- Những ai theo đuổi đam mê với công việc “đi mây về gió” này phải trải qua kỳ thi tuyển nghiêm ngặt,áiđẹpkểchuyệnthituyểntiếpviênhàngkhôcúp c1 gắt gao và đòi hỏi phải có sức khỏe tốt.
- Những ai theo đuổi đam mê với công việc “đi mây về gió” này phải trải qua kỳ thi tuyển nghiêm ngặt,áiđẹpkểchuyệnthituyểntiếpviênhàngkhôcúp c1 gắt gao và đòi hỏi phải có sức khỏe tốt.
Chia sẻ với VietNamNet, Minh Châu cho biết: "Ngoài học tập, tôi luôn muốn thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới như dự thi nhan sắc. Miss World Vietnam là một cuộc thi uy tín, nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Do đó, tôi quyết định đăng ký tham gia để có cơ hội học hỏi, phát triển''.
Sở hữu chiều cao 1,78 m, nữ sinh cho biết mình là trường hợp đặc biệt vì bố cao 1,7 m và mẹ 1,6 m. Trong 4 chị em gái, Minh Châu cao vượt trội. Do vậy, Minh Châu từng tự ti về chiều cao nổi trội của mình so với bạn bè đồng trang lứa.
"Bất cứ ai khi có sự khác biệt trên cơ thể cũng ít nhiều tự ti về nó. Trước đây, tôi thường sợ mình quá cao so với bạn bè nên hay đi gù lưng, gây ra thói quen xấu. Sau này, tôi đón nhận mọi thứ như một món quà. Tôi cố gắng thay đổi dáng đi, đứng và tự tin với hình thể hiện tại", 10x trải lòng với VietNamNet.
Ít ai biết, nữ sinh 21 tuổi từng tự ti về cân nặng 75 kg khi mới vào đại học. Việc tăng cân nhanh chóng dẫn đến sức khỏe không tốt, Minh Châu cố gắng giảm 17 kg trong gần 2 năm bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để tự tin thi nhan sắc. Vượt qua những lời dè bỉu về hình thể, quá trình giảm cân rèn luyện cho cô ý chí bền bỉ, tinh thần lạc quan để mạnh mẽ và trưởng thành như hiện tại.
Là sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM, Minh Châu coi đây là mái nhà thứ hai. Với chuyên ngành đã chọn, cô có 2 năm học tại Việt Nam và 2 năm du học Đài Loan. Người đẹp muốn học hỏi thêm văn hoá, kinh nghiệm ở một đất nước mới, thúc đẩy bản thân cố gắng nhiều hơn nên quyết tâm theo học chương trình đào tạo liên kết này.
Minh Châu hiện là thành viên của CLB thể dục cổ vũ trong trường, giữ vị trí base (nâng đỡ đồng đội bằng đôi vai hoặc cánh tay). Trải nghiệm thú vị này vừa giúp cô được tập nhảy, vừa rèn luyện sức bền và bản lĩnh sân khấu. Cô có thể giao tiếp tốt cả tiếng Anh và tiếng Trung và tự tin thể hiện khả năng song ngữ này tới BGK trong vòng sơ khảo. "Với tiếng Anh, tôi học học từ nhỏ như nhiều bạn trẻ khác. Còn tiếng Trung, đây là ngôn ngữ yêu cầu cho chương trình du học Đài Loan nên tôi bắt đầu học khoảng 2 năm qua. Tôi vẫn đang tích cực trau dồi để sử dụng thông thạo 2 ngoại ngữ này", cô bộc bạch.
Video Huyền Trân nói tiếng Anh:
Video Huyền Trân nói tiếng Trung
Với Minh Châu, sử dụng tốt tiếng Anh là trách nhiệm của giới trẻ hiện nay chứ không riêng thí sinh hoa hậu. 10x nhận thấy thế hệ mình có nhiều cơ hội tiếp xúc ngoại ngữ trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc giao lưu với thế giới ngày càng được nâng cao. Do vậy, cô luôn cổ vũ bản thân trau dồi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để có nền tảng vững chắc khi bước vào đời.
Trước khi đến với Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, nữ sinh 21 tuổi từng lọt vào Top 30 Miss FTU Charm 2021 (Hoa khôi ĐH Ngoại thương). "Cuộc thi giúp tôi rèn luyện nhiều kỹ năng: chụp ảnh, trình diễn, ứng xử. Tôi nhớ mãi lần đầu làm quen với đôi giày cao gót 10 cm, tập dáng đứng mới, hô tên mình cũng như có thêm những người bạn đáng quý", Minh Châu tâm sự.
