Lao đao vì chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong nước liên tục “lao dốc” do tác động từ những tín hiệu xấu từ chứng khoán thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng với tốc độ nhanh. Tính từ đầu năm 2020 đến nay VN-Index đã giảm gần 200 điểm, từng vùng 966 điểm xuống dưới ngưỡng 675 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2016 đến nay.
Thành - một nhà đầu tư chứng khoán trẻ tuổi ở Hà Nội chua chát tâm sự, anh vẫn chưa hết bàng hoàng trước “trái đắng” mà mình vừa nếm trải. Từ chỗ đang có trong tay hơn 10 tỷ đồng tiền cổ phiếu, anh như người bị mất trộm khi chỉ không đầy 4 tuần, tài khoản “đánh” chứng khoán của anh liên tiếp “bốc hơi” tiệm cận về con số gần 4 tỷ đồng.
Ngay cả những nhà đầu tư chứng khoán sừng sỏ cũng không thể nào hình dung ra viễn cảnh của thị trường lại tụt dốc đến thế. Điều các nhà đầu tư như Thành mong đợi hiện nay là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, kinh tế sớm ổn định để thị trường chứng khoán phục hồi trở lại.
Chứng khoán là vậy, nhưng vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng cũng chưa hẳn đã khả thi. Mặc dù thời gian qua, giá vàng tăng vọt do ảnh hưởng của dịch khiến người dân có tâm lý tích trữ, tuy nhiên vàng lại được dự báo sẽ hạ khi dịch được khống chế thành công. Lãi suất tiết kiệm cũng đang có xu hướng giảm do kinh tế ngày càng suy yếu. Do vậy, lựa chọn vàng hay gửi tiết kiệm đều không phải là “cửa sáng”, chưa nói đến hai kênh này chưa bao giờ là “gu” của các nhà đầu tư trẻ.
Trong bối cảnh đó, BĐS được nhắc đến với nghĩa không chỉ là “vịnh lánh bão” mà còn là kênh đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cả trước mắt lẫn lâu dài. Nhưng đầu tư vào phân khúc nào của BĐS để tối đa hóa lợi nhuận và an toàn lại là một câu hỏi lớn.
Báo cáo mới nhất của Công ty BĐS JLL nhận định: “Nền kinh tế thường chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những biến động về dịch bệnh, thiên tai… Và trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hướng phân bổ vốn vào BĐS nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác”.
Chọn dự án nào?
Một số chuyên gia có kinh nghiệm cho rằng, thị trường BĐS đang chịu ảnh hưởng đáng kể của dịch bệnh, khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, tiềm năng sinh lời trên thị trường này vẫn rất lớn.
“Một số người khuyên tôi có tiền nhàn rỗi thì gửi tiết kiệm nhưng tôi thấy đó không phải là lựa chọn khôn ngoan. Kinh tế khó khăn kéo theo lãi suất huy động thấp, trong khi nhu cầu về nhà ở ban đầu hay cải thiện không bao giờ giảm. Do đó, tôi vẫn săn tìm những dự án tiềm năng để đầu tư, chờ thị trường bùng nổ khi hết dịch”, chị Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Cũng theo chị Thủy, đầu tư vào BĐS nhà ở giai đoạn này có nhiều lựa chọn vì mua được dự án tốt, chủ đầu tư uy tín, giá cả hợp lý, đặc biệt là các dự án hướng tới sức khỏe con người. Nhưng đầu tư vào dự án nào, khu vực nào để mang lại lợi nhuận cao nhất thì không hẳn ai cũng rành.
Theo giới đầu tư tại Hà Nội, khu vực Mỹ Đình vẫn được xem là tiềm năng, bởi quy tụ nhiều văn phòng, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Thực tế này khiến nhu cầu thuê căn hộ tại đây luôn cao.
Đặc biệt, Mỹ Đình hiện được coi là điểm đến yêu thích mới của người Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Nhiều chuyên gia nước ngoài ngoài sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho nơi an cư, tuy nhiên, họ có tiêu chuẩn khá cao khi lựa chọn căn hộ để ở.
Sau khi tìm hiểu một số dự án quanh khu vực Mỹ Đình, chị Đặng Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra rất “kết” dự án The Matrix One do MIKGroup phát triển.
Không chỉ thuận lợi về kết nối giao thông, The Matrix One còn hưởng lợi từ những dịch vụ tiện ích ở công viên xanh rộng14ha với hồ điều hòa đối diện dự án, quảng trường, đài phun nước, đường dạo bộ, hệ thống máy tập ngoài trời,… đảm bảo một môi trường sống xanh lành mạnh cho gia đình chị.
![]() |
Toàn cảnh 360 độ một căn hộ mẫu tại The Matrix One |
Không những thế, dự án này còn có hệ thống dịch vụ tiện ích nội khu đầy đủ và riêng biệt, bao gồm: các chuỗi nhà hàng sang trọng, trung tâm mua sắm sầm uất, khu vui chơi trẻ em, vườn dạo bộ, khu tập thể dục, chăm sóc sắc đẹp,… đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của các cư dân.
