- Sáng 23/6,ệtmỏiđợiconphụhuynhđượctiếpsứliverpool đấu với brighton hơn 70.000 thí sinh bước vào kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội với sự cạnh tranh khốc liệt. Phía bên ngoài phòng thi là những tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng không kém của phụ huynh.
- Sáng 23/6,ệtmỏiđợiconphụhuynhđượctiếpsứliverpool đấu với brighton hơn 70.000 thí sinh bước vào kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội với sự cạnh tranh khốc liệt. Phía bên ngoài phòng thi là những tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng không kém của phụ huynh.
Cụ thể, Bộ TT&TT đã bổ nhiệm ông Chu Tiến Đạt, thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV), phụ trách HĐTV Tổng công ty VTC giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng công ty này. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, quyền Tổng Giám đốc Tổng công ty VTC được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên HĐTV Tổng công ty VTC.
Thông tin từ Tổng công ty VTC, sau khi Bộ TT&TT có quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Chu Tiến Đạt và thành viên HĐTV Nguyễn Ngọc Bảo, cùng ngày 22/5, HĐTV Tổng công ty VTC đã ra quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Bảo giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty VTC.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo sinh năm 1978, có bằng Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ, là người am hiểu sâu sắc lĩnh vực CNTT, nội dung số. Ông Bảo đã có 23 năm công tác trong ngành TT&TT, trong đó có 18 năm liên tục gắn bó với VTC. Ông Nguyễn Ngọc Bảo được giao đảm nhận trọng trách quyền Tổng giám đốc Tổng công ty VTC từ tháng 7/2021.
Trong phát biểu nhận trọng trách thành viên HĐTV Tổng công ty VTC tại lễ công bố và trao quyết định vào ngày 24/5, Tổng Giám đốc VTC Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ: VTC là nơi mà ông cùng với các đồng nghiệp có được sự ủng hộ rất cao của Lãnh đạo Bộ TT&TT và các thế hệ đi trước để thực hiện được những hoài bão của mình. “Ba năm nhận nhiệm vụ tôi đã đưa VTC ổn định trở lại và hoàn thành các kế hoạch đặt ra và sẵn sàng nguồn lực để triển khai không gian mới”, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.
Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng công ty VTC Nguyễn Ngọc Bảo cam kết nỗ lực hết mình để đẩy mạnh triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong tổng công ty, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của VTC.
Tổng Giám đốc VTC Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của VTC trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo sẽ bám sát vào định hướng và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT, tập trung vào phát triển không gian mới trong 2 lĩnh vực: đào tạo số; ứng dụng game trong các lịch vực đời sống, trước mắt áp dụng tốt cho chính mảng giáo dục, chuyển đổi số và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong chiến lược phát triển của mình.
Cụ thể, VTC sẽ tập trung phát triển và mở rộng quy mô đào tạo số, phấn đấu là đơn vị trong top 3 về đào tạo số có ứng dụng game trong công tác đào tạo. Các nội dung công việc được tập trung gồm có: triển khai nền tảng đào tạo nghề số, tập trung vào các lĩnh vực xã hội cần, lượng người học đông, qua đó cũng để hoàn thiện dần nền tảng; đào tạo – ứng dụng game, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị uy tín trong nước và quốc tế xây dựng mạng lưới kết nối đào tạo và phát triển game.
Cùng với việc ứng dụng ‘concept game’ vào không gian không phải game để nâng cao hiệu quả từ việc vận dụng các đặc tính vốn có của game, VTC cũng sẽ tăng tỷ lệ game có yếu tố văn hóa Việt Nam thông qua đào tạo nguồn nhân lực, ban đầu tập trung vào lập trình và phát triển game, cụ thể là phối hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và trường Cao đẳng TT&TT xây dựng chương trình học và tuyển sinh.
Nhấn mạnh bản thân chỉ có mong muốn là ‘gia đình VTC’ ngày càng tốt đẹp, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết ban lãnh đạo tổng công ty đã lập và sẽ triển khai kế hoạch khung chuyển đổi số VTC, với 3 điểm chính về nhân lực số, quản trị số và nền tảng hạ tầng số dùng chung. Theo đó, tăng tỷ lệ nhân sự công nghệ lên 25% trong năm nay và đạt hơn 30% vào năm 2025, ứng dụng AI hỗ trợ cán bộ công nhân viên giải quyết khối lượng lớn về quản lý công việc và báo cáo quản trị. Đồng thời, phát triển ứng dụng AI trong công tác quản trị điều hành Tổng công ty VTC.
Chỉ cần kiên nhẫn một chút, bạn đã có thể gấp cho mình những chậu hoa nhỏ xinh.
" alt=""/>Tự làm tranh gỗ ngộ nghĩnhThậm chí có ý kiến cho rằng, thơ như thế này không nên và không xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa để dạy học sinh.
