![]() |
Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học năm 2021 |
Theo đó, dự kiến thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27/4 đến 17 giờ ngày 11/5; đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến từ ngày 27/4 đến 17 giờ ngày 16/5.
Sở GD-ĐT, các điểm thu nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh; nhập thông tin đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 của thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Sở GD-ĐT trước ngày 30/5.
Các trường tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các Sở GD-ĐT để thông báo cho thí sinh trước 17 giờ ngày 28/7.
Trước 17 giờ ngày 10/8,thí sinh trúng tuyển thẳng gửi hồ sơ và xác nhận nhập học tại các trường.
Trước 17 giờ ngày 3/8,Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe.
Trước 17 giờ ngày 5/8,các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trang thông tin điện tử của trường.
Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (thí sinh chỉ được điều chỉnh theo phương thức trực tuyến) từ ngày 7/8 đến 17 giờ ngày 17/8.Thí sinh điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực sẽ thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ.
Trước 17h ngày 19/8,thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có.
Từ ngày 20/8 đến 17 giờ ngày 22/8,các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1.
Các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ ngày 23/8.
Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 1/9 (tính theo dấu bưu điện).
Từ 8/9 đến hết tháng 12/2021, các trường còn thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung.
Trước ngày 31/12/2021, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020.
Cũng theo hướng dẫn này, Bộ GD-ĐT lưu ý, mức điểm ưu tiên được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30. Nếu trường xét tuyển với thang điểm khác với thang điểm này (ví dụ trường nhân hệ số môn chính trong tổ hợp xét tuyển) thì phải quy đổi mức điểm ưu tiên tương ứng với thang điểm mới và công bố trong Đề án tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Ngoài ra, các quy định “điểm xét tốt nghiệp” trong quy chế được hiểu là một điều kiện (ngưỡng đảm bảo chất lượng) để thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp. Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định “điểm xét tốt nghiệp” đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng, mức ưu tiên không giống với mức ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh.
Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu trường sử dụng “điểm xét tốt nghiệp” để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong “điểm xét tốt nghiệp” sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT vừa có công văn công bố điều chỉnh lịch tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2021. Theo đó, thời gian điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 29/8 đến ngày 5/9. Thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2021 là trước 17h ngày 16/9.
" alt=""/>Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học 2021
"Theo dư luận thời gian qua, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện tuy không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tác động lên đối tượng vị thành niên", bà Hải nêu.
Trưởng ban Dân nguyện, tất cả các quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm… của nhà giáo đều là quy định trong giờ học, đối với giờ chính khoá. Trong khi thực tế sự việc xảy ra vào giờ dạy thêm, sau khi thầy giáo uống rượu.
"Nếu nói thẳng ra thì đó là đang đi dạy thêm, luật cũng không có quy định cấm dạy thêm, chỉ quy định không ép buộc học sinh đi học thêm để thu tiền. Trong các quyền của nhà giáo cũng không nói có quyền đi dạy thêm hay không?", bà Hải chỉ ra kẽ hở.
Theo bà, đây là vấn đề bỏ ngỏ và đặt vấn đề trong các giờ dạy thêm thì ai quản lý giáo viên, chẳng hạn: "Thầy dâm ô học sinh tại lớp học thêm hoặc tại nhà học sinh khi dạy gia sư thì thế nào?".
Cần có điều luật cấm giáo viên xâm hại học sinh
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng bày tỏ quan tâm đến vấn đề bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục. Đặc biệt thời gian gần đây nổi lên một số vụ dù chỉ là cá biệt, nhưng dư luận rất quan tâm.
![]() |
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga |
"Học sinh bị giáo viên xâm hại tuy là cá biệt nhưng cả xã hội quan tâm vì xưa nay nghề giáo được người dân tôn trọng. Xã hội phức tạp, một vài người lệch chuẩn mực, vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng cũng tác động đến tâm lý của xã hội", Chủ nhiệm UB Tư pháp mong muốn đưa vấn đề này vào dự luật Giáo dục sửa đổi.
Bà Nga cũng đề nghị, Chương 6 về nhà trường gia đình và xã hội nên cân nhắc đưa thêm điều phù hợp với luật trẻ em, xác định trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, xã hội trong việc bảo vệ người học.
Liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo và các hành vi nhà giáo không được làm, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng dự luật không có điều cấm chung mà chỉ có điều 21 là cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục.
Chương nhà giáo có Điều 72 có các hành vi nhà giáo không được làm; Điều 67 có các tiêu chuẩn nhà giáo quy định các phẩm chất của nhà giáo gồm tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có phong cách, tự trọng, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo sức khoẻ.
"Chúng tôi rất mong muốn nếu có thể được thì đề xuất thêm chuẩn mực đạo đức nhà giáo vì chuẩn mực đạo đức của ngành rất quan trọng. Ví dụ như ngành y thì có y đức. Tôi không rõ ngành giáo dục đã ban hành quy chuẩn về chuẩn mực xử sự chưa.
Nếu chưa thì đưa vào điều 67. Tiêu chuẩn giáo viên đáp ứng chuẩn mực trong bộ quy tắc ứng xử do Bộ GD&ĐT quy định để giáo viên thực hiện, tránh những trường hợp đã xảy ra như thời gian vừa qua", Chủ nhiệm UB Tư pháp nói.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng vấn đề đạo đức giáo viên đang được xã hội quan tâm, ban soạn thảo cần điều chỉnh trong dự luật.
