Nam Định nổi tiếng khắp cả nước với hàng trăm nhà thờ lớn nhỏ khác nhau (Ảnh: Phuong Anh).
Tới đây dịp lễ 30/4 - 1/5, du khách có thể thực hiện kết hợp tour tham quan các nhà thờ nổi tiếng với những góc chụp “sống ảo” lung linh không kém ở trời Âu như: Nhà thờ Lớn ở trung tâm thành phố; Tòa giám mục Bùi Chu; Đền thánh Kiên Lao; Nhà thờ Trung Linh Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai; Đền Thánh Sa Châu; Nhà thờ Hưng Nghĩa,…
Phần lớn các nhà thờ đẹp, được nhiều người biết đến đều tọa lạc ở huyện Xuân Trường, song một vài chỗ nằm rải rác tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu,…
Tuy nhiên du khách có thể kết hợp ghé thăm các nhà thờ này trong một ngày, di chuyển thuận tiện.
![]() | ![]() |
Nhà thờ Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu. Theo lịch sử ghi lại, nhà thờ này được xây dựng từ năm 1927 theo lối kiến trúc Gothic của Pháp, Tây Ban Nha (Ảnh: Ngô Tiến Đức).
Nam Định cách TP. Hà Nội khoảng 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển tới đây bằng xe khách, xe máy, ô tô riêng hoặc tàu hỏa, mất chừng 2 – 2,5 giờ đồng hồ.
Ngoài các nhà thờ đẹp, du khách tới thành Nam có thể kết hợp tham quan một số điểm đến khác như: Đền Trần (đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, ngoại ô thành phố), cách đó vài trăm mét là chùa Phổ Minh (chùa Tháp); Phủ Dầy (thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản); Bảo tàng Dệt Nam Định (đường Trần Đăng Ninh); Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam (thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy) hay ghé thăm bãi biển Hải Thịnh (biển Thịnh Long), Quất Lâm,…
Trải nghiệm foodtour ngon, rẻ
Tương tự Hải Phòng, Nam Định cũng là điểm đến được nhiều bạn trẻ và các gia đình lựa chọn tới trải nghiệm foodtour vì có nhiều món ăn “ngon bổ rẻ”, khó tìm thấy ở địa phương nào khác. Trong đó, đặc sản nổi tiếng nhất là phở bò.
Phở bò Nam Định là món ăn có xuất xứ từ làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 14km. Nơi đây cũng được biết đến là làng nghề làm bánh phở lâu năm.
Phở ở đây được chế biến khác với một số nơi, gồm nguyên liệu chính là bánh phở trắng, dai và thơm, được làm từ gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa rồi đem nghiền bằng cối xay đá. Nước dùng được ninh từ xương bò, nêm nếm với mắm ngon và sá sùng, hành khô..., tạo độ ngọt thanh và thơm tự nhiên.
Ngoài phở, nhắc đến ẩm thực xứ thành Nam, thực khách tâm đắc nhất với các món ăn đường phố, được bán tại các khu chợ truyền thống hay hàng quán vỉa hè. Đặc biệt ở trong trung tâm thành phố, du khách có thể tìm và thưởng thức một số món ngon làm nên thương hiệu ẩm thực nơi đây như bún sung chợ Diên Hồng, xôi xíu, bánh mì cầu Đò Quan, bánh xíu páo, bánh cuốn làng Kênh, kem xôi Nguyễn Du…
![]() | ![]() | ![]() |
Trong một ngày, khách du lịch có thể thực hiện chuyến foodtour khắp nội thành, kết hợp thưởng thức nhiều món ăn đa dạng, từ ăn sáng, ăn trưa cho đến quà vặt buổi chiều hay ăn đêm,… (Ảnh: Phuong Anh).
“Foodtour Nam Định còn ghi điểm với thực khách bởi các món ăn đều có giá thành bình dân, ăn thả ga cũng chưa tới 500.000 đồng/người. Mình đã thử bún sung 10.000 đồng/bát, bánh xíu páo 5.000 đồng/chiếc, xôi xíu 25.000 đồng/suất, bánh mì cầu Đò Quan 12.000 đồng,… Các món này đều có hương vị lạ miệng, hấp dẫn mà mình khó có thể tìm hay thưởng thức ở các tỉnh thành khác”, Phương Anh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Ngoài ra, tới các huyện nội tỉnh, du khách còn có cơ hội thưởng thức loạt đặc sản nức tiếng khác hay mua về làm quà biếu tặng bạn bè, người thân như nem nắm Giao Thủy, bánh nhãn Hải Hậu, kẹo Sìu Châu,…
" alt=""/>Nghỉ lễ 30/4, về Nam Định check
Cũng giống anh Di, nhiều hộ gia đình được tiếp cận các thông tin giảm nghèo bền vững, các chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm và tiếp cận nguồn vốn vay. Nhờ đó, mạnh dạn vay vốn, đầu tư và phát triển kinh tế.
