
- Giành được tấm huy chương trong các cuộc thi Olympic quốc tế đã khó, nhưng có những gia đình đặc biệt mà cả 2 anh em đều đạt được điều này.Cặp anh em đầu tiên là Vũ Ngọc Minh và Vũ Hồng Anh (quê Hải Phòng).
Đặc biệt, đây cũng là gia đình sở hữu nhiều tấm huy chương Olympic quốc tế nhất khi Vũ Ngọc Minh (cựu học sinh Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) từng 2 năm liền giành được Huy chương Vàng ở các kỳ Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2001 được tổ chức tại Mỹ, Vũ Ngọc Minh (khi đó học lớp 11) là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành được Huy chương Vàng.
Một năm sau đó, tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2002 diễn ra ở Anh, Vũ Ngọc Minh cũng là một trong 3 thí sinh của Việt Nam đạt được Huy chương Vàng và trở thành một trong số ít học sinh Việt Nam có 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.

|
Vũ Hồng Anh và Vũ Ngọc Minh |
Em trai của Ngọc Minh là Vũ Hồng Anh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú- Hải Phòng) tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2009 diễn ra tại Mexico cũng giành được thêm một tấm Huy chương Bạc.
Hiện, Vũ Ngọc Minh đã lập gia đình và sinh sống tại Anh. Còn Vũ Hồng Anh vừa sang Pháp để tiếp tục sự nghiệp học tập của mình.
Mới đây, một gia đình và cũng là một cặp anh em nữa ở Việt Nam làm được điều tương tự sau khi kết thúc kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2017 vừa diễn ra tại Thái Lan. Đó là anh em Phạm Anh Tuấn và Phạm Đức Anh (Hà Nội).
Phạm Đức Anh (lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa là 1 trong 3 học sinh của Việt Nam có Huy chương Vàng năm 2017 với 89,46/100 điểm và xếp thứ 21 trên tổng số 279 thí sinh của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
 |
Hai anh em Phạm Đức Anh và Phạm Anh Tuấn (từ trái sang) là cặp anh em đầu tiên của Việt Nam giành được huy chương tại các kỳ Olympic Hóa học quốc tế. Ảnh: Thanh Hùng. |
Cách đây đúng 9 năm, anh trai của Phạm Đức Anh là Phạm Anh Tuấn cũng chính là một trong các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 diễn ra tại Hungary. Năm đó, Phạm Anh Tuấn giành được Huy chương Đồng.
Phạm Anh Tuấn hiện là bác sĩ nội trú Tai - Mũi - Họng của Trường ĐH Y Hà Nội.
Trước mắt, Đức Anh sẽ tiếp tục hoàn thành chặng đường THPT và nuôi quyết tâm có thêm huy chương ở năm học lớp 12. Xa hơn sẽ đinh hướng vào ngành y tiếp nối truyền thống của gia đình khi mẹ là Trưởng khoa Dược của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Với thành tích này, đây cũng là gia đình đầu tiên ở Việt Nam mà 2 anh em đều giành được huy chương tại các cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế.
Học Hóa “siêu”, Đức Anh nói bí quyết đơn giản là nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn hướng về phía trước.
Trong mắt anh Tuấn, Đức Anh là một người em ngoan và hết sức chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập.
Ngoài ra, điều anh Tuấn ấn tượng về cậu em của mình là luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là sẽ mở rộng kiến thức và thuần thục tất cả mọi kiến thức.
Người mẹ của 2 cậu con trai nhận thấy có một điểm chung và cũng khiến chị luôn yên tâm nhất đó là trong quá trình học thì 2 anh em đều rất nghiêm túc và đặc biệt tự giác, hiếm khi để bố mẹ phải nhắc nhở việc học.
 |
Gia đình anh Nguyễn Thế Trung (người mặc áo trắng, đứng bên phải) và Nguyễn Trung Tú |
Cặp anh em thứ 2 cũng quê Hải Phòng là Nguyễn Thế Trung và Nguyễn Trung Tú. Cả 2 anh em đều là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và đều giành được Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế.
Cụ thể, Nguyễn Thế Trung giành được Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1995 được tổ chức tại Canada.
4 năm sau, em trai của Nguyễn Thế Trung là Nguyễn Trung Tú cũng giành được huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani.
Hiện, Nguyễn Thế Trung là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc một công ty chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin – viễn thông khép kín và toàn diện trên toàn thế giới. Ngoài ra, anh cũng hiện là Chủ tịch HĐQT của Học viện STEM.
Còn Nguyễn Trung Tú làm hiện hiện sinh sống và nghiên cứu tính toán về rủi ro cho một quỹ đầu tư ở Pháp.
