Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giai đoạn tới là thời cơ cho giáo dục Việt Nam cất cánh
2025-04-23 00:27:43 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:166lượt xem
Chia sẻ với báo chí,ộtrưởngPhùngXuânNhạGiaiđoạntớilàthờicơchogiáodụcViệtNamcấtcákohey nishi ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ niềm tin rằng, giai đoạn 2021-2026, khoa học - công nghệ có vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo của lực lượng trí thức và hướng theo kinh tế số, xã hội số. Khi đi đúng xu hướng, mọi người sẽ nâng cao ý thức, chủ động để bắt kịp cơ hội.
Vì vậy, giai đoạn tới là thời cơ cho giáo dục Việt Nam cất cánh bởi chúng ta có đường hướng rõ ràng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và chuyển đổi số, cùng quyết tâm của toàn ngành để tạo ra những chuyển biến tích cực.
Bộ trưởng Nhạ dẫn chứng việc mọi người đang băn khoăn về chuyện thiếu giáo viên tiếng Anh và Tin học ở lớp 3 khi áp dụng chương trình phổ thông mới.
“Với tư duy truyền thống thì thiếu thật. Nhưng với việc áp dụng công nghệ thông tin thông qua dạy trực tuyến và các bài giảng từ nguồn tài nguyên số, thì giáo viên không nhất thiết phải nhiều như cách thức truyền thống.
Ngoài ra, trẻ em ở các vùng khó khăn, xa xôi cũng được tiếp cận ngay với phiên bản gốc của các bài giảng.
Hoặc, các phòng thí nghiệm trong phương pháp dạy học truyền thống trước đây phải có máy móc, dụng cụ, giáo cụ... nhưng giờ đây, có rất nhiều phòng thí nghiệm ảo, mô phỏng mà học sinh và giáo viên rất hào hứng tham gia dạy học. Với phòng thí nghiệm ảo như vậy thì học sinh cả nước đều có thể được học..."
Vì vậy, theo Bộ trưởng GD-ĐT, với sự ứng dụng của công nghệ thông tin và chuyển đổi số mạnh thì tài nguyên số sẽ được chia sẻ và chất lượng giáo dục tăng lên, cùng đó giảm rất nhiều nguồn lực theo cách truyền thống.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
"Tôi tin rằng, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước sẽ rất khác. Chúng tôi sẽ cố gắng để Việt Nam sẽ là một trong những nước thuộc nhóm đầu chuyển đổi số trong giáo dục. Tôi tin vào thế hệ trẻ Việt Nam, các bạn học giỏi Toán, đam mê công nghệ, đổi mới nhanh nên đây sẽ là một cơ hội, xu hướng mà chúng ta phải có trách nhiệm bắt kịp và quyết tâm thực hiện. Song, khi thực hiện đổi mới thường đi kèm với những khó khăn, bởi khác với cái cũ. Do đó, chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn thực hiện từng bước.
... Cũng giống như một vườn rau, khi mà rau tốt lên rồi, cỏ sẽ ít đi. Chứ còn nếu chúng ta cứ loay hoay nhặt cỏ mà không chú trọng đến chăm sóc rau thì sẽ chỉ thấy càng nhặt, cỏ lại càng mọc. Đổi mới giáo dục cũng tương tự như vậy, tôi và toàn ngành giáo dục quan tâm nhiều hơn đến công tác “trồng cấy, chăm sóc” để cỏ bớt đi".
Thu Hằng - Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ loại bỏ 'u nhọt' trong giáo dục đại học
“Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào giáo dục đại học. Đây là lĩnh vực rất cần phải cải tổ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Con là Hà Quang Trung, con trai út của vợ chồng anh Hà Văn Lý và chị Đàm Thị Hoài (trú tại thôn Cổ Loan Trung 1, xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Gia đình anh Lý có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Bố mẹ chia tay từ sớm, một mình mẹ anh nuôi hai người con trai. Tuy nhiên lên 12 tuổi, anh trai anh Lý là Hà Văn Tâm phát bệnh tâm thần, đến nay dù đã 41 tuổi nhưng vẫn trong tình trạng vô thức, không thể làm chủ được hành vi của mình.
Mẹ ngày càng già yếu, anh Lý trở thành chỗ dựa cho cả nhà, thay mẹ chăm nom người anh bệnh tật. Vợ anh Lý vốn là người cùng thôn, bởi cảm thông cho số phận mà nên duyên vợ chồng. Năm 2005, anh chị sinh được con gái Hà Thị Thanh Thuý, hiện đang là học sinh lớp 11 Trường Thực hành Sư phạm Tràng An.