Thu Hằng
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.
" alt=""/>Thầy giáo dâm ô học sinh ngoài giờ dạy thì xử lý thế nào?- Chương trình GDPT của các nước phát triển xây dựng các môn học tích hợp như thế nào?
Dạy học tích hợp đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu của thế giới; mức độ tích hợp khá đa dạng.
Số nước có môn Khoa học tự nhiên thay cho 3 môn học riêng rẽ là Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THCS chiếm tỉ lệ cao trong số các QG có nền GD phát triển như Anh, Australia, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ,... Điều này cho thấy việc thiết kế môn học tích hợp Khoa học tự nhiên ở THCS trong Chương trình GDPT mới của Việt Nam là phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Việc tích hợp Lịch sử và Địa lí thành một môn học (Lịch sử và Địa lí/Khoa học xã hội/Nghiên cứu xã hội) tuy không phổ biến như môn Khoa học tự nhiên nhưng cũng đã thực hiện ở nhiều QG có nền giáo dục phát triển như Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp,...
- Chương trình GDPT mới của Việt Nam có giải pháp như thế nào để xây dựng các môn tích hợp phù hợp với thực tiễn dạy và học ở nước ta?
Dạy học tích hợp có nhiều ưu thế, nhưng cũng gây ra một số e ngại nhất định. Chẳng hạn, Jones Casey trong bài viết “Quan điểm liên môn – Ưu điểm, hạn chế và các lợi ích tương lai của các nghiên cứu liên môn” (2009) lưu ý: Nếu chỉ “nhăm nhăm” vào kiến thức liên môn, tích hợp thì có thể rời xa kiến thức cốt lõi của môn học, vì khi chú ý đến kiến thức liên môn, giáo viên sẽ chú ý đến phần giao nhau giữa các môn học, mà phần giao ấy là nơi thể hiện ít hơn đặc trưng của môn học.
Những người biên soạn Chương trình GDPT mới của Việt Nam đã lựa chọn phương án tích hợp phù hợp với mỗi môn học để phát huy hiệu quả, đồng thời bảo đảm kiến thức cốt lõi của mỗi ngành khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế giáo dục của nước nhà.
Trong chương trình môn Khoa học tự nhiên, bên cạnh việc thiết kế nội dung theo các chủ đề chung như Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và Bầu trời, chương trình hướng dẫn HS tìm hiểu một số vấn đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, giáo dục STEM, bảo vệ môi trường...
Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí, bên cạnh việc thiết kế các nội dung của phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ cho nhau, chương trình còn tạo cơ hội cho HS tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Các cuộc đại phát kiến địa lí, Đô thị - Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ngoài 4 chủ đề có tính tích hợp cao đã được lựa chọn, theo nguyên tắc “mở” của chương trình, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có thể bổ sung những chủ đề liên quan đến lịch sử, địa lí trong nội dung giáo dục của địa phương.
Phương thức và mức độ tích hợp như trên không vượt quá năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh. Đây là một phương thức tích hợp ở mức độ phù hợp.
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp HS phát triển được những phẩm chất và năng lực mà Chương trình GDPT kì vọng.
Ngoài ra, nó còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, góp phần giảm tải so với chương trình hiện hành. Trong thực tiễn dạy học lâu nay, nhiều giáo viên đã vận dụng cách dạy học tích hợp. Tuy nhiên, nếu quan điểm tích hợp được quán triệt ngay từ khâu thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa thì giáo viên sẽ vận dụng thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo giáo viên để dạy các môn học tích hợp như thế nào?
Trước năm 1975, việc một GV (giáo viên) dạy cả 2 môn như Vật lí - Hóa học, Lịch sử - Địa lí rất phổ biến. Nhiều GV hiện nay cảm thấy khó khăn khi dạy môn tích hợp là do chương trình đào tạo sư phạm và thói quen dạy đơn môn trong mấy chục năm gần đây.
Để đáp ứng yêu cầu của Chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV dạy học tích hợp.
Các trường sư phạm đang xây dựng chương trình đào tạo GV các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí và chương trình bồi dưỡng GV đơn môn để dạy các môn học này.
Theo dự kiến, GV dạy môn Lịch sử và môn Địa lý trong chương trình hiện hành sẽ học khoảng 20 tín chỉ để dạy môn Lịch sử và Địa lí ở THCS. Đối với môn Khoa học tự nhiên, cách bồi dưỡng cũng tương tự.
Từ nay cho đến khi áp dụng Chương trình mới ở cấp THCS còn gần 3 - 4 năm chuẩn bị, cho nên chương trình bồi dưỡng này hoàn toàn có tính khả thi.
Đối với một số trường hợp đặc biệt như GV gần đến tuổi nghỉ hưu thì có thể áp dụng phương án bố trí mỗi GV dạy một mạch nội dung phù hợp trong môn tích hợp trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với GV dạy mạch nội dung khác. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, không nên kéo dài.
Bìa phụ sách giáo khoa môn Khoa học xã hội và nhân văn của Nhà xuất bản Đại học Cambridge viết theo chương trình của Australia
Mục lục sách giáo khoa môn Khoa học xã hội và nhân văn của Nhà xuất bản Đại học Cambridge viết theo chương trình của Australia
Doãn Phong (thực hiện)
" alt=""/>Dạy học tích hợp: Kinh nghiệm từ thế giới