Nghe chị họ chồng kể lại câu chuyện,âmsựRơinướcmắtkhipháthiệnbímậttronglầnmẹchồngnhậpviệlịch tttt bóng đá hôm nay tim tôi đau nhói, tôi khẽ rơi những giọt nước mắt tủi nhục.
Sau đêm 'nóng bỏng' với nữ đồng nghiệp, tôi không biết mình đang đứng ở đâuNghe chị họ chồng kể lại câu chuyện,âmsựRơinướcmắtkhipháthiệnbímậttronglầnmẹchồngnhậpviệlịch tttt bóng đá hôm nay tim tôi đau nhói, tôi khẽ rơi những giọt nước mắt tủi nhục.
Sau đêm 'nóng bỏng' với nữ đồng nghiệp, tôi không biết mình đang đứng ở đâu![]() | ![]() |
Với chủ đề của tuần lễ thời trang là “Taste of heritage”, NTK Vũ Việt Hà muốn kết nối, gửi gắm tinh thần đầy sức trẻ và nhiệt huyết vào tương lai, lan toả với những thế hệ kế tiếp để cùng gìn giữ và phát triển, phát huy văn hoá truyền thống với mọi hoàn cảnh.
![]() | ![]() |
Bên cạnh việc đảm nhiệm vị trí mở màn trong show ngày 27/11, Minh Thảo còn làm mẫu cho bộ ảnh thời trang quảng bá "Ký gửi người Mông vào tương lai".
![]() | ![]() |
Để có được những hình ảnh sống động nhất, cũng như giúp bé Minh Thảo hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của người Mông, cả ê-kip đã lên bản Sín Chải, Lào Cai để thực hiện bộ ảnh
Ảnh: Kiếng Cận
" alt=""/>Mẫu nhí Minh Thảo mở màn show Vũ Việt Hà tại VIFW 2022Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Theo kết luận thanh tra, từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, dù chưa có giấy phép xây dựng, Công ty cổ phần may Lê Trực đã thi công toàn bộ phần cọc nhồi của dự án và 4 tầng hầm, diện tích khoảng 2.550m2. Nhưng trong suốt thời gian này các cơ quan quản lý nhà nước đã không kiểm tra; kiểm tra xong không có biện pháp ngăn chặn.
Theo giấy phép cấp công trình cao 18 tầng, cao 53m, nhưng thực tế có việc chủ đầu tư vẫn thi công tầng 19 và tum thang không có trong giấy phép. |
“Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư là Công ty may Lê Trực; ông Trần Mạnh Quân, Chủ tịch UBND phường Điện Biên; ông Nguyễn Cương Quyết, ông Nguyễn Tiến Dũng, thanh tra viên Thanh tra xây dựng quận Ba Đình”, kết luận nêu rõ.
Sau khi thi công toàn bộ phần cọc nhồi của dự án và 4 tầng hầm có diện tích trên 2.500m2, chủ đầu tư ngừng thi công và có hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (tháng 2/2014).
Ngày 23/4/2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã ký giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD cấp cho chủ đầu tư tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, hồ sơ cấp phép Sở Xây dựng cung cấp cho đoàn thanh tra không có tài liệu thể hiện việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi cấp phép xây dựng.
Như vậy, trước khi lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng, chủ đầu tư đã thi công công trình. Nhưng Phòng quản lý cấp phép của Sở Xây dựng đã không có biên bản kiểm tra hiện trạng là không đúng quy định.
“Trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng, bà Lê Thị Nhung - Trưởng phòng quản lý cấp phép xây dựng và ông Lê Văn Đức, chuyên viên phòng quản lý cấp phép bị quy trách nhiệm để xảy ra sai sót trên”, văn bản nhấn mạnh.
Hiện ông Tuấn và bà Nhung đã nghỉ hưu.
Việc xử lý vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực phải báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 10/1. |
Tiếp đó, từ ngày 24/3/2014 đến ngày 30/5/2014, sau khi có giấy phép xây dựng, chủ đầu tư không thực hiện phá dỡ hạng mục công trình đã thi công không phù hợp với thiết kế được cấp phép. Khi được cấp phép xây dựng và tiếp tục thi công trở lại, công trình đã xây sai giấy phép về chiều cao và diện tích các tầng (từ tầng 1 đến 5).
Giai đoạn thi công tầng 8 đến tầng 18, chủ đầu tư đơn vị tư vấn giám sát đã thi công không để khoảng lùi theo giấy phép, nhưng các cơ quan quản lý khi tiến hành kiểm tra đã không phát hiện, ngăn chặn.
Cụ thể: UBND phường Điện Biên từ ngày 30/6/2014 đến ngày 19/10/2014, không thực hiện kiểm tra công trình, khi có văn bản thông báo đến chủ đầu tư về giới hạn chiều cao, số tầng nhưng không có hồ sơ xử lý vi phạm.
Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình không kịp thời kiểm tra đôn đốc báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng, không thông báo cho UBND quận Ba Đình để xử lý theo quy định.
Ở đây “Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, đơn vị thi công giám sát, ông Trần Mạnh Quân –Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết – Đội trưởng, ông Phạm Hùng Phương – Đội phó, ông Nguyễn Tiến Dũng – Cán bộ, Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình” – kết luận thanh tra nêu.