![]() | ![]() |
Là người ít chia sẻ cuộc sống trên trang cá nhân, việc thi nhan sắc cũng khiến Minh Châu tập thói quen lan toả hình ảnh và năng lượng tích cực nhiều hơn tới mọi người. "Tôi tin điều quan trọng là chúng ta cùng giao tiếp, tương tác ngoài đời thực thay vì chỉ qua mạng xã hội, thể hiện bản thân thật lung linh trên mạng. Khi đó, chúng ta mới có thể lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn", 10x thổ lộ.
Bên cạnh đó, chân dài sinh năm 2001 còn có năng khiếu vẽ thừa hưởng từ mẹ và khả năng sáng tạo của bố mẹ khi mẹ là hoạ sĩ, bố là điêu khắc gia. Đây là điều khiến cô luôn tự hào. "Từ bé, tôi đã làm mẫu cho những tác phẩm nghệ thuật của bố mẹ và điều này nuôi dưỡng tình yêu với văn hoá truyền thống trong tôi", cô kể.
Bố mẹ theo nghệ thuật và cũng muốn con gái nối nghiệp nhưng Minh Châu muốn thử sức ở lĩnh vực kinh doanh hơn nên được gia đình ủng hộ. Với cô, hội hoạ vẫn luôn là đam mê trong thời gian rảnh để thể hiện tâm hồn mình qua từng nét vẽ.
Đến với Miss World Vietnam 2022, Minh Châu nghĩ chiều cao 1,78 m sẽ là một lợi thế nhỏ giúp cô nổi bật cùng năng khiếu vẽ. Tuy nhiên, người đẹp sẽ cố gắng nhiều hơn, hoàn thiện những thiếu sót để được ban giám khảo, khán giả công nhận.
"Bất cứ ai đi thi cũng đặt mục tiêu chiến thắng, tôi không ngoại lệ. Nhưng tôi còn phải nỗ lực, rèn luyện nhiều hơn để xứng đáng tiến sâu trong hành trình sắp tới. Tôi đang tập gym, học catwalk và trau dồi thêm tri thức để có sự thể hiện tốt nhất tại cuộc thi năm nay", 10x tâm sự.
Đức Thắng
Những tiết thao giảng chuyên đề của các hội đồng bộ môn hiện nay ở ngành giáo dục được xem là những tiết dạy mẫu mực để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm cho giảng dạy cho mình.
Thường, những tiết thao giảng chuyên đề thì học sinh học tập cực kỳ nghiêm túc, hăng say phát biểu bài và không có em nào nói chuyện riêng. Đối với giáo viên thì chỉn chu từng câu nói, từng hành động, từng hoạt động giảng dạy của bài học cũng không có gì có thể chê được.
Kết luận lại, tiết học đó thành công ở mọi phương diện, cô vừa giỏi, vừa hiền và trò cũng rất thông minh và tích cực.
Nhưng, phía sau những tiết thao giảng đó là một sự chuẩn bị kỳ công của bao người và cũng còn nhiều băn khoăn.
Thao giảng = Chuẩn bị công phu + “loại” học sinh kém
Hàng năm, khi bước vào đầu năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp để tổng kết hoạt động của năm học trước và triển khai phương hướng hoạt động của môn học trên toàn địa bàn.
Vì thế, thành phần tham dự buổi họp này là các tổ trưởng chuyên môn của các trường trong huyện.
Những chuyên đề thao giảng trong năm được tổ trưởng Hội đồng bộ môn thông qua và hướng dẫn các thành viên thảo luận, góp ý. Sau đó, phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.
Thường, mỗi năm học, Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các đơn vị thuộc địa bàn của mình.
Trước khi chuyên đề được diễn ra, tổ trưởng của Hội đồng bộ môn, Ban giám hiệu trường, tổ trưởng, giáo viên trường sở tại phải lên kế hoạch khá chi tiết và thực hiện nhuần nhuyễn từng bước cụ thể. Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án.
Ngày dạy thử, các thành viên trong tổ, Ban giám hiệu và tổ trưởng hoặc tổ phó Hội đồng bộ môn vào dự để góp ý những hạn chế, sai sót nhỏ nhất nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.
Tới ngày thao giảng, Phòng Giáo dục gửi thông báo triệu tập thành phần tham dự tới các trường.
Những giáo viên được mời dự này thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng.
