![]() |
Dự án đường sắt trên cao |
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, lũy kế từ đầu năm 2016, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Hà Nội ước đạt 7.968 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ năm trước và đạt 26,1% kế hoạch năm 2016.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách 4 tháng đầu năm tăng đáng kể so cùng kỳ, các chủ đầu tư đang tích cực triển khai các dự án mới và dự án chuyển tiếp.
Trong quý I/2016 đã giải ngân được trên 10% kế hoạch vốn đầu tư năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay một số dự án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện của dự án.
Tiến độ một số dự án trên địa bàn TP. Hà Nội:
Dự án đường vành đai I(đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái), công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành, hiện còn 3 hộ dân chưa bàn giao, chủ đầu tư đang phối hợp với UBND quận tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất.
Dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu trong quý II/2016. Về công tác thi công, hiện nay các gói thầu xây dựng đã thực hiện được trên 80% khối lượng xây lắp và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công đồng bộ trên công trường để hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào khai thác.
Dự án đường sắt đô thị (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội): Gói thầu CP04- Hạ tầng kỹ thuật Depot, hiện đã thi công được 90% khối lượng công việc và chủ đầu tư đang làm thủ tục đóng gói thầu.
Các gói thầu xây dựng khác đoạn tuyến trên cao vẫn đang được thi công và đạt tiến độ đề ra. Gói thầu hầm và các ga ngầm đang được chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công vào cuối tháng 4.
Công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc thi công phần ngầm đang được triển khai và thực hiện, UBND Thành phố đã chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
Dự án thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2), tính đến nay đã có 7/16 gói thầu đã hoàn thành công tác thi công, bàn giao đưa vào sử dụng. Hiện dự án đang gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do dự án trải dài trên 8 quận huyện và chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành.
Mặt khác, công tác thi công chỉ tập trung vào mùa khô, đồng thời chế độ, chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi nên làm gián đoạn và kéo dài thời gian thực hiện bàn giao mặt bằng so với dự kiến ban đầu.
Theo Bizlive
Công trình đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông: Thiếu an toàn, nhiều sai phạm" alt=""/>Soi tiến độ 3 siêu dự án giao thông tại Hà Nội
![]() |
Hội thi đã kết thúc vào ngày 17.3 nhưng gây bức xúc cho nhiều PHHS và cả những người làm công tác chuyên môn |
Theo đó, vào 27.2, Ban Tổ chức (BTC) Hội thi Ca múa nhạc ngành GD-ĐT năm học 2018-2019 với chủ đề "Ca ngợi quê hương, Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, biển Đảo…." có gửi công văn số 19 để thông báo đến các phòng GD-ĐT, các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh về kết quả thẩm định đối với các tiết mục như múa, ca cổ, biểu diễn nhạc cụ cùng với các bài hát thuộc thể loại tân nhạc (đơn ca, song ca, tam ca và tốp ca).
Riêng đối với thể loại tân nhạc, BTC có thành lập tiểu ban thẩm định thống nhất quy chuẩn xem xét các bài hát không phù hợp với lứa tuổi học sinh như ca từ, nội dung bài hát, hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc ra đời của tác phẩm âm nhạc. Trong đó đặc biệt lưu ý đối với các tác phẩm được sáng tác ở những giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, những sự kiện lớn của dân tộc mà ở lứa tuổi học sinh chưa có sự trải nghiệm xã hội, chưa thấu hiểu hết ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật mà tác giả viết.
Đáng chú ý là BTC yêu cầu các đơn vị phải thay đổi một số bài hát khi dự thi, trong đó có bài "Đất nước lời ru" của nhạc sĩ Văn Thành Nho.
"Theo tôi được biết, nhạc sĩ Văn Thành Nho thường tâm sự rằng ông sáng tác bài hát này là để gợi nhắc cho tất cả mọi người người về nguồn gốc Việt Nam, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc và tự hào tiến lên trong thời đại mới. Do đó, mọi người từ già trẻ, bé lớn là người Việt Nam đều có thể hát bài hát này. Hơn nữa, bài hát này được sáng tác vào năm 1983 mà sao tiểu ban thẩm định lại không cho các em học sinh hát" - một PHHS nói.
Về vấn đề này, ông Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, nhìn nhận công văn số 19 được đơn vị này ban hành và gửi về các đơn vị thực hiện là có sơ sót trong khâu soạn thảo văn bản nên nhận được thư góp ý về mặt nội dung.
Cụ thể, công văn chỉ yêu cầu thay đổi bài hát nhưng không nói rõ mục đích nên các đơn vị hiểu nhầm là cấm không cho học sinh hát. Bởi theo ý "ngầm" của BTC là nếu các em chọn những bài hát đó thì sẽ bị nhận điểm trừ do không phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, do thời gian phát hành công văn đến khi hội thi diễn ra quá gấp rút nên các đơn vị trở tay không kịp để thực hiện thay đổi bài hát.
"Trước đó, chúng tôi cũng định lùi lại thời gian tổ chức hội thi để khắc phục sơ sót này nhưng BTC xét thấy chỉ có một vài đơn vị bị ảnh hưởng nên quyết định tổ chức luôn. Sau khi họp tổng kết và trao thưởng cho các đơn vị vào ngày 17.3 vừa qua, BTC cũng đã tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm về những sơ sót này với mục đích để những lần sau thực hiện tốt hơn.
Để xảy ra sự hiểu nhầm đáng tiếc này là có phần lỗi của BTC và cả đơn vị có học sinh tham gia hội thi nên gây bức xúc trong dư luận. Trong những lần tổ chức tới đây, chúng tôi sẽ thực hiện lấy ý kiến các đơn vị, những người có tâm quyết để tạo sân chơi cho học sinh cũng như phát hiện tài năng trong học đường" - ông Thư khẳng định.
Theo T.Nốt/ Báo Người lao động
Để khắc phục bệnh thành tích ở cấp tiểu học, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đã điều chỉnh nội dung hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố năm học 2018-2019.
" alt=""/>Thi hát bài 'Đất nước lời ru', học sinh An Giang bị... trừ điểm