Theo quy định pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông vượt đèn vàng cũng bị phạt như vượt đèn đỏ (Ảnh minh họa: Hoàng Lam).
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cũng quy định tương tự về đèn vàng, cụ thể hơn một chút như sau:
Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.
Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT cũng có quy định tương tự: Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "Vạch dừng xe".
Nếu không có vạch sơn "Vạch dừng xe", thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn "Vạch dừng xe", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông có thể vượt đèn vàng trong các trường hợp sau:
- Đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng;
- Đèn màu vàng nhấp nháy (chú ý quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác).
Ngoài ra, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Do đó, nếu người tham gia giao thông vượt đèn vàng theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì không bị xem là vi phạm pháp luật và không bị phạt.
Mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng
Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không quy định cụ thể lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ, mà chỉ quy định lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Theo đó, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Người điều khiển xe mô-tô và xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, cùng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (từ 2 tháng đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông).
" alt=""/>Khi nào được vượt đèn vàng? Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu?Bánh bông lan dừa nướng cho người ăn kiêng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh bông lan dừa nướng cho người ăn kiêng:
1. Bột: 60gr bột mì nguyên cám, 1 thìa cà phê bột baking soda, 1 thìa cà phê bột bắp
2. Trứng: 1 quả nguyên và 1 lòng đỏ
3. Nước cốt dừa: 100ml
4. Sữa tươi không đường: 100ml
5. Dừa sợi: Số lượng tùy thích
6. Gia vị: Tinh chất vani, mật ong, đường ăn kiêng
Cách làm bánh bông lan dừa nướng
- Bước 1: Trộn cốt bánh bông lan và nướng
Bạn cho vào bát: 1 quả trứng gà, 50ml nước cốt dừa, 30ml mật ong và 3-4 giọt tinh chất vani (hoặc bột vani). Khuấy đều để các nguyên liệu quện vào nhau. Sau đó, bạn thêm vào bát 60gr bột mì nguyên cám cùng 1 thìa cà phê bột baking soda. Dùng phới lồng trộn đều đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
Hỗn hợp cốt bánh bông lan sền sệt vậy là được nè
Tiếp theo, bạn cho bát cốt bánh vừa trộn vào lò vi sóng và quay ở mức nhiệt cao (High) trong 1-2 phút.
Để kiểm tra xem bánh đã chín hay chưa, chị em hãy dùng que tăm chọc vào bánh sau lần quay lò vi sóng đầu tiên nhé. Tăm không dính nghĩa là bánh đã chín, tăm ươn ướt dính cốt bánh nghĩa là bánh chưa chín, cần bỏ lại vào lò vi sóng và quay thêm 1 phút nữa nha.
Cốt bánh sau khi quay lò vi sóng
- Bước 2: Làm phần sốt dừa
Đầu tiên, bạn hòa tan 1 thìa cà phê bột bắp với khoảng 15-20ml nước. Sau đó, cho vào chảo 1 lòng đỏ trứng, 50ml nước cốt dừa, 100ml sữa tươi không đường, 1-2 thìa canh đường ăn kiêng và phần nước bột bắp.
Bật bếp, vừa đun vừa khuấy trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu quện thành hỗn hợp sền sệt.
Chị em nhớ để lửa nhỏ thôi nha
Tiếp theo, bạn cho phần dừa sợi vào chảo. Rang khoảng 1-2 phút trên lửa nhỏ để dừa ngả vàng và tỏa mùi thơm.
- Bước 3: Hoàn thành món bánh bông lan dừa nướng
Bạn lấy phần cốt bánh bông lan đã nướng ra khỏi bát, khoét 1 lỗ nhỏ trên mặt bánh. Sau đó, rưới đều phần sốt dừa đã làm lên bánh và rắc cả dừa đã rang vàng lên. Vậy là có thể thưởng thức được rồi!
Thành phẩm
Chị em thấy đấy, món bánh bông lan dừa nướng này làm đơn giản mà thành phẩm ngon đẹp chẳng kém bánh đi mua là mấy. Đương nhiên phần cốt bánh bông lan sẽ không được xốp như những chiếc bánh ngoài tiệm. Tuy nhiên món bánh này cũng không phải là không ngon đâu nha.
Theo Phụ nữ Việt Nam
“Anh ta muốn trộm điện thoại của tôi nên giả vờ xin tiền hay thứ gì đó. Tôi đã nói không, nhưng anh ta vẫn quay lại và giật điện thoại của tôi”, Kyle nói.
Ngay sau khi đoạn clip được chia sẻ trên truyền thông, đã thu hút được sự chú ý lớn của các cư dân mạng.
Đa phần đều bày tỏ sự khâm phục trước các động tác võ thuật đẹp mắt của vị luật sư. Một số khác thì ngưỡng mộ cách hành xử nhân văn của anh.
"Xem xong đoạn video, tôi thấy nên đi học võ ngay, ít nhất là mấy bài tự vệ, để có thể bảo vệ bản thân và tài sản", một người bình luận.
"Anh ấy có phong thái của một quý ông, ra đòn nhanh gọn và vừa đủ, chỉ cảnh cáo chứ không hung hăng hay muốn đánh người", một người khác nhận xét.