Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngôi nhà số 42 phố Hàng Cân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tính đến nay đã hơn 130 tuổi.
Xung quanh, các ngôi nhà được sửa sang, sơn màu hiện đại và cho thuê mặt bằng kinh doanh nhưng ngôi nhà do bà Lê Thị Thanh Tâm (79 tuổi) trông giữ vẫn còn nguyên vẻ cổ kính. Cửa lớn, cửa sổ, trần nhà, bàn ghế, phản… trong nhà đều bằng gỗ lim, phủ rõ dấu vết thời gian.
Nhiều năm về trước, nơi đây là cửa hiệu tạp hóa Ích – An nổi tiếng.
Bà Tâm kể, năm 1992, sau khi chồng mất, bà bắt đầu kinh doanh mặt hàng giấy dó. Dù không có biển hiệu, không quảng bá nhưng mặt hàng của bà vẫn được nhiều người chú ý.
"Khi về hưu, tôi cũng buồn. Tôi chỉ muốn kinh doanh cái gì đó thảnh thơi, nhẹ nhàng. Ở ngôi nhà cổ này, tôi thấy việc kinh doanh giấy dó khá hợp vì nó không ồn ào, xô bồ như những mặt hàng khác. Đây là mặt hàng hiếm hoi, rất hợp với phong cách cổ xưa của ngôi nhà tôi đang sống”, bà Tâm chia sẻ.
Những người yêu thích giấy dó phần lớn đều biết cửa hàng số 42 Hàng Cân. Giấy dó hiện là mặt hàng hiếm, khó tìm vì ít người bán. Nhưng ba, bốn năm trở lại đây, số người sử dụng giấy dó nhiều hơn, đặc biệt giới trẻ thường mua về để vẽ.
Theo bà Tâm, giấy dó được làm từ cây dó rừng, được sản xuất thủ công, không có tác động của hóa chất vào tờ giấy. Vì vậy để làm được loại giấy này cần phải trải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian.
Người làm phải bóc vỏ cây dó rồi ngâm vài tháng. Sau khi ngâm xong phải đun lên liên tục trong vài ngày rồi mới đến các công đoạn khác để tạo ra tờ giấy. Cuối cùng phải mang phơi mới tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ngày nay máy móc hiện đại thay thế, ít người làm nghề thủ công truyền thống nên sản phẩm giấy dó cũng dần mai một.
“Ở thời hiện đại, người ta lại thích tìm về những thứ hoài niệm, xưa cũ. Thế nên gần đây, khá nhiều người đến cửa hàng của tôi hỏi mua giấy dó. Nhiều người dùng loại giấy này để vẽ, viết thư pháp. Nhìn màu giấy như vậy nhưng nó rất dai, vẽ hay viết lên rất đẹp", bà nói.
Bà Tâm cho biết, giấy dó có nhiều khổ khác nhau. Tùy vào chiều dài rộng mà giá tiền cũng khác nhau. Khổ to nhất khoảng 50 nghìn đồng/tờ, khổ nhỏ 20 nghìn đồng/tờ. Giấy dó dai, khó rách, độ bền cao, viết vẽ lên mực ăn và đẹp, để nhiều năm không bị phai màu mực. Theo bà, giấy dó càng mỏng sẽ càng dai, càng đẹp.
“Ngoài giấy dó, tôi còn bán giấy bản (loại 2 của giấy dó). Dưới giấy bản là giấy moi. Giấy moi là loại giấy kém chất lượng, dùng để lau chùi đồ dùng. Dù là loại 2 của giấy dó nhưng giấy bản vẫn khá dai. Nhiều gia đình ngày trước dùng giấy này đề lọc cua nấu canh. Có thể tha hồ bóp, ép nước mà giấy không hề bị rách, nát", bà nói thêm.
Nhiều năm gắn bó với nghề, bà Tâm không chỉ coi đó là công việc mưu sinh nữa. Nhớ lại những ngày đầu mở cửa tiệm, bà còn âu lo chưa biết bán hàng thế nào. Nhờ có người đến mách, cứ mở ra rồi khách sẽ dạy bán nên bà thử.
"Và quả thật, tôi được khách 'dạy' cách bán hàng. Có nhiều vị khách đến hỏi một số loại giấy nhưng cửa hàng của tôi không có. Từ nhu cầu của khách, tôi nhập thêm hàng hóa để phục vụ họ", bà Tâm chia sẻ.