Nhờ tọa lạc tại vị trí giàu tiềm năng sinh lời nên The Matrix One cũng đang được các nhà đầu tư “săn lùng” ráo riết. Những tiện ích độc đáo của The Matrix One như view trọn giải đua xe F1, nằm gần Khu liên hợp Thể thao Quốc gia - nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn, trong đó có SEA Games 31 vào năm 2021… đang khiến cho dự án này trở thành tâm điểm của thị trường BĐS Hà Nội.
Ngọc Minh
" alt=""/>Rót tiền vào đâu để sinh lời trong mùa dịch?Theo phản ánh của khách hàng tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng), ngày 10/1/2020, Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức - chủ đầu tư dự án đã có Thông báo Bàn giao căn hộ gửi tới người mua nhà.
Tại thông báo chủ đầu tư khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao theo đúng cam kết hợp đồng mua bán căn hộ. Vì vậy mời người mua nhà đến nhận nhà đồng thời chuẩn bị tài chính để thanh toán đợt 4 giá căn hộ (45% giá bán căn hộ, thuế VAT của 5% giá trị còn lại đợt 4) và phí bảo trì. Thời gian bắt đầu bàn giao từ ngày 18/1/2020 đến 18/2/2020.
Tuy nhiên sau đó, nhiều khách hàng mua nhà đến văn phòng chủ đầu tư đề nghị cung cấp thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đối với khu chung cư Green Pearl. Nhưng, chủ đầu tư không cung cấp được và trả lời quanh co, có dấu hiệu cố tình bàn giao nhà khi chưa đủ điều kiện nghiệm thu.
![]() |
Thanh tra Bộ Xây dựng đã chuyển đơn của người mua nhà của dự án Green Pearl đề nghị thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý công trình và xử lý hành vi bàn giao căn hộ khi chưa đủ điều kiện đến UBND TP Hà Nội (Ảnh: LQ). |
Trái với thông báo khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao, văn bản trả lời của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ngày 26/2 cho biết, Cục đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và kết luận công trình này chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức khắc phục, báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Giám định.
Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết cũng đã nhận được đơn của người mua nhà đề nghị tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý công trình của chủ đầu tư dự án Green Pearl và xử lý hành vi bàn giao căn hộ cho khách hàng khi chưa được chấp thuận nghiệm thu, chưa đủ điều kiện để bàn giao.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ đã chuyển đơn của trên đến UBND TP Hà Nội để được xem xét giải quyết.
Quận “vượt mặt” cấp phép sai thẩm quyền, giảm 3 lần diện tích cây xanh
Trước khi có lùm xùm về việc công trình chưa đủ điều kiện bàn giao nhưng chủ đầu tư vẫn thông báo khách nhận nhà, dự án Green Pearl đã bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện nhiều sai phạm.
Năm 2018, nêu tại kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016, TTCP chỉ rõ, dự án Green Pearl 378 Minh Khai thực hiện sai phương án quy hoạch.
Cụ thể, dự án được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc ngày 18/8/2014, không phù hợp với quy hoạch phân khu H2-4 tỷ lệ 1/2000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 27/11/2015, vi phạm nghị định của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
“Vi phạm này đã làm giảm diện tích cây xanh khu đất E1-CX1 xuống gần 3 lần, từ 7.600 m2 xuống còn 2.573,7 m2”, kết luận thanh tra nêu rõ.
![]() |
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án Green Pearl thực hiện sai phương án quy hoạch làm giảm diện tích cây xanh xuống gần 3 lần. |
Cũng theo TTCP, dự án Green Pearl thuộc nhóm A, công trình cấp I được Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở ngày 19/9/2015. Tuy nhiên, UBND quận Hai Bà Trưng lại cấp giấy phép xây dựng ngày 29/3/2016 cho hạng mục nhà ở thấp tầng là không đúng thẩm quyền, vi phạm Luật Xây dựng năm 2014.
Kết luận thanh tra cho thấy, khi Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP Hà Nội phê duyệt tiền sử dụng đất dự án ngày 21/10/2015, đã không loại khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư khi xác định chi phí xây dựng và đưa khoản chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình (1%) chi phí xây dựng vào tổng chi phí phát triển để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất không đúng quy định tại thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tổng số tiền tạm tính khoảng 54 tỷ đồng.
![]() |
Dự án Green Pearl tọa lạc trên khu đất “vàng” số 378 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Dự án có tổng mức đầu tư lên đến hơn 1.073 tỷ đồng với tổng diện tích sử dụng đất 28.765 m2. Tiến độ thực hiện dự án từ quý I/2016 đến quý II/2019. Nguồn gốc đất trước khi chuyển mục đích do Công ty dệt Phong Phú thuê làm nhà máy chỉ khâu. Năm 2011, UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển mục đích để liên doanh thành lập Công ty cổ phần phát triển nhà Phong Phú – Deawon – Thủ Đức thực hiện dự án. |
Huỳnh Anh
- Dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng chủ đầu tư dự án Aqua Central (số 44 Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội) đã đưa một số hộ dân vào ở.
" alt=""/>Dự án Green Pearl chưa nghiệm thu đã bàn giaoChiều 30/5, Hà Nội công bố thêm 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, như vậy riêng ngày hôm nay ghi nhận 17 ca.
" alt=""/>Hà Nội ghi nhận 27 ca dương tính Covid