Năm 20 tuổi, ông Trình xung phong lên đường nhập ngũ vào chiến trường B với hy vọng góp xương máu mong đất nước giành được độc lập. Chàng trai trẻ ngày ấy được phân công công tác tại Sư đoàn 470 chuyên làm nhiệm vụ vận tải, “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước.
Chiến tranh khốc liệt với những đêm sốt rét rừng, bữa cơm vội vàng nơi "rừng thiêng nước độc" khiến ông Trình mắc bệnh sốt rét ác tính, nấm tóc, viêm thượng vị dạ dày nặng. Tuy nhiên, thời điểm đó, nghĩ đến cảnh đất nước vẫn chia đôi hai miền, ông không muốn về hậu phương điều trị mà tiếp tục ở lại cùng các đồng đội cho đến tận ngày giải phóng.
Do một loạt những biến chứng từ thời còn chiến đấu khiến cơ thể ông Trình suy nhược trầm trọng. Tháng 10/1975, sau khi Bắc Nam sum họp một nhà, đơn vị cho ông xuất ngũ về địa phương. Biết hoàn cảnh của ông Trình, chính quyền xã Đại Hùng phân công ông phụ trách máy nổ, máy nghiền lúa gạo tại trại chăn nuôi xã.
Cũng vì di chứng từ chiến tranh, vợ chồng ông chỉ sinh được một người con trai duy nhất là anh Nguyễn Tất Thành năm 1986. Những tưởng ông đã được hưởng niềm hạnh phúc khi chứng kiến con kết hôn, xây dựng gia đình, nhưng niềm vui ấy chỉ tồn tại rất ngắn khi một loạt biến cố dần ập đến.
Nguy cơ rơi vào cảnh vô gia cư
Năm 2009, vợ ông Trình, bà Nguyễn Thị Minh (SN 1953) phát hiện mắc bệnh ung thư vú. Căn bệnh hiểm nghèo buộc bà phải điều trị một thời gian dài, cắt bỏ một bên ngực. Do kinh tế khó khăn, hai vợ chồng phải vay nhiều nơi với số tiền vài chục triệu đồng chữa bệnh.
Bất hạnh vẫn chưa dừng lại. Bởi làm ăn thua lỗ, con trai ông Trình thế chấp toàn bộ đất đai, nhà cửa cho ngân hàng, cả gia đình rơi vào cảnh không chốn dung thân.
Do số nợ quá lớn không có khả năng chi trả, con trai ông bỏ đi không rõ tung tích. Năm 2014, con dâu ông Trình bị đột tử. Không còn cách nào khác, đôi vợ chồng già đành gửi cháu nội cho nhà thông gia nuôi nấng, mong cháu có điều kiện ăn học tử tế hơn.
Giờ đây, toàn bộ kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào phụ cấp bệnh binh khoảng 1.590.000 đồng/tháng của ông Trình. Số tiền ít ỏi này không đủ để lo bữa cơm qua ngày. Trong khi đó, thời hạn ở nhờ của gia đình ông sắp hết. Bệnh tình của bà Minh vẫn cần dùng đến thuốc thang thường xuyên.
Những ngày tới đây, rất có thể ông bà rơi vào cảnh vô gia cư, không người chăm sóc. Mong nhiều nhà hảo tâm rủ lòng thương, giúp đỡ người cựu binh già có được chỗ nương tựa lúc cuối đời.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Trình. Địa chỉ: Thôn Trung Thượng, xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Số điện thoại: 0333372862. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.124 (ông Nguyễn Văn Trình) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
VĐV giành nhiều HCV nhất là Nguyễn Thị Oanh của môn điền kinh, ở 4 nội dung cá nhân 1.500m, 3.000m vượt chướng ngại vật, 5.000m và 10.000m.
VĐV trẻ nhất đoàn TTVN giành HCV là Lê Khánh Hưng (15 tuổi) ở môn golf. Đây cũng là lần đầu tiên golf Việt Nam có HCV, bên cạnh đó có thêm 1 HCB đồng đội và 1 HCĐ cá nhân nam.
Đoàn TTVN phá 16 kỷ lục SEA Games ở môn bơi của Phạm Thanh Bảo, 3 kỷ lục (cử giật, cử đẩy, tổng cử) của Nguyễn Quốc Toàn ở hạng 89kg, Trần Minh Trí (cử tạ, hạng 67kg), 10 nội dung lặn...
Với riêng Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), chân chạy người Nam Định lập cột mốc 13 HCV ở các kỳ SEA Games mà cô tham dự. Môn bóng đá nữ giành tấm HCV thứ 4 liên tiếp và thứ 8 trong các kỳ SEA Games.
Dẫn đầu HCV thuộc nhóm môn Olympic
Bóng đá nam, điền kinh, bơi... chưa hoàn thành chỉ tiêu. Cụ thể, tuyển điền kinh sụt giảm đến 10 HCV so với SEA Games 31 và để cho Thái Lan vượt mặt. Bơi lội chỉ giành được 7 HCV so với 11 HCV ở SEA Games 31.
Tuy nhiên đây là kỳ SEA Games 32 có nhiều thử thách, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chưa kể các yếu tố khách quan khác.
