Dịch MERS-CoV lây lan nhanh hơn SARS
5 loại dịch bệnh “xuyên thế kỷ” đáng sợ nhất
Cảnh báo nguy cơ bùng dịch từ virus mới giống SARS
Những bệnh nhân có khả năng bị SARS cần phải cách ly và sắp vào các phòng ưu tiên theo điều kiện có thể như sau:
– Phòng có áp suất âm và cửa đóng kín.
– Phòng đơn có phương tiện vệ sinh riêng.
– Tập trung thành khu vực riêng có hệ thống cung cấp và thải khí độc lập.
– Cần phải tắt điều hoà nhiệt độ, mở cửa sổ cho thoáng khí nếu hệ thống cung cấp khí độc lập không hữu hiệu. Nếu được, thì nên cách ly những trường hợp còn đang khám nghiệm chẩn đoán với những ca đã được chẩn đoán SARS.
– Triệt để sử dụng các thiết bị dùng một lần, nếu được, trong việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân bị SARS. Nếu sử dụng các dụng cụ dùng lại, thì cần phải tiệt trùng theo hướng dẫn của từng loại thiết bị do nhà sản xuất đề xuất. Các bề mặt trong khu vực cần phải lau chùi với các thuốc sát trùng phổ rộng (diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus) mà được xác nhận là công hiệu.
– Hạn chế đến mức tối đa việc di chuyển bệnh nhân. Nếu cần phải di chuyển thì bệnh nhân phải đeo khẩu trang phẫu thuật để giảm thiểu phóng thích dịch tiết ra ngoài. Nên dùng loại khẩu trang tiêu chuẩn NIOSH (N95) thường là loại được dùng để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan mạnh như lao.
Tất cả các thân nhân thăm viếng, nhân viên, sinh viên và các nhân viên tình nguyện cần phải đeo khẩu trang NS95 khi vào phòng của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định là SARS. Khẩu trang phẫu thuật có thể dùng thay thế nhưng kém hiệu quả hơn.
– Rửa tay là biện pháp giữ vệ sinh quan trọng nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Găng tay không thể thay thế được cho biện pháp rửa tay. Cần phải rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc gần với bất kỳ bệnh nhân nào, cũng như sau các công việc có tính cách lây truyền và sau khi thay găng tay. Các thuốc diệt khuẩn rửa tay có cồn không cần nước có thể dùng trong một số trường hợp thật hãn hữu thôi.
Các nhân viên y tế cần phải mang găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân trong bất cứ tình huống nào. Cần phải thay găng tay sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân cũng như các công việc có khả năng bị nhiễm các dịch tiết đường hô hấp (như khẩu trang, ống ôxy, thông mũi, các khăn lau).
– Cần phải mặc áo choàng (tạp dề chống thấm nước) và mũ trùm đầu trong mọi thủ thuật và các thao tác trên bệnh nhân có khả năng làm văng, bắn dịch tiết đường hô hấp.
– Nhân viên y tế cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mũ che mặt trong các thủ thuật có nguy cơ văng, rơi vãi hoặc bắn máu hoặc các dịch cơ thể.
Cần phải đeo liên tục loại khẩu trang bảo vệ đường hô hấp cá nhân có bộ lọc đặc biệt (N95), có khả năng lọc các phần tử nhỏ ở kích thước 0,3mcm khi thăm bệnh kể cả bệnh nhân nghi ngờ hay đã xác định bị SARS.
– Cần phải áp dụng chế độ cảnh báo tiêu chuẩn khi xử lý các chất thải lâm sàng. Tất cả các chất thải cần được xử lý cẩn tắc để tránh gây chấn thương do vật sắc nhọn (những loại không đựng trong hộp chứa riêng).
Cần phải mang áo và đeo găng bảo vệ khi xử lý các túi và thùng chứa chất thải lâm sàng. Tránh tối đa việc dùng sức người để xử lý chất thải nếu được. Chất thải lâm sàng cần bỏ vào các túi chống rò rỉ các chất sinh học độc hại được thiết kế thích hợp có dán nhãn và loại thải đảm bảo an toàn.
