
Vợ chồng tôi không may mắn như chị Hải Minh, hai đứa chỉ vẻn vẹn 12 triệu/tháng. Tháng nào chồng tôi gắng sức tăng ca thì tổng thu nhập khoảng 13 triệu.
Chúng tôi khá may mắn khi được hai nhà nội ngoại hỗ trợ mua 1 căn hộ tập thể kiểu cũ ở vùng ven Hà Nội. Cơ quan cách nhà chừng 2km thôi nên tôi đạp xe đi làm, vừa tập thể dục vừa tiết kiệm tiền xăng.
Ở quê, ông bà nội ngoại đều có ruộng, vườn to, nuôi thả đủ thứ. Thương con vất vả, hầu như tuần nào bố mẹ tôi cũng gửi đồ ra. Bà ngoại gửi con gà thì bà nội lại cho con cá... Cứ thế, tủ lạnh nhà chúng tôi chẳng bao giờ thiếu thức ăn. Chuyện chợ búa cũng chỉ quanh quẩn mấy cọng hành, rau thơm... để bữa cơm thêm màu sắc, mùi vị.
Có thể tính "con nhà nghèo", chúng tôi đều thích mang cơm trưa đi làm chứ hiếm khi gọi đồ. Cứ làm cơm tối, tôi lại nấu dư ra chút đồ ăn mặn. Sáng mai, chồng cắm cơm, vợ làm rau là chúng tôi có bữa trưa nóng sốt mang đi làm và tiết kiệm được ối tiền.
Ngay từ lúc cưới chúng tôi đã thống nhất sẽ biếu bố mẹ hai bên 2 triệu/tháng gọi là phụ giúp tiền chợ cho ông bà. Thế là cố định mỗi tháng chúng tôi tiêu 4 triệu cho khoản này. Tiền điện nước, internet... chỉ loanh quanh 1 triệu. Thêm chừng triệu rưỡi mua rau dưa, hoa quả, và 500 ngàn tiền xăng xe cho chồng, 500 ngàn để tôi tiêu vặt, chúng tôi để dành được khoảng 3-4 triệu/tháng.
Tôi nghe các chị lớn tuổi ở cơ quan nên cũng chia tiền thành nhiều khoản để quản lý. Thông thường, mỗi tháng tôi sẽ để khoảng 500-800 ngàn (nếu chồng tăng ca nhiều) để tiết kiệm dài hạn, 500 ngàn khác tôi để dành cho việc con cái vì chúng tôi đã có kế hoạch rồi. Chúng tôi có khoảng 500 ngàn để thỉnh thoảng mời nhau 1 ly trà chanh hay "ăn tươi".
Chồng tôi đang theo học một khoá nâng cao nghiệp vụ nên tôi cũng luôn nhớ để dành 1 khoản nhỏ xinh hàng tháng để tích góp cho anh ấy đóng học phí.
Có thể nhiều người sẽ nói vợ chồng tôi quá ki bo, dè sẻn nhưng biết làm sao được, khi chưa có đủ điều kiện thì cứ bằng lòng với những gì mình có thôi! Sau này, khi kiếm được nhiều hơn, cuộc sống ổn định hơn, chúng tôi vung tay thoải mái chắc cũng chưa muộn đâu!
Độc giả có thể gửi bài theo địa chỉ [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn!" alt=""/>Thu nhập chỉ chục triệu, vợ chồng tôi vẫn sống thoải mái

 |
Indian Matchmaking được đề cử giải Emmy ở hạng mục chương trình truyền hình thực tế phi hư cấu xuất sắc. Ảnh: Netflix. |
Ngược lại, đàn ông hiếm khi bị đòi hỏi nhiều như vậy. Khi lên sóng, show nhanh chóng nhận về nhiều chỉ trích vì cổ xúy các định kiến cũ như bất bình đẳng giới, phân biệt đẳng cấp, màu da.
"Chúng tôi coi giám khảo Emmy là những người mang tư tưởng tiến bộ và cố gắng đem lại tiếng nói đa chiều. Tôi ngạc nhiên khi họ lại đề cử một chương trình có giá trị thụt lùi", Srishty Ranjan, một nhà hoạt động xã hội, cho hay.
"Khi nội dung một chương trình đề cập người vợ phải biết 'hy sinh', 'không cần coi trọng sự nghiệp', rõ ràng bạn đang quảng bá những tư tưởng chống lại phụ nữ", Ranjan nói thêm.
Thực tế, phụ nữ Ấn Độ phải chịu áp lực kết hôn sớm, bị ép lập gia đình khi chưa sẵn sàng. Còn các cuộc hôn nhân sắp đặt ở nước này thường có sự chênh lệch về địa vị và đẳng cấp giữa các tầng lớp.
 |
Chương trình hẹn hò phơi bày những mặt trái trong xã hội Ấn Độ, như yêu cầu phụ nữ kết hôn sớm, có nước da trắng sáng, không cần chú tâm vào sự nghiệp. Ảnh: SCMP. |
Tháng trước, một cuộc khảo sát bởi Pew Research đưa ra tỷ lệ 6/10 người được hỏi cho rằng việc chấm dứt hôn nhân dựa trên đẳng cấp là cần thiết.
"Thật đáng thất vọng khi một chương trình nói về hôn nhân ở Ấn Độ, thứ vốn tồn tại nhiều vấn đề, lại không có sự tham vấn ý kiến trước", nhà phê bình phim Ankur Pathak nói với Vice News.
Giới phê bình phim đánh giá đề cử tại giải Emmy của Indian Matchmakingsẽ làm những giá trị tiêu cực của nó lan rộng thêm.
"Việc show được đề cử ở một giải thưởng uy tín quốc tế chắc chắn thu hút nhiều người xem hơn, tạo ra niềm tin rằng nội dung chương trình có uy tín, giá trị", Pathak giải thích.
"Dù đem lại danh tiếng, Indian Matchmaking còn đại diện cho hình ảnh đất nước. Với những khán giả phương Tây không có cái nhìn tường tận về Ấn Độ, họ sẽ dễ dàng tin rằng quốc gia này vẫn theo đuổi những quan niệm truyền thống cổ hủ, không chịu thay đổi", nhà văn hóa kiêm phê bình phim Poulomi Das, bày tỏ.
Theo Zing

Khao khát tình yêu, người trẻ bị 'móc' tiền tinh vi
Ming muốn nối lại tình cảm với bạn gái sau khi cô không thèm nói chuyện với anh nữa, anh đã tìm đến một nhóm tự xưng là chuyên gia về những vấn đề này.
" alt=""/>Người Ấn Độ bất mãn khi show mai mối tai tiếng được đề cử Emmy 2021