Theo thống kê, 61/136 HCV của đoàn TTVN là các môn Olympic, chiếm 45%. Cụ thể, đó là các môn bơi (7), điền kinh (12), bóng rổ 3x3 (1), boxing (2), xe đạp (1), đấu kiếm (4), bóng đá (1), golf (1), thể dục dụng cụ (4), Judo đối kháng (7), bóng bàn (1), taekwondo đối kháng (2), cử tạ (4), vật (13), breaking (1).
Nếu tính theo tỷ lệ %, Singapore dẫn đầu với 80% (41/51) HCV các môn Olympic, Thái Lan 52% (56/108), Philippines 48% (28/58), Indonesia 47% (41/87) và Việt Nam 45% (61/136).
Tính riêng BXH các môn Olympic, đoàn Việt Nam đứng thứ nhất, sau đó là Thái Lan, Indonesia, Singapore... Myanmar có 2 HCV các môn Olympic còn chủ nhà Campuchia có 14 HCV.
Trong tổng số HCV Việt Nam giành được, các nội dung của nam chiếm 63 HCV, nữ chiếm 60 HCV, các nội dung hỗn hợp 13 HCV – đều dẫn đầu toàn đoàn. Thái Lan xếp thứ 2 ở tất cả các thông số này, cụ thể là nam 50 HCV, nữ 48 HCV và hỗn hợp 10 HCV.
" alt=""/>SEA Games 32: Việt Nam và cú đúp về nhất ấn tượngĐối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp trung bình một số khu vực giảm khoảng 5% svck trong quý I/2022. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng chung, phần còn lại của thành phố là khu Tây Bắc, giá đất lại có chiều hướng tăng mạnh.
Còn tại Hà Nội, báo cáo cho biết, nguồn cung mới nhà xây sẵn quý I cũng sụt giảm 24,7% svck còn 296 căn. Lượng tiêu thụ căn hộ sơ cấp trong quý I/2022 tăng 16% (svck) lên 4.800 căn, trong khi nguồn cung mới giảm 20,3% svck còn 3.525 căn. Giá trung bình căn hộ sơ cấp trong quý tăng ấn tượng 13,3% svck lên 1.655 USD/m2.
Đối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp của 12/15 quận, huyện tại Hà Nội ghi nhận giảm mạnh, trung bình giảm 7,7% so với quý trước, nhưng vẫn tăng 5,7% svck.
"Ngành BĐS đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành từ lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở đến việc thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)” - VNDirect Research nhận định.
Đơn vị này cũng đánh giá, trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.
“Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, điều này có thể sẽ giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại năm 2022", VNDirect Research dự báo.
Nhận định về rủi ro của ngành, VNDirect Research đặt vấn đề về giá nhà đất tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là tại khu vực ngoại thành khiến gia tăng các mối lo ngại và có thể vượt khả năng của người mua nhà.
Cùng với đó, chi phí xây dựng tăng cao trong quý II/2022, đặc biệt giá thép đã tăng hơn 20% svck điều này sẽ kéo theo giá nhà tăng nếu giá vật liệu duy trì ở mức cao như hiện tại trong hai năm tới. Lạm phát và lãi suất vay mua nhà tăng cao hơn dự kiến có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với giao dịch căn hộ đặc biệt là phân khúc trung cấp và bình dân.
Về chính sách, đơn vị này cho rằng Luật Đất đai 2013 sửa đổi đã bị lùi trình Quốc hội lần thứ 4 (trước đó dự kiến trình vào tháng 5/2022). Tuy nhiên trong quá trình chờ sửa đổi, Chính phủ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
“Nghị định mới này cùng với Nghị định 148 ban hành năm 2020, Thông tư 09 ban hành năm 2021 được kỳ vọng sẽ giải quyết được những nút thắt trong việc phê duyệt dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép. Thị trường có thể sẽ sôi động trở lại sau một thời gian dài ảm đạm và khó khăn” - VNDirect Research đánh giá.
Loạt địa phương đề nghị công an điều tra về "thổi giá" đất
Ghi nhận thực tế cho thấy, thị trường bất động sản thời gian qua bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá nhà ở ở hầu hết các phân khúc tại các địa phương đều liên tục tăng, có những khu vực còn xảy ra hiện tượng tăng “nóng”.
Trước thực trạng sốt đất diễn ra thời gian qua, nhiều địa phương đã đề nghị công an vào cuộc làm rõ các chiêu trò "thổi giá" đất.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2022 của UBND TP Đà Nẵng vào chiều 18/4, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng cho biết Sở đã có văn bản gửi công an thành phố đề nghị vào cuộc điều tra xem có hay không đường dây thông đồng giữa "cò" đất, cơ quan và cán bộ quản lý Nhà nước để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, tạo cơn "sốt" đất tại huyện Hòa Vang.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong đó chỉ đạo hàng loạt cơ quan chức năng có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đặc biệt, chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định. Công an tỉnh tổ chức theo dõi các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, "sốt ảo"; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, "thổi giá", làm thị trường tạo cơn "sốt đất" ảo để kiếm lời.
Trước cơn sốt nóng bất động sản tại Gia Lai, cơ quan chức năng tỉnh này đã đề nghị công an vào cuộc tăng cường điều tra, làm rõ các dấu hiệu, hành vi đẩy giá, thổi giá đất để thu lợi bất chính, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản nếu có...
Thanh Sơn