Ngoài ra, nếu tính trong gia đình, cậu (em ruột của mẹ) của cặp đôi anh em này là Lê Như Dương cũng là thành viên của đội tuyển Olympic Toán học quốc tế năm 1978 tại Rumani và giành được huy chương Đồng năm đó. Lê Như Dương hiện công tác tại một ngân hàng thương mại trong nước.
Một cặp anh em khác cũng quê Hải Phòng và đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội là Cao Vũ Dân và Cao Vũ Nhân.
Cao Vũ Dân là một trong số các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2000 tổ chức tại Hàn Quốc và giành được Huy chương Bạc.
3 năm sau, em trai của Dân là Cao Vũ Nhân đã giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý Châu Á năm 2003 diễn ra tại Thái Lan.
Cao Vũ Dân đang làm Assistant Professor tại Khoa Kinh tế, Đại học Georgetown, Washington DC, Mỹ.
Cặp đôi nữa là Phạm Trần Quân (sinh năm 1981) và Phạm Trần Đức (sinh năm 1985), đều cùng là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và cũng đến từ Hà Nội.
Tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1999 diễn ra tại Rumani, Phạm Trần Quân giành được huy chương Bạc.
4 năm sau, em trai của Quân là Phạm Trần Đức giành được huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2003 được tổ chức tại Mỹ.
Nếu tính rộng ra cả những cặp anh em họ hàng thì Hà Huy Minh và Hà Huy Tài là cặp anh em con chú con bác cùng giành được những tấm huy chương Olympic Toán học quốc tế.
Tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1989 diễn ra tại Đức, Hà Huy Minh (khi đó là học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) đã giành được huy chương Đồng.
2 năm sau, Hà Huy Tài (cũng là cựu học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng giành được huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1991 diễn ra tại Thụy Điển.
Thanh Hùng
" alt=""/>Những gia đình có cả 2 anh em đều giành được huy chương Olympic quốc tế
Ông Nguyễn Hồng Phong, Đội phó đội cảnh sát giao thông trật tự Quận Thanh Xuân (Hà Nội) nói về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho kỳ thi năm nay.Sáng nay, hơn 860.000 thí sinh làm bài thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - kỳ thi "chưa từng có", kỳ thi "có một không hai" trong lịch sử do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
6h15: Theo ghi nhận của PV VietNamNet, từ hơn 6h, tại Hà Nội, nhiều thí sinh đã có mặt tại các điểm trường, thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và đo nhiệt độ.
 |
Lực lượng an ninh có mặt từ sớm để hỗ trợ phụ huynh và thí sinh |
 |
Thí sinh được đo nhiệt độ tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng |
 |
Tranh thủ xem lại bài. Ảnh: Lê Anh Dũng |
 |
Thí sinh tháo khẩu trang để kiểm tra trước khi vào phòng thi ở trường THCS Nam Từ Liêm. Ảnh: Lê Anh Dùng |
7h30 sáng nay, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng đoàn kiểm tra kỳ thi thành phố đã đến kiểm tra và động viên các thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Chủ tịch Hà Nội đã thăm hỏi, động viên các thí sinh bình tĩnh, tự tin vượt qua kỳ thi, khắc phục mọi khó khăn khi kỳ thi được tổ chức trong thời điểm dịch Covid-19.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay, đây là kỳ thi đặc biệt được tổ chức trong thời điểm dịch có diễn biến phức tạp, do đó, các điểm thi cần triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng dịch như đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, rà soát các biểu hiện bất thường về sức khỏe của các thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại điểm thi.
 |
Chủ tịch Hà Nội - Nguyễn Đức Chung động viên thí sinh tại trường THPT Phan Đình Phùng. Ảnh: Khánh An |
Tại TP.HCM thí sinh đến trường thi môn Ngữ Văn trong thời tiết mát mẻ. Thí sinh được yêu cầu có mặt tại điểm thi trước 7h để chuẩn bị.
 |
Một thí sinh chưa đeo khẩu trang trước cửa phòng thi ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
 |
Ảnh: Thanh Tùng |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc và đoàn công tác đã đến kiểm tra một số điểm thi như Trường THPT Thủ Đức, Trường THPT Tam Phú (Quận Thủ Đức).
 |
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (ngoài cùng bên phải) đi kiểm tra một số điểm thi |
Tại điểm thi Trường THCS Collete (TP.HCM), thí sinh Minh Anh cho biết em ôn bài đến 10h tối hôm qua.
“Em là thí sinh tự do, chủ yếu tự ôn thi. Vì kỳ thi năm nay lại đúng lúc dịch bệnh nên em thấy rất nôn nao. Em chỉ đặt mục tiêu là tốt nghiệp để theo học nghề” - Minh Anh nói.