Năm 2007, con trai Hà Quang Luận ra đời. Lên 3 tuổi, thấy con không phân biệt được màu sắc, mắt ngày càng đục và lồi ra, không nhìn rõ vật, hai vợ chồng vội vàng đưa con lên Bệnh viện Mắt trung ương thăm khám. Tại đây, bác sĩ kết luận Luận bị tăng nhãn áp glocom. Bệnh này không thể phẫu thuật, không có kính trợ lực, không có thuốc chữa, gây mù lòa vĩnh viễn. Anh chị chỉ biết ôm con khóc, đau đớn trước nguy cơ con bị mù loà từ khi còn quá nhỏ.
Hiện Luận vẫn thường xuyên đi khám định kỳ và nhỏ thuốc mắt. Em thuộc diện học sinh khuyết tật, chỉ nhìn thấy con chữ qua làn sương mù, đi đường và sinh hoạt theo bản năng. Lo con không có chỗ dựa, vợ chồng anh Lý quyết định sinh thêm Hà Quang Trung. Cậu bé chào đời khoẻ mạnh, vui vẻ là niềm động viên lớn cho cả nhà.
Trung từng là đứa trẻ hoạt bát
Khoảng 4-5 tuổi, Trung hay bị nôn trớ. Thấy con vẫn vui vẻ chơi đùa cùng bạn bè, bố mẹ cũng không để ý nhiều. Nhưng cách đây hơn 1 tháng, nghe cô giáo chủ nhiệm thông báo tình hình của con trở nặng, anh Lý đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Nghĩ con chỉ mắc bệnh tiêu hoá nên khi nghe bác sĩ kết luận, con bị bệnh u não ác tính, vợ chồng anh suy sụp. Bác sĩ cho biết, Quang Trung cần được phẫu thuật gấp, để lâu khối u tăng lên rất nhanh. Ngay lập tức, con được nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trải qua cuộc đại phẫu nguy hiểm, chưa dừng lại ở đó, bác sĩ chỉ định Trung phải chuyển sang Bệnh viện 108 để tiến hành truyền hoá chất 8 đợt liên tục, hằng ngày kết hợp xạ trị. Cơ thể nhỏ bé, yếu ớt, xanh xao chưa kịp hồi phục đã liên tiếp gánh chịu những nỗi đau tột cùng.
Dù được bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng những loại thuốc ngoài danh mục, chi phí sinh hoạt, đi lại của gia đình quá đỗi tốn kém, khiến cả nhà anh Lý lao đao. Để có tiền lo cho con, anh phải vay mượn khắp nơi.
Giấy ra viện của Quang Trung
Trước đây, anh Lý làm phụ hồ, vợ làm nông, kiếm tiền chỉ vừa đủ nuôi mấy miệng ăn cả nhà. Gần đây anh bị thoát vị địa đệm, có lúc đau không đi lại được, không làm gì được, thu nhập giảm sút đáng kể.
Con trai bị bệnh, chị Hoài theo con ròng rã lên khắp bệnh viện. Nhờ tình thương của họ hàng, làng xóm, được trường học nơi Trung theo học giúp đỡ, anh chị mới có một khoản tiền đưa con đi chữa bệnh. Tuy nhiên số tiền này vẫn khó có thể đủ để đeo đuổi căn bệnh hiểm nghèo.
Chị Hoài cho biết, hiện hai mẹ con đang ở Bệnh viện 108, môi trường rất tốt, bữa cơm cũng đầy đủ. Tuy nhiên do con chỉ hưởng 80% bảo hiểm hỗ trợ, nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục, cộng thêm chi phí đi lại, ăn ở tại Hà Nội tương đối đắt đỏ nên chị lo sợ sẽ không lo được cho con.
Trường Tiểu học nơi em Trung theo học kêu gọi ủng hộ em có chi phí chữa bệnh
Cô Vũ Thị Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D Trường Tiểu học Ninh Tiến, TP Ninh Bình xác nhận, em Hà Quang Trung đang theo học tại lớp 1D có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hiện con đang mắc bệnh u não phải điều trị tốn kém. Rất mong hoàn cảnh của Trung được quý bạn đọc gần xa cảm thương, giúp đỡ.
Thanh Hải
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Hà Văn Lý hoặc chị Đàm Thị Hoài, thôn Cổ Loan Trung 1, xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. SĐT: 039 3858797 (chị Hoài) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.358 (em Hà Quang Trung) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Mắc u não, đứa trẻ 6 tuổi sống cảnh đau đớn nơi bệnh viện