Vì thế, thành phần tham dự của các trường đổ về các trường thực hiện tiết thao giảng thường rất đông. Và, đây cũng là nguyên nhân để các trường “loại” bớt những học sinh yếu kém ở nhà hoặc cho ra ngoài sân chơi, nhường chỗ cho các giáo viên ngồi dự.
Đó cũng là cách để nâng cao chất lượng tiết dạy khi những học sinh còn lại phần nhiều là các em học được nên thường rất tích cực phát biểu xây dựng bài.
Những buổi “diễn sâu” ít hiệu quả
Đối với những giáo viên được phân công đi dự giờ, được dự những tiết như vậy vừa thán phục tiết dạy hay vừa có thể “học hỏi” được rất nhiều từ đơn vị thao giảng.
Không thán phục sao được, khi vào đến lớp học thấy học sinh lễ phép đồng loạt đứng lên chào và hô vang “Chúng em kính chào thầy cô ạ”. Rồi lớp học được bố trí bàn ghế gọn gàng, vệ sinh lớp học được quét dọn, lau chùi sạch sẽ.
Phía trên, máy chiếu được bố trí khá hiện đại, giáo viên chỉn chu từng lời nói, từng cử chỉ để giới thiệu với trò về lý do tiết thao giảng và thành phần tham dự của tiết học. Những loạt pháo tay đồng loạt vang lên, sau đó, lớp học lại trở về trang nghiêm đến lạ.
Để tạo tâm thế cho học trò, đầu tiên là giáo viên chiếu một số hình ảnh hoặc một bài hát để dẫn dắt học sinh bước vào bài mới rồi hỏi học sinh hôm nay học bài gì, các em đã chuẩn bị bài đầy đủ chưa? Từng tổ trưởng đứng lên báo cáo với giáo viên đứng lớp.
Tất cả khâu chuẩn bị đều trơn tru, đúng quy trình đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Giáo viên đi vào bài giảng, bằng một giọng ấm, ngọt, có nhấn nhá dẫn dắt học sinh vào bài.
Chao ôi, cô dạy hay đến vô cùng nên gần như học sinh nào cũng hiểu, vì thế, những cánh tay học sinh cứ thẳng cao mà giơ lên, những ánh mắt nhìn cô như mong chờ được cô gọi đến tên mình.
Hình như em nào cũng trả lời câu hỏi chính xác. Mỗi lần như vậy, giáo viên lại yêu cầu học sinh “Cho bạn một tràng pháo tay”.
Không khí lớp học sôi nổi hơn khi cô lại đưa ra phần thưởng cho các nhóm thảo luận có câu trả lời chính xác và nhanh nhất.
Cứ thế, các giáo viên ngồi dự cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn lên mà thán phục, xuýt xoa thầm... Một thành viên của trường, hoặc của Hội đồng bộ môn được phân công trước, trên tay luôn cầm chiếc máy quay phim ghi lại những khoảnh khắc xuất thần của cả thầy và trò để làm tư liệu, lại càng làm cho tiết học thêm trang trọng bội phần.
Hết tiết học, giáo viên cho học sinh ra về và mọi người bắt đầu đóng góp cho tiết thao giảng.
Điều dĩ nhiên là những tiết học như thế thì không có vị khách nào lại nỡ lòng buông lời chê bai, góp ý hạn chế cho đơn vị thực hiện.
Mọi người tấm tắc khen hay, xem đó là tiết học mẫu mực để học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Chuyên đề kết thúc và rõ ràng đó là một sự nỗ lực, thành công của người trực tiếp thực hiện và của Hội đồng bộ môn khi đem đến một tiết thao giảng chuyên đề được xem là thành công mĩ mãn.
Song, những tiết dạy chuyên đề như thế cho dù nhưng giáo viên đi dự giờ “học hỏi” được rất nhiều điều từ đơn vị bạn nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn, trăn trở cho thực trạng của ngành.
Giá như, trong quá trình học mà có vài học sinh trả lời sai, có vài học sinh không giơ tay, có vài em nói chuyện...
Hay, giáo viên đứng lớp có thể có một vài chỗ vấp váp, sai sót thì biết đâu tiết thao giảng sẽ thật và thành công nhiều hơn. Bởi, đó là thực trạng chung để mọi người cùng tháo gỡ, cùng tìm ra giải pháp khắc phục. Đằng này, cái gì cũng trơn tru, mĩ mãn thành ra chẳng còn gì để… góp ý cho nhau nữa.
