt đời, tư vấn đào tạo kỹ năng thích ứng cho người Việt.
Tiếp nữa, cần hoàn thiện thị trường lao động toàn diện, thích ứng và bền vững. Dự luật phải giải quyết tình trạng bất ổn phi chính thức trên thị trường lao động, đồng thời cải thiện chất lượng việc làm, thúc đẩy sự gia tăng, năng động của doanh nghiệp, sự lan tỏa của công nghệ, hạn chế tác động của mặt trái của thị trường.
Trong bối cảnh tốc độ tăng năng suất lao động của thế giới đang suy giảm, theo Bộ trưởng, khi sửa Luật phải tập trung lấy người lao động, việc làm là trọng tâm của tăng năng suất lao động bền vững.
"Mỗi đối tượng, nhóm tuổi cần những chính sách phù hợp như có đối tượng sẽ khai thác, có nhóm cần phải phát huy và có đối tượng vừa bồi dưỡng và sử dụng", Bộ trưởng gợi mở.
Trong bối cảnh già hóa dân số, không để giảm đi khả năng đổi mới sáng tạo, động lực tăng trưởng, tăng năng suất lao động.
Bộ trưởng khẳng định, dự thảo Luật Việc làm là dự luật phức tạp. Lao động là một thị trường trong phát triển kinh tế xã hội. Qua thảo luận hôm nay, các cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp, nghiên cứu, bổ sung, đánh giá, tiếp thu ý kiến đại biểu để tiếp tục hoàn thiện.
Bởi rộng hơn, Việt Nam đã cam kết với quốc tế là một trong các nước sáng lập viên trong G20 về Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, việc làm bền vững và an sinh xã hội thỏa đáng.
"Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để xây dựng chính sách xã hội từ ổn định, đảm bảo sang đảm bảo và phát triển đến giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045. Chúng tôi hi vọng Luật Việc làm tiếp tục có những đổi mới góp phần trong sự nghiệp an sinh xã hội", Bộ trưởng kỳ vọng.
" alt=""/>"Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao"Bối cảnh ra đời kỳ lạ
Michael Lewis, tác giả của các đầu sách bán chạy như The Blind Side, The Big Short, Moneyball đã dành nhiều tháng để phỏng vấn Sam Bankman-Fried và các lãnh đạo chóp bu của sàn giao dịch tiền mã hoá FTX, đồng thời được phép tiếp cận trụ sở chính của công ty tại Bahamas để tìm tư liệu cho quyển sách Going Infinite. Đó là thời điểm trước tháng 11/2022.
Tác giả bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị cho việc viết sách từ lúc Sam Bankman-Fried còn trên đỉnh vinh quang của ngành công nghiệp mới nổi.
“Một người bạn đến gặp và nói: Tôi đang nghĩ đến việc thực hiện thương vụ kinh doanh lớn với một người mà tôi không quen biết. Anh ấy tên là Sam Bankman-Fried. Không ai biết anh ta là ai, từ đâu xuất hiện. Forbes nói rằng anh ấy có tài sản trị giá 23 tỷ USD, 29 tuổi… Bạn có thể giúp tôi hiểu được anh ta không?”, Michael Lewis kể lại cơ duyên với việc bắt tay vào tìm hiểu về Sam Bankman-Fried và FTX.
Bạn của Lewis muốn ông tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật quyền lực của thế giới tiền mã hoá. Một cuộc hẹn đã diễn ra, cuối cùng, tác giả được Sam Bankman-Fried trao cho quyền tiếp cận mọi ngóc ngách của FTX đề viếtGoing Infinite. Đó là thời gian trước tháng 11/2022.
Chỉ vài tuần sau, trong khi Lewis vẫn bắt đầu lên ý tưởng cho quyển sách, sóng gió đã ập đến với FTX. Sàn giao dịch vỡ nợ, công ty tuyên bố phá sản, ông trùm Sam Bankman-Fried đối mặt với hàng loạt cáo buộc lừa đảo.
Theo mô tả của Telegraph, Lewis đi loanh quanh trong các ngôi làng bỏ hoang suốt nhiều tháng liền để tự tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Cuối cùng, tác giả không có câu trả lời nào. Cách thức hoạt động và lý do chính xác về sự sụp đổ của đến chế Sam Bankman-Fried vẫn còn là ẩn số.
