35 tuổi, tôi đã hai lần bị người thân khước trừ. Lần thứ nhất là mẹ ruột vứt bỏ. Lần này là người vợ tôi yêu thương, tin tưởng.
" alt=""/>Bố vợ mất mà con rể nhất định không về chịu tang vì lý do khó chấp nhậnNhưng tình yêu khác với hôn nhân, thời vàng son thanh xuân không giống thời bận bịu gạo tiền, con nhỏ. Anh có năng lực nhưng bị chèn ép ở công ty. Anh nghỉ việc ra làm ăn riêng nhưng không gặp thời, thất bại nối liền thất bại. Chị một mình xoay xở trong ngoài, đôi khi cảm giác không còn thời gian để thở. Chị muốn anh đầu quân cho một công ty nào đó, sáng đi làm, chiều về nhà, tốt tối kê cao đầu mà ngủ nhưng anh không muốn cầu cạnh ai, phụ thuộc ai như đã từng. Chị đã cố gắng để không buông lời than phiền, nhưng rồi những khó chịu không thể giấu che.
Mái ấm đôi khi đã không còn ấm. Đôi bận anh ước giá như không phải về nhà, đôi khi chị khát khao có thể vứt bỏ mọi thứ một mình đi đâu đó. Nhưng họ vẫn phải gồng gánh những thứ gọi là tình yêu, là trách nhiệm, là gánh nặng như hầu hết những gia đình khác phải mang.
Ai cũng chỉ chú trọng vào những khó khăn của riêng mình, những bực bội và bận bịu của riêng mình rồi đòi hỏi người khác phải thấu hiểu, cảm thông trong khi đối phương cũng có những nỗi niềm riêng của họ. Sự bất đồng, khó chịu bắt đầu từ đó, ngày một lan rộng, nhiều thêm.
Rồi một ngày, anh trở về, trong cơn say, nói trong nỗi mệt nhọc. Anh không hiểu sao tình cảm hai người lại càng ngày càng trở nên tồi tệ như vậy. Nhưng anh thực sự không muốn vợ con mình khổ thêm. Chị muốn sự yên ổn còn anh thì lại muốn mạo hiểm phiêu lưu. Có thể hai người khó có thể cùng chung lối đi được nữa. Có một lý do khác anh không nói ra nhưng chị biết: Có một người phụ nữ độc thân giàu có đang có ý đầu tư cho anh bắt đầu lại sự nghiệp của mình.
Buồn, khổ, chán nản, khó khăn nhưng ly hôn thì chị chưa bao giờ nghĩ đến. Tại sao lại phải ly hôn? Những vất vả khó khăn, gia đình nào không phải trải qua lúc này hay lúc khác. Chị yêu anh, chị là vợ anh, chị phải cùng anh gánh vác mọi chuyện trong đời chứ. Giả anh có lung lay vì một người phụ nữ khác thì chị cũng phải kéo anh quay về, vì chị, vì con. Nhưng anh nói anh mệt rồi, anh thực sự mệt rồi.
Mẹ chồng chị nói: Nếu nó muốn vậy, con càng cố níu giữ, nó sẽ lại càng muốn thoát ra. Con buông đi con. Có những chuyện trong đời, muốn nắm giữ, chỉ có cách là buông đúng lúc. Như khi hai người cùng kéo một sợi dây, nếu cả hai đều cố kéo về hai phía khác nhau, sợi dây sẽ đứt. Nhưng nếu một người chấp nhận buông tay, sợi dây vẫn lành nguyên, biết đâu mình còn có cơi hội cầm lại sợi dây ấy. Tình cảm cũng vậy, càng căng chỉ càng khiến mọi thứ thêm tồi tệ, dần rồi không còn nhìn nổi mặt nhau. Chi bằng buông đúng lúc mọi thứ còn có chút tốt đẹp.
Chị đề nghị ly thân, cho cả hai một năm để đi đến quyết định cuối cùng. Trong thời gian đó, chị đưa con về ở với bố mẹ chồng, nhường nhà lại cho anh ở. Chị vẫn là dâu hiền, là mẹ đảm, chỉ có với anh, không còn những săn sóc quan tâm như xưa. Chị mặc kệ những việc anh làm, không một lần bận tâm hỏi han.
Chưa đầy nửa năm anh đã tỏ ý muốn hai mẹ con chị dọn về nhà. Chị bảo anh suy nghĩ thêm đi, chị không vội. Chị không vội, nhưng anh vội. Đó là những khi một mình anh trở về nhà thấy vắng tiếng con bi bô, vắng dáng hình chị trong bếp. Là những sáng mở mắt ra cô quạnh, là những đêm dài cô đơn. Đã nhiều khi anh tự hỏi mình: “Mày đã làm gì với cuộc hôn nhân của mày thế?”. Anh đã yêu chị nhiều như thế.