Tháng 10/2014, theo giấy phép cấp công trình cao 18 tầng, cao 53m, nhưng thực tế có việc chủ đầu tư vẫn thi công tầng 19 và tum thang không có trong giấy phép.
Từ kết luận trên, Thanh tra TP đề nghị UBND TP Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý; báo cáo đề xuất xử lý đối với cán bộ liên quan thuộc UBND TP thành phố quản lý.
Thanh tra TP cũng kiến nghị giao chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan, có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.
Ngày 5/1, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời thực hiện xử lý nghiêm công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 8B Lê Trực theo đúng thẩm quyền và phải báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 10/1. |
Hồng Khanh
Hà Nội yêu cầu cưỡng chế phần sai phạm nhà 8B Lê Trực" alt=""/>Vụ nhà 8B Lê Trực: Chỉ đích danh, quy trách nhiệm hàng loạt cán bộ![]() |
Công nhân khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà. Ảnh: Thanh Hà |
Như Tiền Phong đã đưa tin, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tống đạt kết luận điều tra, đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Cty Vinaconex. Hành vi của các bị can này liên quan tới việc đường ống cấp nước sông Đà bị vỡ liên tục 16 lần (2 lần gần đây nhất sự cố có quy mô nhỏ) trong những năm qua, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân và làm tiêu tốn nhiều tiền của để sửa chữa, khắc phục.
Tự ý thay đổi chất liệu ống
Theo kết quả điều tra, năm 2002, ông Nguyễn Văn Tuân - Tổng giám đốc Vinaconex ký Tờ trình báo cáo Thủ tướng xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi “Dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội” với nội dung: Tổng Cty Vinaconex là Chủ đầu tư dự án cấp nước chuỗi đô thị Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông với công suất 600 nghìn m3/ngày đêm; đường ống truyền tải nước sạch được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép và ống gang dẻo có đường kính từ 600mm - 1.500mm…
Sau khi tổng hợp, xem xét ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng đã ký văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và yêu cầu Vinaconex hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ tướng xem xét quyết định đầu tư. Trong năm 2003, Vinaconex và Bộ Xây dựng 2 lần báo cáo Thủ tướng về các nội dung liên quan đến báo cáo khả thi dự án, trong đó đề nghị cho dùng vật liệu truyền tải nước sạch là ống gang dẻo. Sau đó, Thủ tướng cho phép Tổng Cty Vinaconex giao HĐQT tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, ngày 15/4/2004, HĐQT Vinaconex đã ban hành Quyết định phê duyệt Báo cáo điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trong đó thay đổi ống truyền tải nước sạch từ gang dẻo sang ống sợi composite cốt sợi thuỷ tinh. Một tuần sau, HĐQT Vinaconex tiếp tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân chia các hạng mục, gói thầu, lựa chọn nhà thầu cho dự án.
Còn 5 cựu lãnh đạo Vinaconex liên quan
Ngoài việc xác định hành vi phạm tội của từng bị can trong vụ án, kết luận điều tra còn chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên HĐQT Tổng Cty Vinaconex trong việc này. Cụ thể, CQĐT xác định, HĐQT Tổng Cty Vinaconex (thời điểm 2004), gồm ông Phí Thái Bình, Chủ tịch và các ủy viên Nguyễn Văn Tuân - Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm, khi thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình, dẫn đến quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào dự án đầu tư loại vật liệu composite cốt sợi thuỷ tinh khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng. Cùng với đó, việc lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm để cung cấp sản phẩm composite cho dự án, sản phẩm cung cấp không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị vỡ khi vận hành khai thác, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Từ năm 2012 đến tháng 9/2015, hệ thống đường ống này đã bị vỡ 14 lần.
Theo kết luận điều tra, có căn cứ xác định việc làm của các thành viên HĐQT Tổng Cty Vinaconex đã vi phạm các quy định về quy chế đấu thầu của Chính phủ, Luật Xây dựng năm 2003, có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, cần phải được điều tra làm rõ.
Tuy nhiên, hiện ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc, ủy viên HĐQT Vinaconex - người chịu trách nhiệm chính trong vụ án đang cấp cứu, mổ điều trị ung thư tại nước ngoài, sức khỏe yếu nên chưa có điều kiện điều tra làm rõ. Những người khác như ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT; Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm, nguyên ủy viên HĐQT đều có hành vi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình khi quyết định cho thay đổi vật liệu và lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với Viện KSND Tối cao điều tra làm rõ và đề nghị xử lý sau.
Từ năm 2012 đến tháng 9/2015, hệ thống đường ống này đã bị vỡ 14 lần. Việc tuyến ống liên tục bị vỡ buộc đơn vị khai thác dự án phải dừng cấp nước sinh hoạt cho 177.000 hộ tiêu thụ trong thời gian dài (343 giờ), với lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu m3, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của một bộ phận lớn người dân Hà Nội và các vùng lân cận. Ngoài ra, việc tuyến ống không đảm bảo chất lượng buộc doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền lớn hơn 1.000 tỷ đồng để khẩn cấp xây dựng thêm tuyến ống mới nhằm khắc phục, thay thế. Qua 14 lần vỡ ống, có 18 cây ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, doanh nghiệp đã phải tiêu tốn hơn 13 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa. |
Theo Tiền Phong
Đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà" alt=""/>Sẽ xem xét trách nhiệm cựu Chủ tịch Vinaconex