Trong khi đó, Nhật Hạ (học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) lại chia sẻ rằng để tạo tâm lý thoải mái nên ngày gần thi em không ôn nữa.
“Em mong “trúng tủ” môn Văn và nghĩ là đề năm nay sẽ dễ. Trong thời gian nghỉ dịch, em đã tận dụng thời gian để học thêm vẽ (để thi kiến trúc). Nguyện vọng của em là vào được trường kiến trúc”.
 |
Các thí sinh đã vào phòng thi để chuẩn bị thi môn đầu tiên. Ảnh: Thanh Tùng |
 |
Ảnh: Thanh Tùng |
Năm nay TP.HCM có tới 75.000 thí sinh đăng ký dự thi, và không có thí sinh nào phải thi đợt 2. Sau mỗi ngày thi, UBND TP sẽ họp báo thông tin về tình hình thi cử. TP.HCM yêu cầu thí sinh chỉ cần mang khẩu trang trước, sau khi đến hay rời điểm thi. Riêng vào phòng thi, thí sinh vẫn mang khẩu trang nhưng khi đã ngồi ổn định đúng chỗ, thí sinh có thể cởi khẩu trang làm bài.
Năm ngoái, TP.HCM 71.000 thí sinh dự thi, trong 70.000 thí sinh đăng ký thi môn Ngữ văn thì có 61.325 bài đạt điểm từ 5 trở lên chiếm tỉ lệ 89,4%. Số bài thi đạt điểm 8 là 1.366 bài (tỉ lệ 1,9%). Toàn thành phố có 6 bài thi đạt điểm 9.
Tại Thái Bình, 8 thí sinh từ thôn bị phong tỏa đi xe chuyên dụng đến phòng thi riêng
 |
Tám thí sinh đi xe chuyên dụng từ thôn bị phong tỏa đến trường thi ở Thái Bình. Ảnh: Khánh Linh |
Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 19.599 thí sinh với 829 phòng thi tổ chức ở 8 huyện, thành phố.
Để đảm bảo điều kiện cho 8 thí sinh trên, ngoài 31 phòng thi theo kế hoạch, điểm thi đã bố trí thêm 1 phòng thi riêng cho 8 thí sinh này tại tầng 3 của nhà điều hành, tách biệt hoàn toàn với các phòng thi còn lại.
Các cơ quan chức năng thống nhất bố trí kíp trực và xe chuyên dụng để đưa đón các thí sinh đến điểm thi trước giờ quy định 30 phút và về sau các thí sinh 30 phút.
Những thí sinh này được bố trí đi qua lối cổng phụ của điểm thi, bảo đảm khoảng cách an toàn. Bài thi của các em sẽ được nhân viên y tế dùng đèn cực tím khử khuẩn 20 phút và niêm phong trong tủ riêng.
Tại Hà Tĩnh, đến 7h sáng nay, hơn 15.000 ngàn thí sinh ở Hà Tĩnh đã có mặt tại 35 điểm thi bước vào ngày thi đầu tiên môn Ngữ Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
 |
Đo nhiệt độ cho thí sinh trước khi vào phòng thi ở Hà Tĩnh |
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh thông tin, không có thí sinh nào của Hà Tĩnh thuộc diện phải thi đợt 2.
Đến nay, có 100% học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở Hà Tĩnh đảm bảo các quy định theo hướng dẫn của Bộ GĐ&ĐT và Bộ Y tế; 100% cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ tại 35 điểm thi ở tỉnh này đã thực hiện qua nhiều bước sàng lọc y tế, đảm bảo các điều kiện y tế.
 |
Phụ huynh đứng chờ con ở cổng trường thi |
Sáng nay (9/8), hơn 31.000 thí sinh của Nghệ An chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi năm nay Nghệ An có 61 hội đồng thi với 1.406 phòng thi. Ngoài ra, mỗi điểm thi sẽ chuẩn bị 5 phòng thi dự phòng trong trường hợp phải thực hiện giãn cách.
Trước khi kỳ thi được diễn ra, Nghệ An đã tiến hành phun khử trùng toàn bộ điểm thi và yêu cầu các điểm thi trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt cho toàn bộ thí sinh trước mỗi môn thi.
Thí sinh ở Nghệ An vào phòng thi không bắt buộc phải đeo khẩu trang lúc làm bài. Tuy nhiên, nếu đeo thì phải sử dụng khẩu trang do Hội đồng thi cung cấp.
Ghi nhận tại trường THPT Vạn Tường (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) từ hơn 6h15’, rất đông thí sinh đã có mặt tại trường thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt nghiêm túc.