‘Đại gia Gatsby’ của thế giới tiền điện tử
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, Going Infinitelà một câu chuyện giàu cảm xúc về nhân vật bí ẩn, chịu trách nhiệm cho vụ sụp đổ tài chính ngoạn mục nhất thế kỷ 21.
Bankman-Fried được miêu tả trong Going Infinite là người đàn ông có "kiểu tóc của một kẻ mất trí", lúc nào cũng mặc quần đùi nhưng không có kỹ năng xã hội, chơi game liên tục trong các cuộc họp, thích vung tiền quảng cáo cho các ứng cử viên mình thích trước bầu cử.
Tác giả cũng cho rằng Bankman-Fried là người ảo tưởng và thường đối xử lạnh lùng với đồng nghiệp, một doanh nhân trẻ “nghĩ rằng người trưởng thành không có nhiều ý nghĩa” và để lại đống bừa bộn cho người khác dọn dẹp.
Ở thời kỳ đỉnh cao, khi FTX là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn thứ 2 thế giới, xử lý khối tài sản hàng chục tỷ USD, Sam Bankman-Fried sống xa hoa trong căn hộ trị giá 30 triệu USD, thường xuyên tổ chức những buổi tiệc linh đình, đi lại bằng chuyên cơ riêng.
“Tôi đã hỏi Sam Bankman-Fried rằng muốn mức giá bao nhiêu để bán FTX, đi làm việc khác thay vì kiếm tiền. Suy nghĩ một chút, cuối cùng, anh ta nói: ‘150 tỷ USD’. Song Sam nói thêm rằng anh ta muốn con số vô tận”, Lewis cho biết.
Ông trùm của thế giới tiền điện tử từng sở hữu hàng chục tỷ USD khi chưa tròn 30 tuổi. Nhưng hiện tại, ở tuổi 31, Sam Bankman-Fried bị giam tại một nhà tù ở Manhattan (Mỹ), bị buộc tội biển thủ 9 tỷ USD tiền khách hàng gửi vào FTX. Phiên toà xét xử vụ án đã bắt đầu từ ngày 3/10, đúng thời điểm phát hành của Going Infinite.
Quyển sách chỉ là một phần của câu chuyện, phần còn lại sẽ được làm sáng tỏ tại phiên toà dự kiến kéo dài trong 6 tuần. Sam Bankman-Fried đối mặt với 7 tội danh gian lận và lừa đảo, liên quan đến sự sụp đổ của FTX và hệ sinh thái quanh sàn giao dịch này. Nếu bị kết án, Gatsby của thế giới tiền điện tử có thể nhận hình phạt tù lên đến 100 năm.
Dưới đây là câu chuyện được anh Tuấn (26 tuổi, ngụ tại TP. Quảng Ngãi) chia sẻ đến VietNamNet:
Đọc câu chuyện được độc giả Lê Đức Quang nói về việc “Tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng đừng nên mua ô tô”, tôi thấy quan điểm này chưa chính xác hoàn toàn, câu chuyện của tôi là một ví dụ điển hình.
Sau khi tốt nghiệp năm 2022, tôi về làm cho bệnh viện tư trong tỉnh. Sẵn niềm đam mê xe từ lâu, tôi quyết tâm sẽ sở hữu một chiếc ô tô cũ, vừa phục vụ cho công việc, vừa có thể chở ba mẹ về thăm quê thăm họ hàng mỗi cuối tuần.
Với mức lương khởi điểm chỉ 14 triệu đồng, tôi không “ôm mộng” mua xe đắt tiền nên quyết định lựa chọn chiếc Toyota Yaris đời 2014 được người thân bán lại với giá 350 triệu đồng.
Tôi chọn chiếc xe này một phần vì tin tưởng thương hiệu Toyota, một phần vì xe không có nhiều chi tiết điện tử, ít lo sợ hư hỏng vặt sau khi mua. Quan trọng hơn, tôi mua xe trong khả năng của mình để có thể quản trị tài chính trong mức an toàn, tránh rủi ro.