Một tiết thao giảng chuyên đề, không chỉ là sự đầu tư tiền bạc của đơn vị thực hiện mà còn có cả kinh phí của cấp trên cấp nữa. Nhất là mỗi tiết thao giảng chuyên đề như vậy phải triệu tập một lúc mấy chục giáo viên đến dự.
Thời gian, tiền của đầu tư đã đành mà dự những tiết được “diễn khá sâu” như vậy nó chẳng mang lại hiệu quả cho người dự giờ.
Điều đau xót nhất chính là thầy cô đang dạy cho học trò sự dối trá, hình thức và đẩy nhiều học sinh đến những tủi hờn không đáng có khi một số em không được ngồi trong lớp học như mọi ngày.
Nguyễn Đăng
Dù đã từ lâu ngành giáo dục có những chỉ đạo để giảm, nhưng cuối cùng hàng năm giáo viên vẫn bội thực sổ sách. Nhiều cuộc họp vô bổ, không cần thiết vẫn được tổ chức làm ảnh hưởng tới thời gian của các thầy cô.
" alt=""/>Tiết thao giảng hay những buổi 'diễn sâu' ít hiệu quảRed Date Technology, start-up trụ sở Hong Kong là một trong các thành viên sáng lập BSN. CEO công ty Yifan He cho biết BSN đang lên kế hoạch phát hành phiên bản quốc tế với tên gọi BNS Spartan Network vào tháng 8 tới đây.
Blockchain nổi tiếng với Bitcoin nhưng định nghĩa về công nghệ này đã liên tục được mở rộng. Nó đề cập tới một hệ thống hoạt động sổ cái chia sẻ, có khả năng công khai cho tất cả mọi người hoặc riêng tư chỉ dành cho một số thành viên nhất định sử dụng và thay đổi. Bitcoin là một ví dụ về blockchain công khai.
Trong khi đó, mạng lưới blockchain BSN không hoạt động với bất kỳ đồng tiền điện tử nào, do chính phủ Trung Quốc đã cấm tiền mã hoá.
Những người đề xướng công nghệ này nói rằng blockchain có thể giảm chi phí và đẩy nhanh một số quy trình kinh doanh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đích thân xác nhận công nghệ blockchain là một ưu tiên của quốc gia này.
Spartan Network thực tế được tạo thành từ nửa tá blockchain công khai mà không hoạt động với tiền mã hoá. Trong số đó có một phiên bản phi mã hoá (non-crypto) của blockchain Ethereum.
Các giao dịch trên blockchain thường mất phí, nhưng He cho biết phí sẽ được tính bằng USD thay vì đồng Ethereum.
“Mục đích của việc này là nhằm giảm chi phí sử dụng chuỗi công cộng xuống mức tối thiểu để các hệ thống CNTT truyền thống và hệ thống kinh doanh có thể sử dụng chuỗi công cộng như một phần của hệ thống”, He nói.
“Đó là lý do chúng tôi đang phối hợp với các giao thức chuỗi công cộng chủ chốt khác nhằm thuyết phục họ chuỗi công cộng non-crypto sẽ là xu hướng chủ đạo”.
Những thách thức
CEO Red Date Technology thừa nhận việc công nghệ không hoạt động với tiền mã hoá là một thách thức ban đầu. Ông cho hay BSN Spartan Network sẽ “khó thúc đẩy trong 1-2 năm đầu do phần lớn mọi người trong ngành công nghiệp blockchain chỉ hiểu về tiền mã hoá”.
Ngoài ra, việc có “dính líu” tới chính phủ Trung Quốc cũng sẽ khiến BSN gần như chắc chắn sẽ gặp phải sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế. Dự án này được hậu thuẫn bởi Trung tâm thông tin nhà nước (SIC), trực thuộc Uỷ ban Cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC). Công ty viễn thông nhà nước China Mobile cũng là một nhân tố phía sau dự án này.
He cho rằng đây sẽ là “một thách thức khổng lồ” khi dự án được triển khai ra nước ngoài.
“Đó là lý do chúng tôi sẽ ngay lập tức công khai mã nguồn mở khi phát hành dự án vào tháng 8 và chúng tôi sẽ hợp tác với nhiều công ty phương tây”.
Ông cũng cho biết người dùng có thể tự kiểm tra mã dự án để đảm bảo không hề có “cửa hậu” cho chính phủ Trung Quốc truy cập.
Vinh Ngô (theo CNBC)
" alt=""/>Mạng blockchain Trung Quốc vươn ra quốc tế, dấy lên lo ngại về bảo mật