Chị đã từng vì anh mà đi qua bao nhiêu khó khăn. Sao cuối cùng anh lại muốn đi một mình, muốn chị bước một mình. Sao anh lại muốn mọi người được tự do trong khi hạnh phúc lại bắt đầu bằng những thứ ràng buộc. Anh mân mê chiếc nhẫn cưới trên ngón tay mình, rõ ràng anh chưa bao giờ có ý định tháo nó ra.
Chị nói với tôi: “Khi quyết định ly thân, chị sợ lắm. Bề ngoài cố tỏ ra bình thản nhưng trong lòng luôn cuộn những cơn sóng ngầm. Chị đếm thời gian trôi, sợ khi một năm kết thúc, thứ anh dành cho chị vẫn là tờ đơn ly hôn. Nhưng giờ thì ổn rồi, ổn rồi. Chị cần lấy lại năng lượng để bồi đắp cho cuộc hôn nhân vừa mới tái sinh của mình”. Chị cười, phụ nữ thực ra chỉ đẹp khi nụ cười toát ra từ sự thanh thản.
Ở trên đời này, có những thứ, nếu bạn muốn nắm giữ, tốt nhất hãy buông tay. Nghe nghịch lý lắm phải không, nhưng sự thực là như vậy đấy. Giống như khi bạn vốc một vốc nước trong lòng bàn tay, bạn càng nắm chặt, nước càng chảy hết ra ngoài.
Bố nói, nếu anh em tôi không đồng ý, bố sẽ đưa người yêu đi đăng ký kết hôn để được sống cùng nhau.
" alt=""/>Muốn giữ, hãy buông![]() |
Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự, Chánh Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Lễ khai mạc. |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự, Chánh Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho rằng: "Sau một năm dài học tập căng thẳng, mùa hè là dịp để các bạn nhỏ được thư giãn, nghỉ ngơi và có cơ hội vui chơi nhiều hơn. Các gia đình có nhiều lựa chọn để cho các em có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa như về thăm quê, giúp đỡ bố mẹ, tham gia các hoạt động thiện nguyện…
![]() |
'Gieo hạt Bồ Đề' lần 2 - khoá tu kéo dài 1 tuần tại Cung Trúc Lâm Yên Tử thu hút hơn 600 em nhỏ tham gia. |
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tận dụng kỳ nghỉ hè để làm được một việc gì đó có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều bạn trẻ đã lãng phí thời gian vào những trò chơi điện tử, hay đọc những cuốn truyện, bộ phim có nội dung nhảm nhí và vô bổ. Chính những điều đó đã tạo cho các bậc phụ huynh nhiều nỗi bất an, trăn trở.
Với mục đích chia sẻ những lo lắng, ưu tư của các bậc phụ huynh mỗi độ hè về, cũng như thấy được sự cần thiết của việc chăm lo cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức khóa sinh hoạt hè lần thứ 2 với chủ đề “Gieo hạt Bồ Đề”.
![]() |
Đại đức Thích Khai Từ phát biểu tại khoá tu. |
Khóa sinh hoạt hè lần 2 thu hút hơn 600 các bạn thanh thiếu niên có độ tuổi từ 12 đến 25. Tại khóa sinh hoạt hè năm nay, khóa sinh sẽ được nghe các quý thầy chia sẻ những giáo lý cơ bản của đạo Phật; được nghe giảng với các chủ đề thiết thức như giảng về tinh thần hiếu đạo, giúp các bạn ý thức bổn phận làm con của mình hay chia sẻ các câu chuyện về những tấm gương tốt, việc tốt từ xưa đến nay.
Ngoài ra, tại chương trình các khóa sinh sẽ được thực tập những pháp môn căn bản như ngồi thiền, thiền hành, thiền ca, ăn cơm trong biết ơn và chánh niệm… tất cả nhằm mục đích hướng thiện và nêu cao hạnh hiếu, vận dụng tư tưởng minh triết và phương pháp giáo dục đạo đức của Phật giáo ứng dụng vào đời sống thường ngày.
Bên cạnh đó, trong các khóa sinhh hoạt các em còn được tham gia nhiều hoạt động rèn luyện thể chất với các bài tập thể dục buổi sáng hay học võ thuật, chơi các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa như: Đêm sinh nhật hướng thượng và thắp nến tri ân cha mẹ; cuộc thi vẽ tranh và làm thiệp về chủ đề bảo vệ môi trường; đêm thi tài năng với những tiết mục văn nghệ do chính các bạn khóa sinh thể hiện; giao lưu với những người nổi tiếng; leo núi Yên Tử để hòa mình với thiên nhiên, đồng thời tìm hiểu lịch sử khu di tích danh thắng Yên Tử nơi mà hơn 700 năm về trước Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng về đây tu hành và hóa Phật; học tập và trao dồi các kỹ năng sống như kỹ năng y tế, phòng chống các bệnh tật lây nhiễm…
Bích Ngọc
" alt=""/>Hơn 600 khóa sinh tham dự chương trình 'Gieo hạt Bồ Đề' lần 2