Nhiều doanh nghiệp cho biết thị trường xe điện (bao gồm xe đạp điện và xe máy điện) Việt Nam năm 2020 sụt giảm mạnh. Theo ước tính của nhiều doanh nghiệp, doanh số bán ra trong năm nay có thể giảm từ 30 – 50% so với năm trước.
Hiện không có một con số nào thống kê chính xác lượng xe điện đã bán ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Đăng kiểm, dựa trên số xe đã được cấp chứng nhận và tem kiểm định để bán ra cũng cho thấy thị trường đang bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, thị trường Việt Nam có 14 doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện với sản lượng 46.373 xe. Năm 2019, số doanh nghiệp sản xuất lắp ráp giảm xuống còn 11 nhưng sản lượng tăng đáng kể với 52.938 xe.
Tính đến hết tháng 8/2020, thị trường ảm đạm kéo theo nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất. Số liệu từ Cục Đăng kiểm cho thấy, hiện chỉ còn 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe đạp điện với lượng xe sản xuất ra là 21.318 xe, chưa bằng một nửa năm ngoái.
Mảng xe đạp điện được cho là đang “thoái trào”. Giám đốc một hệ thống xe điện tại Hà Nội cho biết, người dùng đang có xu hướng dịch chuyển sang các dòng xe máy điện và xe 50cc, bởi các dòng xe này trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt hơn. Xe đạp điện đang chỉ bán nhiều ở các vùng nông thôn hoặc tỉnh lẻ nhất là từ miền Trung trở vào.
Trong khi đó, mảng xe máy cũng bị ảnh hưởng nặng sau 2 năm tăng trưởng tốt. Thị trường xe máy điện phát triển mạnh vào 2018 – 2019 khi VinFast nhảy vào lĩnh vực này với 3 mẫu xe Klara, Impes và Ludo. Năm 2019, Việt Nam cũng đón nhận thêm một thương hiệu xe điện nữa là Yadea.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm, năm 2018, Việt Nam có 39 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy điện với tổng sản lượng 212.924 xe. Sang năm 2019, doanh nghiệp sản xuất tăng lên con số 40 với sản lượng sản xuất trong cả năm là 237.742.
Dù vậy tính đến hết tháng 8/2020, chỉ còn 28 doanh nghiệp còn sản xuất với tổng số 152.710 xe, giảm đáng kể so với năm 2019. Đối với xe máy điện và xe đạp điện các sản phẩm vẫn chủ yếu lắp ráp trong nước.
Theo đánh giá, dịch Covid-19 là nguyên nhân lớn nhất khiến cho thị trường xe điện Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ giảm về sức mua, dịch bệnh còn khiến nguồn cung bị “đứt gãy” trong một thời gian khá dài. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất bởi hầu hết linh kiện xe điện hiện nay vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhận định, sự sụt giảm của thị trường xe máy điện chỉ là tạm thời. Theo đại diện Yadea và Pega, thị trường xe điện có tốc độ tăng trưởng trung bình 30 – 40%/năm. Do người dùng vẫn có xu hướng dịch chuyển sang phương tiện sạch, tiết kiệm và thân thiện với môi trường nên thị trường này vẫn có tiềm năng tăng trưởng hơn so với xe máy xăng.
Phúc Vinh
Xe điện hai bánh vẫn là thị trường màu mỡ, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản, nghiêm túc vẫn đang phải chật vật cạnh tranh với các mặt hàng không rõ nguồn gốc.
" alt=""/>Thị trường xe điện sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất![]() |
Hình ảnh hàm răng giả nằm trong phế quản bệnh nhân |
Ông P. (52 tuổi, quê Cà Mau) lúc đi ngủ quên tháo hàm răng giả, trong đêm bệnh nhân ho một tiếng. Đến lúc tỉnh dậy, ông P. phát hiện 4 răng giả ở hàm trên bị mất nên hoảng hốt.
Người đàn ông cảm thấy đau ở cổ nên nghĩ ông đã nuốt răng giả vào bụng. Bởi vậy, ông P. đến cơ sở y tế tại địa phương khám, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Bốn chiếc răng giả được nội soi lấy ra
Tại bệnh viện, bác sĩ hội chẩn và chỉ định nội soi phế quản để lấy dị vật cho bệnh nhân. Sau 30 phút, ê-kíp lấy thành công dị vật là 4 răng giả móc ngay phế quản của bệnh nhân.
