
 |
Ông Vũ Minh Trí trình bày tham luận tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III. |
Có rất nhiều lĩnh vực có thể khởi nghiệp, cơ duyên nào IOTLink lại chọn làm bản đồ số - lĩnh vực Google đang rất mạnh?
Ý tưởng về một bản đồ số của Việt Nam, dành riêng cho người Việt đến với tôi rất tình cờ khi tôi còn đang điều hành một công ty công nghệ toàn cầu. Thời điểm đó, chúng tôi hợp tác với một cơ quan Bộ để số hoá toàn bộ dữ liệu trên nền tảng bản đồ số. Điều rất thú vị là khó khăn của chúng tôi không phải là thiếu dữ liệu, mà là dữ liệu nhiều quá trời (cười), nằm rải rác ở nhiều nơi. Việc thu thập và xử lý sẽ rất tốn thời gian, tâm sức.
Thêm nữa, dùng bản đồ nào để số hóa cũng là một thách thức khác của chúng tôi lúc đó. Chúng tôi đã cân nhắc đến những nền tảng bản đồ lớn hàng đầu thế giới nhưng đều không phù hợp vì tất cả bản đồ thế giới dùng một hệ trục toạ độ khác với Việt Nam. Và, lý do quan trọng nhất, cũng là khởi đầu cho ý tưởng về một bản đồ số của Việt Nam, đó là nếu chúng ta đẩy hết cơ sở dữ liệu lên bản đồ host tại nước ngoài thì chúng ta sẽ mất đi toàn bộ sự chủ động với chính dữ liệu của mình.
Dự án đó tạm dừng, còn tôi thì bắt đầu con đường phát triển bản đồ số do người Việt làm chủ và đáp ứng được nhiều hệ trục toạ độ khác nhau theo chuẩn thế giới.
Map4D của IOTLink đã ra đời như vậy.
Thực tế, việc đưa ra các nền tảng để cạnh tranh với Big Techs trên thế giới vô cùng khó khăn, IOTLink đã làm như thế nào để có được như ngày hôm nay?
IOTLink không mang tâm thế cạnh tranh vào việc phát triển nền tảng bản đồ số Map4D. Chúng tôi tập trung vào cái đích mình đặt ra là nền tảng bản đồ số của người Việt, đặt tại Việt Nam và do người Việt làm chủ.
Chúng tôi may mắn có được đội ngũ nhân sự công nghệ mạnh, giàu kinh nghiệm, đã từng tham gia các dự án kiến trúc bản đồ hàng đầu thế giới và đặc biệt tâm huyết với việc tạo ra một bản đồ số Make in Vietnam. Bên cạnh đó, IOTLink cũng nhận được sự cố vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia trong và ngoài nước để đạt được kết quả ban đầu như ngày hôm nay (Map4D Platform của IOTLink mới đạt giải Đồng cho Nền tảng số xuất sắc 2021 tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III – PV).
 |
Ông Vũ Minh Trí đại diện IOTLink nhận giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021. |
Thách thức khi phát triển một sản phẩm, mà các Big Techs đã rất thành công, giống như hành trình với nhiều con dốc. Chinh phục xong con dốc này lại là một con dốc khác mở ra. Chúng tôi đã vượt qua rất nhiều con dốc trên hành trình xây dựng nền tảng bản đồ số Map4D. Leo dốc không bao giờ dễ dàng, thậm chí có lúc muốn chùn bước, nhưng khi đã lên đến đỉnh thì sẽ có cảm giác tự hào mà không phải ai cũng may mắn có được.
Chúng ta hay đề cập đến câu chuyện “con gà quả trứng” dịch vụ phải tốt thì mới có người dùng và chính phủ ưu tiên đồng hành cùng nền tảng ứng dụng Make in Vietnam. Vậy góc nhìn của ông về vấn đề này như thế nào?
Con gà và quả trứng là câu chuyện rất thú vị vì nó diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Dịch vụ phải tốt thì mới có người dùng, nhưng người dùng thì luôn đặt câu hỏi đã có ai dùng chưa. Trong quá trình phát triển Map4D, IOTLink luôn cần những người dùng đầu tiên, những người bạn kỹ tính, cầu toàn cùng trải nghiệm sản phẩm và mang lại những ý kiến, phản hồi đóng góp vào việc hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Trong những năm qua, IOTLink có được sự đồng hành của một số cơ quan cấp tỉnh/thành, doanh nghiệp phần mềm, vận tải và logistics. Kết quả là, chúng tôi có những người dùng đầu tiên, còn những-người-bạn thì thấy được hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, quy hoạch cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải…
Như vậy, con gà – quả trứng không phải là bài toán khó giải. Quan trọng là chúng ta có những người bạn (cười).
Trải nghiệm khách hàng cũng là câu chuyện quan trọng, quyết định sự tồn tại của nền tảng hay không. Chúng ta nhìn thấy đã có 1 ứng dụng gọi xe của Việt Nam đã thất bại do không có bản đồ số chuẩn còn Grab lại đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Vậy các ông đã giải bài toán này thế nào?
