Nhóm 2 có 16 dự án đã được thỏa thuận địa điểm, cấp giấy phép đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết sau ngày có quyết định 1396/QĐ-TTg của Thủ tướng.
Nhóm 3 có 1 dự án đã được định hướng, xác định trong QHC 2012 nhưng tỉnh đề xuất không tiếp tục định hướng trong QHC 2040.
Còn 1 dự án nhóm 4 lại được tỉnh đề xuất bổ sung vào QHC 2040 để có cơ sở triển khai thực hiện theo thông báo kết luận thanh tra số 1919/TB-TTCP ngày 4/11/2020 của Thanh tra Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, nội dung báo cáo trên chưa làm rõ “tiêu chí để xác định các quy hoạch chi tiết, dự án tiếp tục triển khai và đề xuất các giải pháp xử lý đối với các quy hoạch chi tiết, dự án dừng thực hiện" theo yêu cầu của nhiệm vụ.
Ngoài ra, các nội dung của báo cáo cũng chưa nêu rõ các tiêu chí để đánh giá; giải pháp xử lý về tính pháp lý của các dự án, trách nhiệm trước pháp luật về các sai phạm, các giải pháp xử lý nếu thực hiện theo QHC 2040...
Để có cơ sở lập báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch trình Thủ tướng theo quy định, Bộ Xây dựng đề nghị tỉnh Khánh Hoà báo cáo cụ thể về công tác rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo yêu cầu của Thủ tướng (tại quyết định hồi tháng 9/2020) và theo các văn bản, thông báo của Bộ Xây dựng vào tháng 3,4/2023.
Trong đó làm rõ các cơ sở chính trị, khoa học, căn cứ pháp luật, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc, cảnh quan, môi trường để xác định các dự án chưa phù hợp với QHC 2012 được tiếp tục triển khai (giữ nguyên hoặc điều chỉnh chức năng) trong QHC 2040 đang được tỉnh đề nghị phê duyệt.
“UBND tỉnh Khánh Hoà có trách nhiệm xác định rõ quy mô ranh giới các chức năng, các yêu cầu, chỉ tiêu đối với các dự án này, phù hợp với yêu cầu nội dung của Đồ án quy hoạch chung làm cơ sở triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với các dự án không phù hợp QHC 2012 đã được Thủ tướng phê duyệt và xử lý trách nhiệm theo các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, đất đai, nhà ở.
Quảng Ninh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng trong đợt dịch thứ 3 khi sân bay Vân Đồn và thị xã Đông Triều xuất hiện các ca bệnh mới. Ở thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp, công tác thông tin, tuyên truyền của tỉnh được thực hiện liên tục với nhiều hình thức và cho thấy hiệu quả tích cực.
Bà Lê Ngọc Hân chia sẻ: “Thay vì chỉ sử dụng các phương thức truyền thống trên báo chí in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử thì hiện nay, công tác truyền thông được sử dụng tổng lực. Trong đó, phát huy thế mạnh của các hạ tầng nền tảng CNTT và viễn thông”.
Cụ thể, Quảng Ninh sử dụng cổng dịch vụ công để đưa thông tin phòng chống Covid -19 đến người dân, doanh nghiệp. Cổng dịch vụ công là một trong những phương thức giao tiếp với người dân, doanh nghiệp, hàng ngày có lượng truy cập lớn nên đưa thông tin nhanh chóng và sâu rộng. Đặc biệt là khi giãn cách xã hội thì người dùng càng có nhu cầu truy cập vào cổng dịch vụ công.
Quảng Ninh cũng sử dụng các hạ tầng nền tảng của chính quyền điện tử tỉnh (được đầu tư từ năm 2014) để tiếp cận đến toàn bộ hệ thống công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Ngoài ra, toàn bộ văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh đều được gửi qua hệ thống email công vụ cho công chức, viên chức. Hiện nay, tỉnh vận hành thử nghiệm một ứng dụng thông minh trong hệ thống IoT, đây được xác định là một kênh truyền thông hiệu quả.
Ngoài ra, Sở TT&TT cũng sử dụng hệ thống Wi-Fi công cộng để đưa các thông điệp, nội dung cần truyền tải ngay đến người dân về phòng, chống dịch.
