Bảo mật thiết bị di động mang yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên số
Dự báo
Dự báo về các cuộc tấn công với các yếu tố như hướng tấn công, mức độ gây hại và hậu quả của nó là vô cùng quan trọng.
Vì thế, việc chủ động theo dõi, giám sát không gian mạng sẽ giúp các tổ chức có được những thông báo về các mối đe dọa mới có thể ảnh hưởng đến an ninh an toàn, từ đó đưa ra các xem xét, đánh giá hệ thống của mình sẽ chịu những tác động gì để chủ động xây dựng các biện pháp bảo vệ thích hợp.
Bảo vệ
Bảo vệ là một yếu tố quan trọng của giải pháp bảo mật di động, bao gồm hai khía cạnh chính. Khía cạnh đầu tiên là ngăn chặn các mối đe dọa không mong muốn xâm nhập hoặc ảnh hưởng đến hệ thống di động. Ví dụ, phần mềm độc hại có thể tồn tại dưới dạng gói hoặc tệp ứng dụng.
Vì thế, thực hiện quét lưu lượng đến tại proxy mạng hoặc cổng để kiểm tra lưu lượng độc hại trước khi chuyển tiếp tới thiết bị, hay cập nhật kịp thời cho các ứng dụng và hệ điều hành của các thiết bị để vá bất kỳ lỗ hổng nào là những biện pháp bảo vệ khỏi ứng dụng độc hại.
Phát hiện
" alt=""/>Các cách bảo vệ an toàn bảo mật cho thiết bị di độngLê Diệp Kiều Trang - "Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi"
Bà Lê Diệp Kiều Trang đảm nhiệm vai trò gì tại Facebook?
Gia thế và khoản tiền 260 triệu USD của Giám đốc Facebook VN Lê Diệp Kiều Trang
Chiều 5/12, VietNamNet đã đăng tải thông tin cho biết tuyên bố rời nhiệm sở của bà Lê Diệp Kiều Trang - nữ giám đốc Facebook Việt Nam.
Thông tin mới nhất về vụ việc cho biết, bà Trang sẽ chính thức rời khỏi vị trí giám đốc Facebook Việt Nam vào ngày 31/12/2018. Thông tin trên vừa được đại diện của Facebook xác nhận với Pv. VietNamNet.
Theo người phát ngôn của Facebook, nguyên nhân khiến bà Lê Diệp Kiều Trang rời khỏi vị trí giám đốc mạng xã hội này sau chưa đầy 9 tháng làm việc là bởi lý do gia đình.
Bà Lê Diệp Kiều Trang - Nữ giám đốc Facebook Việt Nam. |
“Chúng tôi rất biết ơn những đóng góp tích cực mà Christy (Lê Diệp Kiều Trang - Pv) đã tạo ra trong việc giúp xây dựng đội ngũ Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi chúc cô ấy thành công trong sự nghiệp tương lai”, vị đại diện của Facebook nói với Pv. VietNamNet.
Hiện Facebook vẫn chưa có kế hoạch bổ nhiệm người mới cho vị trí giám đốc Facebook Việt Nam. Người tiếp quản việc quản lý quan hệ khách hàng của bà Lê Diệp Kiều Trang trong thời gian tới sẽ là ông Khôi Lê - Trưởng bộ phận giải pháp khách hàng của Facebook Việt Nam.
Trước câu hỏi của Pv. VietNamNet về việc bà Lê Diệp Kiều Trang đột ngột rời khỏi Facebook có ảnh hưởng gì tới các kế hoạch đối với thị trường Việt Nam của Facebook trong thời gian tới hay không? Đại diện mạng xã hội này cho biết, Facebook vẫn duy trì cam kết mạnh mẽ giúp cộng đồng của mình tại Việt Nam kết nối an toàn và bảo mật, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong và ngoài nước.
Trọng Đạt
Trên trang Facebook cá nhân, bà Lê Diệp Kiều Trang vừa cho biết sẽ rút khỏi chức giám đốc Facebook Việt Nam. Tuy vậy, Facebook vẫn chưa phát đi thông báo chính thức về việc này.
" alt=""/>Hé lộ thông tin về người thay thế nữ giám đốc Facebook Lê Diệp Kiều TrangÔng Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”.
Trong khuôn khổ hội thảo Ngày Internet Việt Nam – Internet Day 2018 được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức hôm nay, ngày 5/12 tại Hà Nội, ông Trần Minh Tân - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”.
Ông Trần Minh Tân nhấn mạnh, tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng) - tham số định danh, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái số. Tài nguyên Internet hiện đại, hiệu quả là những thông số nền tảng cho sự phát triển dịch vụ của công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, tài nguyên Internet song hành và là nhân tố góp phần tạo nên sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ tại Việt Nam.
Theo báo cáo, tính tới hết ngày 31/10/2018, đã có 460.412 tên miền “.VN” đang duy trì sử dụng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.VN” được đăng ký mới năm 2018 là 119.737 tên.
Tên miền “.VN” có tỉ lệ tăng trưởng thực dương trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tên miền quốc tế, gồm có tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD). Nhiều ccTLD khác trong khu vực và trên thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm.
“Kể từ năm 2011, tên miền quốc gia Việt Nam “.VN” đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng tên miền. Năm 2018, ccTLD “.VN” tiếp tục giữ vị trí này và thuộc top 10 ccTLD có số lượng duy trì sử dụng lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC Trần Minh Tân cho biết.
Về tên miền quốc tế, hiện có 51 Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam, được Bộ TT&TT công bố tại địa chỉ website www.thongbaotenmien.vn.
VNNIC cũng cho biết, theo quy định, khi đăng ký sử dụng tên miền quốc tế, chủ thể phải nộp hồ sơ đăng ký tên miền và cung cấp đầy đủ thông tin cho Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các vi phạm trong cung cấp thông tin trên mạng xảy ra đối với tên miền quốc tế. Trong nhiều trường hợp không xác định được thông tin chủ thể.
Đối với tài nguyên số, Báo cáo tài nguyên Internet 2018 mới được VNNIC công bố cho thấy, điểm nổi bật nhất trong mảng này chính là sự bứt phá trong kết quả ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam. Cụ thể, tính đến 20/11/2018, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 21%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 7 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Canada.
" alt=""/>Vượt Australia và New Zealand, Việt Nam vươn lên xếp thứ 19 toàn cầu về ứng dụng IPv6