Hiện, các bên đã có hệ thống ứng dụng quản lý văn bản. 100% văn bản ở các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều thực hiện ký số. Tuy nhiên, việc trao đổi, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị phải thực hiện in và gửi bản giấy qua đường bưu điện, fax… không thực hiện thông qua một hệ thống nào để việc giao nhận nhanh nhất, dẫn đến việc chuyển phát mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Nắm bắt tình hình thực tế trên, Sở TT&TT đã xây dựng giải pháp liên thông văn bản điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Qua đó, từng bước thay đổi thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng.
Thời gian vừa qua khi gửi, nhận văn bản của các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí trung ương tại Thanh Hóa đến các cơ quan quản lý nhà nước qua địa chỉ email cá nhân theo nhóm thường bị lỗi gây ảnh hưởng đến chế độ thông tin giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nhằm đảm bảo việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT thực hiện cấp tài khoản sử dụng trên phần mềm gửi nhận văn bản của tỉnh cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú báo chí trung ương tại Thanh Hóa.
Để thực hiện ký số các văn bản, VNPT Thanh Hóa trao tặng chữ ký số công cộng cho các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú giúp cho quá trình ký chuyển văn bản một cách tối ưu nhất.
Theo ông Quyết, việc triển khai giải pháp liên thông văn bản điện tử đã tháo gỡ được nút thắt trong chủ trương xây dựng chính quyền điện tử với cơ chế một cửa; gia tăng tính thuận tiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với nhau.
“Đối với văn bản đi, giảm thiểu công tác in ấn và gửi bưu điện đối với những văn bản gửi ngoài đơn vị. Thông tin trao đổi với chính quyền địa phương nhanh chóng, tức thời, phát huy hiệu quả cao đối với những công văn có tính khẩn cấp. Đối với văn bản đến, hiệu quả nhận thấy là hạn chế tiếp nhận văn bản qua đường bưu điện đến muộn, kịp thời giải quyết công việc với chính quyền địa phương”, ông Quyết cho biết.
Ngọc Minh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thanh Hóa cấp chữ ký số cho Văn phòng đại diện, phóng viên thường trúĐây là hội thảo gồm 4 phiên chuyên đề: An toàn thông tin - thách thức quá trình chuyển đổi số; Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số; Chuyển đổi số trong công tác quản trị tài chính; Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.
Tại hội thảo, một số sở ngành cùng tác giả đã tham gia trình bày, trao đổi thông tin về các sáng kiến liên quan đến các vấn đề, nội dung như bài học về chuyển đổi số, công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục, giải pháp về khu công nghiệp thông minh…
Bên cạnh đó, các đơn vị doanh nghiệp và các cơ quan sở, ngành cũng trao đổi về công tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi số - thay đổi bắt đầu từ người đứng đầu, nguồn nhân lực triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng nền tảng heyzine để thiết kế sách điện tử cho trẻ mầm non...
Ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trưởng ban tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số Đồng Nai chia sẻ, hội thảo đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến thúc đẩy ứng dụng về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực như: Giáo dục, sản xuất, kinh doanh, quản lý và điều hành chính quyền…
Từ đó, Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ngày càng thiết thực, hiệu quả. Giúp cho việc chuyển đổi số được đông đảo người dân cùng thực hiện.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Ứng dụng chuyển đổi số giúp các sở ngành, doanh nghiệp và người dân Đồng NaiQua nền tảng học trực tuyến mở đại trà (One Touch) tại địa chỉ onetouch.mic.gov.vn do Bộ TT&TT xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2022, tính đến giữa năm nay, Bộ TT&TT đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số gần 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức là đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương và gần 29.000 cán bộ lãnh đạo UBND cấp xã trong toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã hỗ trợ một số địa phương như Bình Phước, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam triển khai sử dụng nền tảng One Touch để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và Tổ công nghệ số cộng đồng của địa phương.
Nhiều địa phương đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai, xây dựng các nội dung bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng trên địa bàn mình. Điển hình như tỉnh Bình Phước đã tiến hành xây dựng 3 khóa học trên nền tảng One Touch tại địa chỉ binhphuoc.onetouch.edu.vn để bồi dưỡng cho gần 10.000 cán bộ học viên.
Hay với Quảng Ninh, tỉnh đã hoàn thành việc tạo tài khoản và xây dựng tài liệu để tổ chức triển khai tập huấn 2 khóa học về chuyển đổi số cơ bản và chương trình bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số cho khoảng 31.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh tại địa chỉ quangninh.onetouch.edu.vn
Kết quả đánh giá, xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh – DTI năm 2022 được Bộ TT&TT công bố hồi tháng 7 cũng cho thấy, TP. Đà Nẵng, Hà Nam, Long An, Tiền Giang, TP. Cần Thơ, Điện Biên, Trà Vinh, Lạng Sơn, Bình Dương, Yên Bái là 10 địa phương dẫn đầu về nhân lực số.
Điểm chung của các địa phương kể trên là đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm và hoạt động hiệu quả; định kỳ tối thiểu một năm một lần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động; người dân được phổ cập kỹ năng số cơ bản trên nền tảng One Touch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng với cách thức triển khai thông qua nền tảng học trực tuyến đã mang lại những kết quả tích cực. Các cán bộ, công chức, viên chức có thể truy cập nền tảng One Touch để tham gia khóa học mọi lúc, mọi nơi, không ảnh hưởng đến thời gian xử lý công việc nên dễ dàng tham gia.
Công tác tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn trên nền tảng One Touch cũng đã được Bộ TT&TT triển khai nghiêm túc. Cụ thể, với mỗi khóa học, Bộ TT&TT đều có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương để cử cán bộ tham gia.
Kết thúc thời gian bồi dưỡng, Bộ cũng gửi văn bản thông báo kết quả tham gia khóa học của cán bộ học viên tới các bộ, ngành, địa phương.
Đối với năm 2023, mới đây Bộ TT&TT đã ban hành chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số gồm 12 khóa học nhằm tập huấn cho từng đối tượng, đảm bảo phù hợp, bám sát chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia”.
Đối tượng bồi dưỡng về chuyển đổi số theo chương trình năm 2023 của Bộ TT&TT bao gồm: Lãnh đạo và các thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành, địa phương; nhân sự chuyển đổi số cấp cấp huyện, xã; lãnh đạo và nhân sự chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí, truyền thông; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các bộ, ngành, địa phương; thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng, nhân sự thuộc mạng lưới cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số....
Hiện tại, Bộ TT&TT trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đang tích cực xây dựng và hoàn thiện nội dung các khóa học để triển khai hoạt động bồi dưỡng trên nền tảng OneTouch tại địa chỉ onetouch.mic.gov.vn cho các bộ, ngành, địa phương.
Bộ TT&TT cho biết, mục tiêu chung của các khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023 là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng gắn với vị trí việc làm, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đồng thời, khai thác, sử dụng dữ liệu số hiệu quả, góp phần đưa hoạt động của chính quyền, người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng một cách an toàn.