Sau khoảng thời gian 6 năm học, nhờ việc đi dạy thêm, tôi tích luỹ được khoảng 100 triệu đồng. Được bố mẹ hỗ trợ thêm 70 triệu, và vay của người thân không lãi suất 50 triệu trong vòng 2 năm, tôi đã có trong tay 220 triệu đồng. Tôi quyết định vay ngân hàng 120 triệu đồng trong vòng 5 năm, lãi suất trung bình khoảng 10%.
Theo tính toán ban đầu, mỗi tháng tôi sẽ trả tiền vay ngân hàng 3,25 triệu đồng (giảm dần theo tháng), khoảng 2,1 triệu đồng cho người thân nhờ được hỗ trợ vay không lãi suất 2 năm. Các chi phí cố định “nuôi” xe gồm: bảo hiểm bắt buộc (437.000 đồng/năm), phí bảo trì đường bộ (1.560.000 đồng/năm), bảo hiểm thân vỏ (khoảng 6.000.000 đồng/năm). Vị chi các khoản chi phí cố định này, trung bình mỗi tháng tôi tốn khoảng 6,1 triệu đồng.
Vì phần lớn chỉ di chuyển trong thành phố và cuối tuần về quê nên mỗi tháng tôi chỉ tiêu tốn khoảng 1,3 triệu tiền xăng, tương đương với quãng đường di chuyển khoảng gần 700km. Xe tôi đi hiện tại hao 8 lít xăng/100km. Ngoài ra, các phụ phí BOT cũng chỉ dao động trong khoảng từ 200-300 nghìn đồng mỗi tháng. Nhờ nhà có sân, tôi cũng không phải mất tiền bãi đỗ xe. Tính ra, với các khoản chi để duy trì lưu thông xe, mỗi tháng tôi chỉ tốn khoảng 1,6 triệu đồng.
Cộng cả chi phí cố định hàng tháng và chi phí lưu động, theo lý thuyết tôi sẽ chi khoảng 7,7 triệu mỗi tháng (sẽ có tháng ít hơn vì ít đi lại). Tuy nhiên, tôi vẫn luôn phân bổ quỹ tiền 8,5 triệu đồng cho chiếc xe ô tô, nếu còn dư, tôi sẽ để dành cho việc bảo dưỡng xe sau này.
Sau khi trừ chi phí cho chiếc xe, tôi vẫn còn dư 5,5 triệu đồng để chi tiêu trong tháng. Vì sinh sống và làm việc ở tỉnh nên các khoản chi tiêu của tôi cũng nhẹ nhàng hơn so với những người ở thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Tất nhiên, so với câu chuyện của anh Lê Đức Quang, tôi khác ở chỗ là chưa có gia đình, chưa có con cái, lại chưa gánh nhiều áp lực tài chính.
Ai chẳng muốn có một chiếc xe ô tô "xịn", đẹp, tiện nghi? Nhưng ngay từ đầu, tôi đã xác định quan điểm, không mua một chiếc xe vượt ngoài khả năng tài chính và có thể khiến bản thân “lao đao” trong tương lai. Tôi quyết định chỉ mua chiếc xe vừa túi tiền để giảm các áp lực tài chính nếu có sự cố xảy ra và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Tôi nói điều này, các bạn có thể không tin nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng, nếu bạn chọn đúng chiếc xe đầu tiên của đời mình, nó sẽ mang lại rất nhiều may mắn cho bạn.
Chiếc Toyota Yaris 2014 dù 8 năm tuổi nhưng "ơn trời", từ khi về tay tôi chưa bị hỏng hóc hay sự cố bao giờ. Từ khi lên đời từ 2 bánh sang 4 bánh, mọi công việc của tôi cũng trở nên hanh thông, suôn sẻ. Được cầm vô-lăng hàng ngày đi làm, chở bố mẹ về quê, chở bạn gái đi chơi..., tôi có thêm năng lượng mới và tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống và công việc.
Và khi có niềm tin thì tôi nhận về được nhiều hơn cả mong đợi. Lương của tôi bây giờ không còn chỉ là 14 triệu đồng. Đặc biệt, sau 1 năm mua xe và thêm"gánh nuôi xe", tôi vẫn tích luỹ được số tiền lớn thừa để “trả đứt” khoản vay ngân hàng trước đó, cả gốc và lãi.
Độc giả Đào Huỳnh Anh Tuấn (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!