“Có thực sự cần thiết sử dụng những từ đó không, khi chúng ta hoàn toàn có những từ khác thay thế song vẫn rất phù hợp trong thi cảnh này”, một ý kiến đưa ra.
Tuy nhiên, số khác thì cho rằng có thể bài thơ có một số từ ngữ ít gặp, ít quen thuộc song không đáng bị chỉ trích về nội dung, chất lượng. Một số người cho rằng có thể cảm nhận được cái hay, đẹp và ý nghĩa của bài thơ này.
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội nêu quan điểm: “Đứng ở góc độ một người đọc, tìm hiểu về bài thơ ‘Tiếng hạt nảy mầm’ sẽ thấy rằng tác giả kể về một lớp học khiếm thính, với âm thanh mà các em có thể ‘nghe’ chỉ qua các ký hiệu từ bàn tay của cô giáo. Khi biết điều này, mỗi câu từ tôi đều thấy rất đẹp, đầy nhân văn. Chưa kể bài thơ được tác giả sáng tác năm 1974 và những câu từ xuất hiện trong đó chắc hẳn đã có từ cách đây rất lâu, tìm hiểu chúng ta sẽ rõ hơn”.
GS.TS Lê Phương Nga (giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” là một bài thơ hay, thậm chí rất “thơ” và hoàn toàn vừa sức, phù hợp để dạy cho học sinh lớp 5.
Bà Nga cho hay, vì lý do cá nhân, bản thân bà tiếp cận bài thơ này trước khi sách giáo khoa được công bố. “Tôi ‘như bắt được vàng’ vì gặp được một văn bản thơ với đặc trưng tiêu biểu của hình thức/nghệ thuật thơ. Có những từ được “lạ hóa” chỉ dùng trong thơ văn, có cách nói hàm ẩn và biểu đạt ý bằng hình ảnh là cách nói đặc trưng của thơ văn".
GS Nga cho rằng, cảm thụ văn học, nói chính xác hơn tiếp nhận văn học, là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh được hình thành chủ yếu trong giờ tập đọc. Các bài tập cảm thụ văn học yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu văn chương, giải mã các tín hiệu văn chương, đánh giá các giá trị của các tín hiệu này trong việc biểu đạt nội dung.
Để rèn kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh tiểu học, trước hết cần có vật liệu mẫu - đó là những câu thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn đích thực.
"Để hiểu ngôn ngữ thơ, nhiều khi không thể cứng nhắc theo kiểu 'mở từ điển ra tra'. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất đắc địa. Vì muốn gây ấn tượng, các nhà văn, nhà thơ thường 'chệch' ra khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. Tất nhiên, sự sáng tạo này đảm bảo không 'xa lắc lơ' đến nỗi người đọc chẳng ai hiểu nổi”, bà Nga nói.
Từ góc độ sư phạm, trước nhiều ý kiến băn khoăn việc dạy bài thơ này có phù hợp với học sinh lớp 5 không, bà Nga cho hay, với kinh nghiệm nhiều chục năm từng dạy học sinh tiểu học và sinh viên sư phạm khoa giáo dục tiểu học, theo bà, bài thơ “vừa sức” để dạy và học.
Nữ giáo sư chia sẻ: “Để xác định có bài thơ vừa sức với giảng viên dạy phương pháp dạy học tiếng Việt của trường sư phạm hay không, tôi đã kiểm chứng bằng việc tự ra đề bài tập đọc hiểu, hồi đáp bài thơ và viết đáp án mong đợi - các đáp án này phải dựa trên kết quả thử nghiệm bài làm của học sinh tiểu học. Đồng thời tôi cũng gửi yêu cầu đến các bạn giảng viên dạy Tiếng Việt tiểu học ở các trường đại học và thấy họ viết rất nhiều đáp án chi tiết”.
Với giáo viên tiểu học, khi dạy chuyên đề về “Phát triển năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh tiểu học”, bà Nga cho học viên các lớp cao học cũng là giáo viên tiểu học lựa chọn các văn bản yêu thích và nhận thấy nhiều người đã chọn bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” đồng thời viết được những đoạn khá hay làm đáp án mong đợi. Điều đó chứng tỏ bài thơ tạo hứng thú cho nhiều giáo viên tiểu học. Đặc biệt có học viên say sưa viết tận 4 bài khác nhau bình bài thơ.
GS Nga cũng từng cho một số học sinh tiểu học làm thử những bài tập đọc hiểu bài thơ này. “Những học sinh được chọn thử khi đó đang học lớp 4, lớp 5, học tiếng Việt chỉ thuộc ‘hạng xoàng’ và thấy các em cũng làm được”, GS Nga nói.
GS Lê Phương Nga cho rằng, vì lẽ đó, bài thơ này hoàn toàn xứng đáng trở thành ngữ liệu dùng trong sách giáo khoa.