Bạn nên thực hiện nghiêm túc những điều trên để tránh dịch bệnh SARS xâm nhập cũng như lây lan cho mọi người xung quanh.
Thái Thị Hậu
" alt=""/>Bệnh nhân dịch bệnh SARS cần được chăm sóc như thế nào?
![]() |
Để giải quyết vấn đề không gian cũng như sự không đồng điệu trong nhịp sinh hoạt của các thế hệ, các KTS đã tạo ra một căn nhà chứa 2 ngôi nhà bên trong bằng tường ngăn đẹp tuyệt vời tại Bình Dương. Mặt tiền của ngôi nhà mang nét truyền thống. Căn nhà được thiết kế rộng rãi và thoáng mát có sân trước và sân sau. Một điểm cực kỳ thú vị trong thiết kế ngôi nhà chính là lối vào truyền thống với đặc trưng của người Việt Nam. Không gian phòng khách bài trí đơn giản, tạo nhiều khoảng trống. Bếp ăn trải dài theo chiều dài của căn nhà. ![]() Các KTS đã giữ lại một mái nhà ngói cũ cách đây hơn 50 năm trước khi xây dựng mới. Khu vực mái nhà cũ này cũng chính là phần không gian chuyển tiếp giữa nét cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại. ![]() Không gian bên dưới mái là nơi cả đại gia đình quây quần trò chuyện bên bữa cơm. ![]() Căn bếp phụ trong nhà theo hướng gọn gàng với phong cách hiện đại. ![]() Ngôi nhà này đặc biệt có trần nhà rất cao, có nhiều khoảng trống và khe lấy sáng tạo sự thư thái, thoáng đãng. ![]() Các không gian nhà còn trồng rất nhiều cây xanh, tạo điểm nhấn với những mảng tường màu xi măng trong nhà. ![]() Các không gian trong nhà luôn tràn ngập ánh sáng và cây xanh. ![]() Các phòng ngủ trong nhà đều rộng rãi và đảm bảo sự riêng tư, căn phòng ngủ này phá cách với đường cong mềm mại. ![]() Việc tạo ra khu vực sinh hoạt phụ và lối thông phía sau, giúp cho việc sinh hoạt của cả hai gia đình không bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn là một không gian để trẻ con có thể chạy chơi vui đùa, gia đình gắn kết như một. ![]() Tầng 2 có thiết kế cong khá độc đáo, bao gồm nhiều lỗ nhỏ, mang ánh sáng tự nhiên vào phòng. ![]() Phòng ngủ của bố mẹ thiết kế đơn giản và cổ điển. ![]() KTS thiết kế nhiều ô cửa để cung cấp ánh sáng tối đa cho căn phòng. ![]() Những đường cong mềm mại và đầy cảm hứng trong nhà. Các phòng đều rất thoáng và sáng nhờ hệ cửa sổ và lỗ thoáng sáng tạo. ![]() Trần nhà cao được thiết kế đặc biệt tạo nên hiệu ứng thị giác đẹp mắt. ![]() “The Memory” chính là sự phá bỏ những ý niệm về sự tương phản giữa cũ và mới, giữa ánh sáng và bóng tối. ![]() Từng không gian trong nhà mang tới sự năng động, trẻ trung kết hợp cùng nét cổ điển đẹp mắt. "The Memory" thực sự gây ấn tượng bởi cách bài trí không gian sáng tạo lẫn cách đan xen truyền thống - hiện đại tuyệt vời. |
Theo VOV
Trong thiết kế ngày nay, các kiến trúc sư thường đưa giếng trời vào không gian sống giúp ngôi nhà thoáng đãng và thoải mái hơn.
" alt=""/>Căn nhà độc đáo và hoài niệm cho gia đình 3 thế hệ