Tại hội nghị trực tuyến 700 điểm cầu trên cả nước vào tháng 11/2018 về nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới hệ thống y tế cơ sở sau nhiều năm chuẩn bị và nhất là sau khi Bộ thí điểm thành công mô hình mới tại 26 trạm y tế ở 8 tỉnh.
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển là đầu tư y tế cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân từ lúc chưa bị bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính, tiểu đường, huyết áp, ung thư... Theo tính toán, 1 đồng chăm sóc lúc dự phòng có hiệu quả bằng 10 đồng khi bị bệnh.
Tuy nhiên ở Việt Nam, người dân không tin hệ thống y tế xã, phường với 11.000 trạm y tế vì chất lượng quá kém cả về nhân lực và cơ sở vật chất khiến người dân vượt tuyến lên trên gây quá tải không cần thiết, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, gây tốn kém cho xã hội, tạo gánh nặng quỹ BHYT cũng như túi tiền của người dân.
Về nhân lực, theo Niên giám thống kê y tế năm 2016, số lượng cán bộ y tế công tác tại các trạm y tế là hơn 72.000. Tuy nhiên số lượng bác sĩ tại tuyến xã chỉ chiếm 1/8, tương đương 9.200 người, chỉ có 4 thạc sĩ, còn lại là y sĩ, điều dưỡng cao đẳng, trung cấp.
Còn gần 30% số trạm y tế xã không có bác sĩ, khoảng 1/3 số nhân viên y tế thôn bản chưa qua đào tạo.
![]() |
Hình ảnh xuống cấp tại trạm y tế xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An |
Khảo sát cũng cho thấy, năng lực của đội ngũ y bác sĩ tại một số trạm y tế xã yếu tới mức không thể chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường như ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm trong thai nghén, cấp cứu ngộ độc, tăng huyết áp...
Một đánh giá về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế tuyến xã trong khuôn khổ dự án GAVI cho thấy, hơn 50% bác sĩ và y sĩ trả lời sai các câu hỏi về bệnh tim mạch và bệnh nội khoa.
Các nghiên cứu cũng chứng minh năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu của tuyến cơ sở cũng yếu, chỉ đáp ứng được dưới 70% tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
2 giải pháp mũi nhọn để nâng cao
Để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, từ năm 2016, dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) đã lựa chọn tiếp cận theo nguyên lý y học gia đình để xây dựng các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, xác định điểm thiếu hụt về kiến thức và năng lực của đội ngũ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến xã, dự án HPET đã phối hợp với các trường đại học và các chuyên gia, trong đó có GS Alain Montegut, nguyên là chủ tịch Hội bác sĩ Gia đình và là giảng viên lâu năm của trường Đại học Boston để xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn theo định hướng y học gia đình cho bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và cán bộ dược tại tuyến xã. Chương trình và tài liệu cũng đã được thẩm định thông qua Hội đồng Bộ Y tế.
Trong đó mỗi khoá đào tạo cho đối tượng bác sĩ có thời lượng 12 tuần liên tục, học tập trung với các kỹ năng chăm sóc toàn diện - liên tục và tổng thể mô hình y học gia đình, cập nhật lại kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số tình huống lâm sàng, cấp cứu thường gặp trong chăm sóc ngoại trú tại địa phương trên cơ sở vận dụng các nguyên lý y học gia đình vào theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân một cách toàn diện.
Thời gian học với y sĩ là 6 tuần, điều dưỡng và hộ sinh là 4 tuần, cán bộ dược là 3 tuần.
Mục tiêu của dự án, 80% cán bộ trạm y tế xã sau đào tạo cải thiện kiến thức và kỹ năng lâm sàng trong một số trường hợp bệnh.
Cuối khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình và chứng chỉ này là một trong những tiêu chí để cán bộ y tế được phép hành nghề theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã.
Đến nay đã có hơn 1.100 giảng viên nguồn đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, cán bộ dược, trưởng trạm y tế xã đã được đào tạo chuyên môn về định hướng y học gia đình và phương pháp sư phạm y học.