Anh Nguyễn Hùng Cường, bí thư Đoàn xã Bình Tân Phú cho biết: Đoàn xã đã có mặt ở điểm thi từ rất sớm để chủ động cùng với nhà trường phòng, chống dịch Covid – 19 cho các thí sinh. Đồng thời, phát nước uống cho các em mang vào điểm thi.
Sáng nay, hơn 14.000 thí sinh tại Đắk Lắk bước vào ngày thi đầu tiên.
Tại điểm thi THPT Việt Đức (huyện Cư Kuin), khu vực cổng trường lực lượng y tế và thanh niên tình nguyện túc trực, chia làm 4 đội để xịt nước sát khuẩn, đo thân nhiệt cho thí sinh trước khi bước vào trường thi, 100% thí sinh đều đeo khẩu trang theo quy định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay trên địa bàn tỉnh được tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và bạch hầu đang diễn biến phức tạp. Trong đó đã ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 và 32 ca nhiễm bạch hầu.
Tỉnh Đắk Lắk chia thí sinh thi làm 2 đợt. Đợt 1 với hơn 14.000 thí sinh của 14 huyện, thị xã với 23 điểm thi, 594 phòng thi và đợt 2 thí sinh tại TP Buôn Ma Thuột sẽ thi với 9 điểm thi, 225 phòng thi, gần 5.400 thí sinh.
09h15: Tại trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), những thí sinh đầu tiên đã ra khỏi phòng thi.
"Căng mình" để chuẩn bị cho kỳ thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được coi là "có một không hai" trong lịch sử do dịch Covid-19. Lịch thi của các em đã bị lùi 1 tháng so với thông lệ và được chia thành 2 đợt thi nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe.
Khi liên tiếp có các ca nhiễm mới, Bộ GD-ĐT và các địa phương đã "căng mình" để chuẩn bị các phương án đảm bảo diễn ra một kỳ thi nghiêm túc, chất lượng và an toàn.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay: “Hiện, Đà Nẵng và TP Buôn Mê Thuột của Đắk Lắk sẽ thi đợt 2 và có thể thời gian tới đây có những tình huống mới thì vẫn theo nguyên tắc này để đảm bảo kỳ thi an toàn và quyền lợi thí sinh vẫn được bảo đảm”.
Do đó, đợt thi thứ 2 cũng sẽ xuất phát từ cấu trúc đề thi ổn định, ngân hàng câu hỏi có sẵn. “Bằng các giải pháp kỹ thuật sẽ xây dựng được đề thi có độ khó, tương đồng đợt 1 ở mức độ chấp nhận được để tạo quyền lợi và sự bình đẳng cho các thí sinh thi đợt sau”.
Với cách thức tổ chức thi làm 2 đợt, ông Trinh cho biết, các thí sinh dự thi đợt sau vẫn được sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ; đặc biệt là vẫn có cơ hội vào các trường top trên.
Bộ GD-ĐT cho biết, tổng số thí sinh đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 900.079.
Tuy nhiên, tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi trong ngày 8/8 là 866.946, đạt tỷ lệ 96,3% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Tổng số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi là 32.229 (chiếm tỷ lệ 3,58%). Trong đó, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 26.186 (chiếm tỷ lệ 2,91% so với tổng số thí sinh đăng ký).
Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk là 3 địa phương có số thí sinh phải thi vào đợt 2 nhiều nhất, từ hơn 5.000 đến gần 11 nghìn thí sinh mỗi tỉnh.
Công bố điểm thi tốt nghiệp vào ngày 27/8
Sáng nay, giờ thi môn Ngữ văn bắt đầu vào lúc 7h30 phút, kéo dài 120 phút. Chiều nay, các thí sinh sẽ thi môn Toán trong vòng 90 phút.
Ngày mai (10/8), các thí sinh dự thi các tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi tổ hợp dài 150 phút. Buổi chiều cùng ngày, thí sinh làm bài thi môn cuối cùng Ngoại ngữ trong vòng 60 phút.
 |
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
Các Sở GD-ĐT, các hội đồng thi thống nhất công bố kết quả thi vào ngày 27/8/2020.
Nhóm PV

Vừa truyền xong hóa chất, nam sinh mắc ung thư xin mẹ đến trường thi
Đội chiếc mũ lưỡi trai đến trường thi, Minh – chàng trai 18 tuổi mắc ung thư – vội vẫy tay chào mẹ. Nhưng chiếc mũ cũng không che được mái đầu trọc đã rụng hết tóc vì phải truyền hóa chất của em.
" alt=""/>Gần 900.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của mùa thi lịch sử