“Một hệ thống nữa chúng tôi đánh giá rất hiệu quả đó là thông tin cơ sở”, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh nói.
Không chỉ đưa nội dung văn bản theo chỉ đạo, ở các giai đoạn cao điểm như đợt dịch thứ 3, hàng ngày Sở TT&TT đều soạn bản tin đưa cho hệ thống thông tin cơ sở để truyền thông các nội dung trọng điểm và nhanh nhất đến người dân. “Như vậy là chúng ta truyền thông chủ động, có chủ đích và truyền thông các nội dung tập trung trong toàn tỉnh", bà Lê Ngọc Hân nói.
Sử dụng và phát huy hiệu quả của mạng xã hội là hình thức được tỉnh triển khai nhằm đưa thông tin đến người dân một cách nhanh chóng. Tại Quảng Ninh, hầu hết các sở, ngành đều có trang Fanpage; toàn bộ thông tin về công tác phòng chống dịch được tập trung đưa lên các kênh này hay nền tảng Zalo trên trang Chính quyền điện tử của tỉnh để cập nhật tin tức hàng ngày.
Duy Vũ
Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vừa được đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) để góp phần phòng chống Covid-19.
" alt=""/>Quảng Ninh tuyên truyền chống dịch qua cổng dịch vụ côngQuản lý rủi ro là phương pháp quản lý thuế hiện đại và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, quản lý thuế theo cơ chế rủi ro đã được quy định Luật Quản lý thuế số 38 và và Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Theo đánh giá, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế tại Việt Nam hiện nay.
Các công nghệ mới sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong quy trình, nghiệp vụ quản lý rủi ro. Theo đó, ứng dụng CNTT thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu, điện tử hoá những biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá.
Việc áp dụng quản lý rủi ro theo quy định mới có một số điểm khác so với trước đây. Chẳng hạn, khâu đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và rủi ro người nộp thuế sẽ được thực hiện tự động và bổ sung phương pháp đánh giá theo phương pháp học máy thay vì chỉ dựa vào đánh giá của chuyên gia. Điều này sẽ giúp việc đánh giá, phân loại được linh hoạt hơn và tăng độ chính xác.
Việc phân luồng người nộp thuế theo các hành vi sẽ giúp cơ quan quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, giảm bớt áp lực về khối lượng công việc, chỉ tập trung nguồn lực vào người nộp thuế không tuân thủ hay các lĩnh vực rủi ro. Đồng thời, tạo điều kiện để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Dữ liệu được quản lý tập trung
Theo quy định, thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật và được quản lý tập trung.
Ứng dụng quản lý rủi ro, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được xây dựng, quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế. Các thông tin làm cơ sở đánh giá rủi ro được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời nhờ việc kết nối trao đổi thông tin với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử thuế và hệ thống thông tin dữ liệu liên quan.
Trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc lỗi đường truyền, việc cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ thông tin trên hệ thống được thực hiện ngay khi sự cố, lỗi hệ thống được khắc phục.
Tổng cục Thuế quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, công chức thuế các cấp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác, sử dụng ứng dụng quản lý rủi ro phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ thuế. Đồng thời, áp dụng những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định mới, cơ quan thuế sẽ công khai các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm. Việc phân loại doanh nghiệp tương ứng với 4 mức độ: tuân thủ cao, tuân thủ trung bình, tuân thủ thấp và không tuân thủ.
Bên cạnh đó, người nộp thuế được đánh giá rủi ro tổng thể và phân loại theo 5 hạng, từ người nộp thuế rủi ro rất thấp đến người nộp thuế rủi ro rất cao.
Căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế, cơ quan thuế sẽ xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.
Duy Vũ
Bán hàng trên Facebook, Youtube hay các trang thương mại điện tử nhưng nhận tiền mặt, nhận thanh toán qua tài khoản ngân hàng mà không kê khai doanh thu với cơ quan thuế là những hành vi gian lận và có thể bị truy thu, xử phạt.
" alt=""/>Quản lý rủi ro thuế bằng các phương pháp tự động