Căn nhà hơn 100 tuổi, mặt hàng giấy dó truyền thống là hai thứ tạo nên thương hiệu cổ xưa tại số 42 Hàng Cân. Ai đến phố cổ cũng thích ghé thăm ngôi nhà, thăm tiệm giấy của bà.
Mỗi ngày, khách trong nước thậm chí người nước ngoài đều ghé qua cửa hàng của bà Tâm hỏi mua giấy dó. Đối với bà, việc bán giấy dó ở hiện tại không còn là vì mưu sinh mà bởi tình yêu với nghề, bởi muốn giữ lại những giá trị truyền thống tốt đẹp, những nghề thủ công dần bị mai một.
Nói rồi, bà lấy ra những tập giấy dó, mở từng khổ cho chúng tôi xem. Mùi thơm thoang thoảng của giấy khiến bà lại nao nao nhớ ông bà, bố mẹ, nhớ người bạn đời tri kỉ...
" alt=""/>Gặp người bán giấy dó duy nhất tại ngôi nhà 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội![]() |
NSND Quốc Anh, Trà My thành cặp vợ chồng bước vào cuộc đua 'đú Tết'. |
Nhà sản xuất Đinh Hường cho hay, nội dung phim Tết đú – Đú Tết chủ yếu xoay quanh hai gia đình tại một làng quê. Là hàng xóm sát nhà nhau nhưng luôn ganh đua và đố kỵ nhất là mỗi khi Tết đến xuân về, hai nhà bắt đầu một cuộc đua xem nhà nào chơi tết to hơn, dù gia cảnh cũng chẳng lấy gì làm khá giả.
Éo le thay, Khởi và Chiêm là hai đứa con của hai bên gia đình đã nảy sinh tình cảm và bị cuốn vào vòng đua "bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn". Đỉnh điểm chạy theo cuộc đua, Khởi và Chiêm đã bị bắt có khi vay lãi giúp bố mẹ trong khoảnh khắc cần kề giao thừa. Tình yêu của con trẻ đã giúp hai gia đình nhận ra giá trị thực của tết Việt là sự sum vầy, ấm áp, thiêng liêng của tình cảm gia đình chứ không phải ở sự hợm hĩnh, khoe mẽ vật chất.
![]() |
Hình ảnh các gia đình bên nồi bánh chưng là cái kết đẹp của bộ phim. |
Đạo diễn Mai Long chia sẻ, yêu thích những giá trị truyền thống vậy nên năm nào anh cũng tham gia làm phim hài Tết và luôn lồng ghép những giá trị như vậy vào. Bản thân anh thích sự rõ ràng về thông điệp, về tuyến nhân vật, tình huống để đưa được người xem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
"Giá trị của Tết Việt là sự sum vầy, ấm áp, thiêng liêng của tình cảm gia đình chứ không phải ở sự hợm hĩnh, khoe mẽ vật chất. Tôi muốn truyền đi thông điệp như vậy về bộ phim", đạo diễn Mai Long chia sẻ.
Nghệ sĩ Trà My chia sẻ, vào vai bà vợ của NSND Quốc Anh và cùng "đú Tết" Tết với chồng khiến chị rất vui. "Nghệ sĩ chúng tôi luôn hài hước, thật sự có những phân đoạn mà quay bao nhiêu lâu mới xong bởi cứ thay nhau cười. Chỉ nhìn vẻ mặt của anh Quốc Anh thôi là tôi lại thấy buồn cười. Đâu đó trong phim, mọi người có thể thấy hình bóng của mình. Tôi cũng thế, Tết tôi cũng 'đú' lắm. Nhà tôi 20 Tết là phải có đào, mai, quất,... trang hoàng đầy đủ hết. Nhưng mà tôi 'đú' theo điều kiện có thể, chứ không 'đú' bất chấp như vai mình đóng", nghệ sĩ Trà My chia sẻ.
Phim hài Tết Tết đú - Đú Tếtdự kiến sẽ phát sóng trên nhiều kênh truyền hình trong cả nước từ đêm 30 Tết đến mùng 3 Tết Tân Sửu và trên YouTube.
Tình Lê
Chỉ gặp nhau trong một lần diễn chung ở chương trình Gặp nhau cuối tuần, thế mà gần 20 năm qua, nghệ sĩ Trà My và MC Thảo Vân đã gắn bó với nhau như ruột thịt.
" alt=""/>NSND Quốc Anh, Trà My thành cặp vợ chồng bước vào cuộc đua 'đú Tết'