Gia đình anh Đinh Mướt (xã Lâm Sơn, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) cũng thay đổi vườn keo chuyển đổi sang trồng cau, trồng cây ăn trái như bưởi, mít.
Trước đây, việc canh tác chủ yếu dựa vào thời tiết thì đến nay họ đã học hỏi được các kỹ thuật trồng trọt đảm bảo năng suất nhờ được tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ trên internet, đài phái thanh....
Anh Mướt cho biết ngoài các thông tin được tập huấn từ ủy ban nhân dân xã, vợ chồng anh cũng thường xuyên tiếp cận các thông tin về phát triển kinh tế, kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi, mít tránh sâu bệnh, nứt quả từ hệ thống truyền thanh cơ sở, tivi.
Các thiết bị nghe nhìn đã cung cấp thông tin bổ ích cho quá trình làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại huyện vùng núi Minh Long.
Trong thời gian qua, các địa phương tại Quảng Ngãi đã tích cực truyền thông về công tác giảm nghèo được triển khai sâu rộng từ huyện đến xã, đến từng thôn, xóm, người dân, với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; phát huy được sự sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân.
Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống đài truyền thanh, tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các xã, thị trấn bằng hình thức: lồng ghép nội dung vào các buổi sinh hoạt ở thôn, tổ dân phố.
Truyền thông qua các hình thức: pano, áp phích, tờ rơi. Truyền thông tại các buổi sinh hoạt cộng đồng có chủ đề về công tác giảm nghèo và tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động thông tin lưu động ở cơ sở, ưu tiên thực hiện trên đài truyền thanh xã, thị trấn.
Nhờ đó, các chính sách về giảm nghèo bền vững đã được tiếp cận với người dân một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.
Giảm nghèo về thông tin cho người dân là một tiểu dự án quan trọng trong chương tình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Để người dân không thiếu hụt về thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều giải pháp kịp thời như phổ cập internet, mạng di động đưa thông tin về tới tận cơ sở, cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng sản xuất, các mô hình làm kinh tế giỏi, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi tới người dân góp phần thực hiện giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư giảm nghèo về thông tin hơn 2,3 tỷ đồng tập trung vào các nhiệm vụ tập huấn nâng cao năng lựu cho cán bộ truyền thông, sản xuất các ấn phẩm báo chí, chuyển đổi đài truyền thanh xã sang công nghệ ứng dụng thông tin - viễn thông.
Hiện, 6 huyện bao gồm Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và Lý Sơn đã được khảo sát lắp đặt cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông giúp người dân tiếp cận được thông tin và sử dụng các dịch vụ viễn thông.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thay đổi tư duy làm giàu từ thông tin trên thiết bị nghe nhìnNgười ăn cơm rượu dù ít hay nhiều vẫn cần thời gian để cồn đào thải hết khỏi cơ thể. Nếu ngay sau ăn, phải thổi nồng độ cồn, khả năng máy đo báo “dương tính” là rất cao. Với một người có thể trạng bình thường, khoảng 3-4 tiếng sau ăn một bát cơm rượu nhỏ, nồng độ cồn khó có thể đào thải hết.
Tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều yếu tố ở người sử dụng thực phẩm chứa cồn, phụ thuộc lớn vào việc ăn, uống nhiều hay ít. Giới tính, thể trạng, bệnh lý… được xác định là liên quan đến tốc độ chuyển hóa.
Việc ăn, uống thực phẩm chứa cồn lúc no hay đói ảnh hưởng đến khả năng, tốc độ hấp thu cồn nhanh hay chậm (nếu đói thì cồn hấp thu ngay vào dạ dày, nếu no, cồn hấp thu khi xuống ruột non). Thông thường, sau 30 phút ăn, uống thực phẩm chứa cồn, cồn đều hấp thu vào cơ thể.