Cụ thể, chính sách "Cá nhân tiềm năng cao" cho phép những sinh viên tốt nghiệp tại những trường đại học thuộc Top 50 thế giới (nằm ngoài lãnh thổ Anh) nhận được visa cho phép làm việc tại nước Anh bao gồm cả kinh doanh (self-employed) hoặc làm tình nguyện mà không cần phải có nhận được một lời mời làm việc từ trước. Chính sách này không áp dụng cho các vận động viên hoặc huấn luyện viên thể thao.
Thời gian của visa sẽ phụ thuộc vào mức độ học vấn của người xin thị thực, bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ có thời hạn 2 năm, bằng Tiến sĩ có thời hạn 3 năm. Sau thời hạn này, những người nhận được thị thực "Cá nhân tiềm năng cao" có thể chuyển sang thị thực lao động dài hạn, miễn là đáp ứng được các điều kiện pháp lý.
Thông tin với tờ Telegraph, đại diện Bộ Nội vụ Anh cho biết, con số những người nhận được visa "Cá nhân tiềm năng cao" là không cố định, phụ thuộc vào nhu cầu thu hút nhân tài của từng lĩnh vực.
Theo đó, những trường Đại học đủ điều kiện nhận visa phải được xếp hạng trong top 50 của ít nhất hai trong số các hệ thống xếp hạng sau: Times Higher Education World University Rankings; Bảng xếp hạng Đại học Thế giới Quacquarelli Symonds; Bảng xếp hạng học thuật của các trường Đại học thế giới. Theo danh sách mới nhất của Bộ Nội vụ Anh, có 20 trường Đại học tại Mỹ đáp ứng đủ điều kiện này; các quốc gia khác có trường Đại học được chấp nhận bao gồm: Canada, Nhật Bản, Đức, Australia, Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Pháp, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Ngoài ra, những người xin visa phải có lý lịch trong sạch, không tiền án tiền sự và có có trình độ tiếng Anh thấp nhất là B1. Đặc biệt hơn, những người nhận được thị thực "Cá nhân tiềm năng cao" có thể đưa bạn đời và con cái của họ dưới 18 tuổi đến Vương quốc Anh.
"Chính sách thị thực mới này cho thấy mong muốn của Vương Quốc Anh trong việc thu hút những tài năng trẻ sáng giá nhất trên toàn cầu. Đây là một phần trong định hướng biến nước Anh thành trung tâm đổi mới, sáng tạo và hợp tác quốc tế hàng đầu.
Chúng tôi muốn những tập đoàn khổng lồ trong tương lai được xây dựng tại Anh kể từ bây giờ, đó là lý do chúng tôi chào đón những sinh viên có tiềm năng tới khởi nghiệp", ông Rishi Sunak - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Việt Dũng(Theo Telegraph)
" alt=""/>Anh cấp visa thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học Top 50 thế giớiCũng theo bà Minh, trong 5 tháng đầu năm 2022 đã xảy ra 38 vụ đuối nước khiến 113 trẻ em, học sinh tử vong.
“Nguyên nhân các vụ đuối nước, bước đầu được xác định là các em thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình, người lớn; các em tự ý rủ nhau đi chơi, đi bơi, đi tắm, chơi gần khu vực nguồn nước dẫn đến đuối nước. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng cần được đánh giá, phân tích cụ thể là do các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm, kỹ năng an toàn trong môi trường nước và kỹ năng bơi an toàn”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 4501 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025, trong đó đưa ra mục tiêu rất cụ thể, sát với các nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục.
Năm 2022, Bộ đã chỉ đạo hoàn thiện tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng chống đuối nước và các tài liệu, video clip truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh, đồng thời tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống đuối nước, dạy bơi, cứu đuối an toàn cho 400 cán bộ, giáo viên cốt cán của 63 Sở GD-ĐT.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục các địa phương đã ban hành kế hoạch để triển khai công tác phòng, chống tai nạn đuối nước.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các Sở GD-ĐT tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các cấp ngành tại địa phương kiểm tra, giám sát và hỗ trợ cho các nhà trường, cơ sở giáo dục để đảm bảo các điều kiện, nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về phổ cập bơi và phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh…
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục, tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho học sinh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục để các em hiểu và nhận thấy tác hại, sự nguy hiểm của tai nạn đuối nước. Xây dựng các chuyên đề giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh theo từng chủ đề…
Hồ Giáp
" alt=""/>Tỷ suất trẻ em, học sinh đuối nước ở Việt Nam cao nhất khu vực