Các giảng viên này là nguồn lực chính để có thể triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã của 15 tỉnh thuộc dự án.
![]() |
Trạm y tế xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) là 1 trong 26 trạm y tế được Bộ Y tế lựa chọn xây dựng mô hình điểm trong những năm qua, hiện thu hút rất đông bệnh nhân đến khám, chữa bệnh |
Từ tháng 3/2018 đến nay, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho gần 13.000 cán bộ làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang làm việc tại trạm y tế xã theo định hướng y học gia đình và đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trạm y tế.
Ngoài ra, từ 2014 đến nay, dự án HPET đã song hành, hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I cho các bác sĩ trẻ tình nguyện, theo mô hình đào tạo bác sỹ nội trú. Hiện dự án đã tuyển chọn và đang đào tạo được 354 bác sĩ trẻ. Các bác sĩ được đào tạo tại ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Huế, sau khi học xong sẽ về 62 huyện nghèo thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất nước để công tác.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có hiệu quả, song song với đào tạo, luân chuyển nhân lực, dự án đã cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản cho các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành lâm sàng, trong đó có 26 trạm y tế xã trong mô hình điểm của Bộ Y tế, bao gồm các trang thiết bị thông dụng, trang thiết bị truyền thông, trang thiết bị khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu, trang thiết bị khám tai, mũi, họng, răng hàm mặt, mắt, y dược cổ truyền và khám sản...
Đến nay, 26 trạm y tế xã này đang hoạt động tốt, thu hút rất đông các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch... đến đăng ký quản lý, khám chữa bệnh ban đầu. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thiên Thư
" alt=""/>2 giải pháp mũi nhọn cải thiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt NamAnh Đỗ Ngọc Hải, sinh năm 1995, trú Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ anh nghiền món trứng gà sống. Mỗi lần có trứng gà sạch ở quê gửi lên là anh Hải lại để dành mút sống. Chỉ cần thao tác đơn giản nhúng quả trứng vào nước sôi sạch rồi lấy đầu đũa chọc thủng và mút. Cảm giác trứng thơm, ngọt và không thấy tanh. Nhiều người lạ không ăn được nhưng theo anh Hải nếu ăn quen sẽ không muốn ăn trứng chín thậm chí là ốp la.
Không riêng anh Hải, chị Nguyễn Hồng Vân, Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho biết trẻ nhà chị Vân nghiền trứng ốp la tái. Nếu luộc chín hay rán chín là trẻ không ăn. Mỗi lần mua cả trăm quả trứng và tất cả chỉ dành ốp la hoặc luộc tái để ăn sáng. Chị Vân kể nếu quen ăn tái, ăn chín sẽ mất ngon.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) ăn trứng gà sống tốt hơn nấu chín nhưng thực chất ăn trứng chần hay sử dụng trực tiếp trứng gà sống không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người quan niệm ăn trứng còn tái, sống ngon hơn, bổ hơn. Trứng sống rất khó tiêu và khó hấp thu dinh dưỡng. Trứng sống chỉ mang lại 50 % protein cho cơ thể.
Khi ăn trứng sống trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Trứng sống gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài.
Chất đạm trong trứng sống ít kích thích dịch mật làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn samonila làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Người mắc nhiều bệnh đường ruột, trẻ em thì cũng không nên ăn trứng sống.
Bác sĩ Nhàn cho rằng người ăn trứng chín quá cũng không tốt vì làm giảm một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, axit béo, chất chống oxy hóa. Khi chế biến trứng nên làm chín lòng trắng trứng, có thể ăn tái lòng đỏ giữ được giá trị dinh dưỡng của quả trứng. Ăn tái cần ăn trứng sạch, vỏ trứng không được nứt, có lỗ và vết bẩn trên vỏ trứng.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín vừa tới bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng ít mất đi.
K. Chi
Các chuyên gia cho biết, những thói quen dưới đây có thể tạo ra chất độc gấp 68 lần so với Asen, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và thậm chí có thể gây ung thư.
" alt=""/>Ăn trứng gà thế nào là tốt nhất: chần trứng hay luộc lòng đào