Chúng tôi xác định rất rõ ràng, nếu sản phẩm mình làm ra mà không có người dùng, nói cách khác, người dùng không có được trải nghiệm tốt thì đó là sản phẩm thất bại. Vì vậy, Map4D chọn cách đi “bình tĩnh”, nghĩa là ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng tôi sẽ có những bước đi, hành động phù hợp. Thị trường có thời gian chấp nhận chúng tôi, còn chúng tôi có thời gian để lắng nghe và hoàn thiện sản phẩm của mình.
Map4D cần thời gian để có đủ các dữ liệu đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi sẽ học tập, kế thừa những ưu điểm của bản đồ nước ngoài, đồng thời tận dụng thế mạnh ở ngay tại Việt Nam của mình (ví dụ tốc độ cập nhật số đường nhanh chóng trên Map4D) để gia tăng tối đa sự hài lòng của người dùng.
Map4D sẽ được ứng dụng cho những ngành nào tiềm năng nhất?
Tất cả bộ, ban, ngành đều cần đưa dữ liệu lên nền tảng bản đồ. Hiện tại, các dữ liệu đang nằm rải rác trên các bản đồ khác nhau, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian, công sức để vẽ lại quy hoạch cho từng lĩnh vực. Việc quản lý sẽ đạt hiệu quả tối đa khi mọi dữ liệu được thể hiện trên cùng một nền tảng bản đồ. Hiểu được tầm quan trọng đó, IOTLink đã mời được Giáo sư Đặng Hùng Võ tham gia vào ban cố vấn, đảm bảo Map4D phục vụ tốt nhất, sát với thực tế nhất cho việc quản lý dữ liệu nói chung, cho công cuộc chuyển đổi số nói riêng.
 |
Map4D - Nền tảng bản đồ số không thể thiếu cho chuyển đổi số và kinh tế số. |
Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hi vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam. Bên cạnh chức năng là một bản đồ số thông thường, Map4D còn là nền tảng có thể tích hợp được nhiều lớp dữ liệu GIS và các loại dữ liệu khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý quy hoạch hạ tầng đô thị, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch…
Cảm ơn ông!
Vinh Ngô - Thái Khang (Thực hiện)

"Dùng bản đồ số của nước ngoài, dữ liệu người Việt sẽ không an toàn"
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IOTLink cho rằng, nếu sử dụng bản đồ số của các công ty nước ngoài có nghĩa là dữ liệu và hành vi của người dùng Việt sẽ nằm trong tay các công ty nước ngoài.
" alt=""/>Sếp IOTLink “Không mang tâm thế cạnh tranh vào việc phát triển nền tảng bản đồ số Map4D”

 |
|
Dưới đây là 2 sản phẩm máy tính bảng sáng giá nhất trong phân khúc dưới 4 triệu mà các bạn có thể quan tâm. Đặc biệt, cả hai thiết bị đều của thương hiệu từ Việt Nam, đó là Masstel Tab 8.2 và Masstel Tab 10A.
Thiết kế cơ bản, trải nghiệm cầm nắm chắc chắn
Hai sản phẩm đều mang thiết kế nguyên khối, dù được hoàn thiện từ nhựa nhưng vẫn mang lại cảm giác liền mạch, chắc chắn cho người sử dụng. Cạnh máy được thiết kế bo tròn, tạo cảm giác cầm nắm đầm tay, thoải mái.
Tuy nhiên, điểm yếu của máy đó là phần mặt lưng nhựa nhám rất dễ để lại mồ hôi. Bù lại, mặt lưng nhựa nhám giúp máy không bị quá nóng khi sử dụng trong thời gian dài.
Màn hình, âm thanh không quá xuất sắc
Cả hai mẫu tablet đều được trang bị màn hình HD IPS với độ phân giải kích thước lần lượt là 800x1280 (8 inch), 1280x800 (10.1 inch) trên Tab 8.2 và Tab 10A.
Đây không phải là một màn hình quá đẹp, màu sắc không quá nổi bật. Song vẫn mang lại độ hiển thị tốt, màu sắc trung tính, không bị ám quá về dải màu nào, ngoại trừ màu đen có phần thiên về tông sáng.
Đồng thời, phần viền màn hình cả trên và dưới tương đối dày nên mang lại điểm nhìn không quá ấn tượng nếu so với các sản phẩm thuộc phân khúc cao hơn.
Về phần loa, cả hai đều được trang bị loa kép nhưng âm thanh của phiên bản Tab 8.2 cho trải nghiệm ở mức vừa phải. Đối với phiên bản 10.1 inch, âm thanh có phần trong trẻo và có chiều sâu hơn, không bị rè ở mức âm lượng cao.
Qua đánh giá chi tiết, màn hình, loa trên cả hai sản phẩm vẫn tồn tại những thiếu sót nhất định. Nhìn chung, máy cho người dùng trải nghiệm xem phim, nghe nhạc, học online ở mức chấp nhận được.