Hiện bệnh nhân khỏe, hết đau cổ, phổi thông khí…
H.Thanh
Trong lúc ăn cơm, người phụ nữ 61 tuổi ở Cần Thơ bị rơi 4 chiếc răng giả vào dạ dày. Bà mua thuốc xổ uống để dị vật trôi ra ngoài nhưng không thành công.
" alt=""/>Ngủ dậy, người đàn ông hoảng hốt khi phát hiện nuốt 4 răng giảHiện vợ chồng tôi đang thuê một căn phòng trọ rộng 20m2, giá 3 triệu đồng/tháng ở gần nơi làm việc. Từ hồi cưới nhau đến nay, vợ chồng tôi dù phải đi thuê nhà trọ nhưng đều vui vẻ, hạnh phúc. Vậy mà cả tuần nay, chỉ vì số tiền 1 tỷ đồng tôi kiếm được từ việc kinh doanh buôn bán mà vợ chồng tôi lại xảy ra chiến tranh lạnh.
![]() |
Ảnh: Shutterstock |
Tất cả là bởi hơn 2 năm nay, việc kinh doanh buôn bán sim điện thoại của tôi khá thuận lợi. Có những chiếc sim điện thoại nhìn rất bình thường, giá khá rẻ nhưng khách mua lại rất thích nên trả giá cao. Hay có khi tôi cũng may mắn bán được những chiếc sim có giá trị gấp 15 lần so với thời điểm mua. Nhờ vậy, mỗi tháng kinh doanh, tôi lãi đến cả trăm triệu. Sau vài năm tính cả vốn lẫn lời, tôi có khoảng 1 tỷ đồng trong tay.
Có tiền, tôi bàn với vợ không mua nhà gấp mà dùng số tiền này để tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh vì công việc này đang rất thuận lợi, giúp tôi hái ra tiền. Không có tiền đầu tư thì công việc của tôi chỉ giậm chân tại chỗ.
Hơn nữa tôi nghĩ việc mua nhà trước sau gì cũng thực hiện nhưng hiện chưa phải thời điểm thích hợp. Hiện nay, nếu mua nhà, vợ chồng phải vay thêm tiền nên dễ dàng "sa lầy" trong đống nợ. Rồi việc ăn tiêu, sinh hoạt của vợ chồng cũng sẽ phải rất tiết kiệm, kham khổ thì mới đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng. Sống trong căn nhà của chính mình mà không thoải mái, không có tiền thì không được. Tôi còn phân tích với vợ rằng, biết bao người trẻ hiện nay có tiền nhưng không mua nhà, chỉ thích đi thuê nhà để ở tận hưởng cuộc sống, để được thay đổi…
Tuy nhiên vợ tôi nghe xong thì không đồng ý. Cô ấy bảo rằng muốn mua một căn nhà, hai vợ chồng "an cư mới lạc nghiệp", không phải suốt ngày nơm nớp bị chủ trọ đòi nhà. Hơn nữa, năm nay hai vợ chồng tôi cũng hợp tuổi nên muốn sinh con, cô ấy sợ con cái sinh ra phải sống trong cảnh nhà trọ chật chội, khổ sở, không có chỗ vui chơi. Cô ấy giận dỗi nói tôi chỉ chăm chăm nghĩ đến tiền bạc mà không hiểu cảm xúc, suy nghĩ của vợ khi bị dè bỉu là không có nhà Hà Nội.
Rồi mấy hôm trước, bố mẹ vợ tôi vì nghe con gái mình tâm sự mà gọi điện thoại lên để 'nhắc nhở' con rể. Điều đó khiến tôi khá buồn, bức xúc.
Hai vợ chồng tôi vì chuyện này mà tranh cãi nhau nhiều hơn, nhiều đêm tôi nằm suy nghĩ mà không thể chợp mắt bởi vợ không chịu hiểu cho hoàn cảnh của mình.
Người ta nói đàn ông là trụ cột gia đình, là người quyết định tất cả mọi chuyện, vậy mà với tôi thì việc này lại rất khó khăn. Ai đã ở trong hoàn cảnh này thì xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lê Khang (Cao Bằng)
- Tôi 30 tuổi, đang độc thân. Hiện tôi có trong tay 3 tỷ đồng để mua nhà nhưng tôi khá phân vân vì không biết nên mua nhà trước hay chờ khi kết hôn xong thì mới mua nhà.
" alt=""/>Có 1 tỷ, nên mua nhà hay đầu tư kinh doanh?