Chelsea phơi áo 0-1 trận mở màn dưới triều đại Lampard. Gặp Brighton tại Ngoại hạng Anh, họ cũng thua bẽ bàng 1-2 ngay trên thánh địa của mình.
Đến hai trận tứ kết Champions League, đội bóng áo xanh thất bại tâm phục khẩu phục trước ĐKVĐ Real Madrid, với tổng tỷ số 0-4.
Frank Lampard cùng các cộng sự hy vọng, Chelsea sẽ trở lại và kết thúc quãng thời gian thảm họa bằng chiến thắng trước Brentford ngày 26/4 tới.
Đây cũng là lần đầu tiên The Blues thua 4 trận liền trên mọi mặt trận kể từ năm 1993.
Không những thế, hàng công Chelsea cũng tịt ngòi trên 18 trận lần đầu tiên kể từ mùa giải 1980/81.
Dù được nhiều fan Chelsea yêu quỹ nhưng rõ ràng, Lampard chưa có duyên trên băng ghế huấn luyện. Hồi đầu năm 2021, ông cũng từng bị CLB sa thải sau chuỗi trận bết bát.
Hiện đội bóng thành London đã tụt xuống vị trí thứ 11 trên BXH Premier League và gần như hết cơ hội cạnh tranh tấm vé dự cúp châu Âu mùa tới.
" alt=""/>Lampard dẫn dắt tệ nhất trong lịch sử ChelseaTrả lời câu hỏi nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: “Theo quy định của luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ”.
Nói về việc dừng không đúng vị trí quy định, luật sư Diệp Năng Bình dẫn giải: “Trong khoản 5 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Vị trí chúng ta phải dừng lại trước đèn tín hiệu giao thông (khi có tín hiệu đèn đỏ) thường có một vạch đường nằm ngang".
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019, vạch đường nằm ngang này được gọi là vạch dừng xe. Theo quy chuẩn trên, vạch dừng xe dùng để xác định vị trí dừng xe chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dừng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.
Vì vậy, người tham gia giao thông buộc phải thực hiện dừng xe theo tín hiệu giao thông. Việc dừng xe này không quá xa với vạch kẻ quy định và cũng không dừng quá vạch kẻ ngang so với quy định.
Luật sư Diệp Năng Bình phân tích: “Chiếu theo các quy định nêu trên, việc lái xe chọn chỗ dừng đèn đỏ, chờ đèn xanh để đi chuyển ở chỗ bóng cây không thuộc vị trí được quy định dừng xe theo vạch kẻ đường, không phải là vị trí được phép dừng, đỗ xe có thể gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến các phương tham gia giao thông khác thì có thể bị xử phạt.
Cụ thể, đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy: Hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông thì bị phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mức phạt sẽ là 300.000 - 400.000 đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
Đối với người điều khiển xe ô tô: Hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thì bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng; hành vi dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng.
" alt=""/>Dừng xe tránh nắng dưới bóng cây để chờ đèn hiệu giao thông có bị xử phạt?Nhiều người còn cho biết đã từng chứng kiến lúc rảnh rỗi, bác bảo vệ đọc cả báo tiếng Trung, nghe đài tiếng Nga để cập nhật thêm thông tin. Thậm chí, bác còn có thể giao tiếp trôi chảy với cả du khách Pháp như một người bản địa. Hiện tại, bác đã về hưu sau 10 năm là giảng viên dạy tiếng Anh và đi làm bảo vệ “vì đam mê”.
Thông tin này khiến nhiều sinh viên vô cùng ngỡ ngàng và thán phục.
Bác trông xe của Trường ĐH Hà Nội
Tuy nhiên, bác Vũ Tiến Dũng (sinh năm 1964) – bảo vệ trông giữ xe tại Trường ĐH Hà Nội phủ nhận thông tin này. Bác cho biết, mình chỉ nói được một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Nga, cũng là ngôn ngữ đã gắn bó nhiều năm với mình khi còn đi xuất khẩu lao động.
“Năm 1983, tôi có 3 tháng học tiếng và 3 tháng học nghề rồi đi xuất khẩu lao động tại Nga. Sau đó, tôi đi làm rồi tự học tiếng Nga bồi thông qua việc tiếp xúc và sử dụng hàng ngày với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Vì thế, tôi mới có thể nói thông thạo tiếng Nga, nhưng không thể viết.
Một thời gian sau, tôi gặp vợ tôi – vốn là người gốc Triều Tiên. Cuộc sống của cả gia đình ở Nga cũng rất chật vật. Vì thế, đến tháng 8/2009, vợ và các con quyết định theo tôi trở về Việt Nam để sinh sống”.
Trở về Việt Nam, bác Dũng có cơ duyên gắn với Trường ĐH Hà Nội.
“Mẹ tôi là cấp dưỡng tại trường, trước đây là Trường ĐH Ngoại ngữ. Khi trở về, nhiều năm tôi làm thợ sửa giày ở cổng trường HANU nên được nhiều cựu sinh viên, giảng viên biết tới và quý mến. Hiện tại, tôi trông giữ xe tại trường”.
Theo miêu tả của các sinh viên tại trường, bác bảo vệ là người hiền lành, vui tính, luôn nhiệt tình giúp đỡ mọi người.
“Bác rất nhiệt tình và tốt tính. Dù bác đi làm thuê, nhưng nếu sinh viên trót quên tiền, bác vẫn cho luôn không lấy hoặc khi nào nhớ thì trả lại bác sau. Nhiều khi sinh viên hỏng xe, đứng mãi trong lán, bác cũng đi ra hỏi rồi sửa xe hộ rồi dặn dò tỉ mỉ từng thứ. Sự tận tâm, thân thiện của bác đã khiến các sinh viên HANU đều yêu quý” - một sinh viên nói.
Còn bác Dũng nói mình làm việc vì cái tâm và luôn nghĩ đến trách nhiệm của một người bảo vệ.
“Tôi luôn tin rằng, khi mình trao đi những sự tử tế thì cũng sẽ nhận lại sự tôn trọng, yêu quý từ tất cả mọi người”.
Thời Vũ
Ảnh: The selling book boy/ Cậu bé bán sách
- Có năng khiếu về ảo thuật, bác bảo vệ tại cơ sở 2 của Trường THPT Trần Tất Văn (Hải Phòng) không ít lần trình diễn khiến học sinh thích thú.
" alt=""/>Thực hư thông tin bác bảo vệ trường Đại học Hà Nội 8.0 IELTS