Phần mềm tối ưu tốt
Một ưu điểm của máy là được cài sẵn phiên bản Android 11. Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn chưa phải là phiên bản Android mới nhất, nhưng được đánh giá ổn định, tối ưu hóa tốt nhất.
Đặc biệt, cả hai sản phẩm đều có giấy chứng nhận từ Google, nghĩa là được hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ từ Google, chứng chỉ Google Play Protect, cam kết cập nhật lâu dài.
Về trải nghiệm phần mềm, hai máy đều sử dụng giao diện thuần Google, không có quá nhiều tùy biến. Giao diện tối giản mang lại cho người dùng sự thoải mái, mọi thao tác vuốt chạm phản hồi nhanh chóng. Giao diện thuần ít tùy biến này có thể giải quyết bằng cách tải Launcher từ cửa hàng ứng dụng.
Được ra mắt trong thời gian gần đây (11/2021), hai sản phẩm đã được sử dụng phiên bản Android 11. Do đó, không chỉ cập nhật các bản vá, nhiều khả năng hai mẫu tablet sẽ được cập nhật phiên bản Android 12 mới nhất.
Camera đủ dùng cho tác vụ cơ bản
Camera là bộ phận được lựa chọn cắt giảm nhiều nhất trên các mẫu máy giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm. Thông số camera trên Tab 8.2 và Tab 10A cũng rất khiêm tốn (thông số trên ảnh).
Camera trước và camera sau đều dừng lại ở mức “được trang bị”, Tab 8.2 và Tab 10A chỉ phù hợp cho nhu cầu học online, video call hay chụp ảnh cơ bản.
Nếu là người chú trọng tới camera thì đây không phải là sự lựa chọn dành cho bạn.
Cấu hình phù hợp với mức giá
Cấu hình là một điểm yếu đối với hầu hết các sản phẩm trong phân khúc giá rẻ và Masstel Tab 8.2 và Tab 10A cũng không phải ngoại lệ.
Tab8.2 dùng chipset SC T310 tốc độ tối đa 2.0GHz, màn hình 8 inch. Masstel Tab 10A sử dụng chip Mediatek MT8765WA 4 nhân, tốc độ 1,5 Ghz
Cả hai thiết bị đều sử dụng cùng mức RAM 3GB và 32 GB bộ nhớ trong, hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 128GB.
Nhìn vào thông số cấu hình, không ít người sẽ hoài nghi về khả năng xử lý các tác vụ trên hai thiết bị. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hai máy sử dụng giao diện thuần Google nên trải nghiệm về mặt phần mềm có thể bù đắp lại phần nào.
Trên thực tế, mức RAM trống mặc định trên hai thiết bị đều rơi vào khoảng 1,6GB/3GB. Với mức RAM này, Masstel Tab 8.2 và Tab 10A có thể đa nhiệm tốt những ứng dụng cơ bản.
Với tác vụ nặng như chơi game, hai máy có thể xử lý tốt mọi game đồ họa 2D và 3D nhẹ. Qua thử nghiệm với tựa game 3D nhẹ như Asphalt Nitro, máy xảy ra hiện tượng lag nhẹ ở mức chấp nhận được.
Thời lượng pin tốt
Với mức pin được công bố lần lượt là 5500, 6000 máy trên Masstel Tab 8.2 và Tab 10A đem lại thời gian sử dụng thoải mái trong 1 ngày với nhu cầu hỗn hợp. Tuy nhiên, máy chỉ hỗ trợ sạc tối đa 6W
Hai thiết bị đều chạy trên phiên bản Android gần như thuần Google cùng với độ phân giải màn hình vừa phải, máy đem lại thời gian sử dụng thoải mái trong một ngày cho người dùng với nhu cầu cơ bản.
Tổng kết
Nhìn chung, với giá thành rẻ nên những trải nghiêm cho khách hàng ở mức vừa đủ. Nhưng vẫn có một số ưu điểm để người dùng lưu tâm, màn hình trên cả hai máy lớn, độ sáng cao, màu sắc trung tính. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn hợp lý trong tầm giá dưới 4 triệu với các em học sinh và phụ huynh học online.
Với mức giá 3.090.000 đồng cho bản Tab 8.2 và 3.590.000 đồng cho phiên bản Tab 10A. Cả hai sản phẩm đều thuộc phân khúc giá rẻ, dễ tiếp cận, phù hợp với những người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu học online và giải trí cơ bản.
Thái Hoàng (Bài, ảnh)

Máy tính bảng Masstel Tab10 Ultra siêu phẩm tablet học tập và giải trí
Máy tính bảng Masstel Tab10 Ultra là sản phẩm tablet mới nhất của Masstel – Thương hiệu công nghệ Việt. Giá chỉ bằng một chiếc smartphone tầm trung, nhưng chiếc tablet này lại có những ưu điểm nổi trội so với các dòng máy cùng tầm giá.
" alt=""/>Đánh giá bộ đôi máy tính bảng giá rẻ m 8.2 và Tab 10A