Ngoài con chip A9 mạnh hơn, RAM LPDDR4 2GB cao hơn và chip đồ hoạ vượt trội, sức mạnh của iPhone 6s rất đáng nể. Nhưng điều làm nên sự khác biệt lại đến từ chính trình điều khiển NAND trên chiếc smartphone này.
Trình điều khiển NAND chịu trách nhiệm xử lý tốc độ đọc ghi của bộ nhớ lưu trữ. Apple đã thiết kế riêng thành phần này và nó chỉ xuất hiện trên thế hệ iPhone 6S mới nhất.
Thực tế, một thành phần tương tự cũng được tìm thấy trên những chiếc MacBook. Điều đó đồng nghĩa với việc Apple đã mang tốc độ xử lý vượt trội của ổ cứng SSD lên iPhone 6S.
"Hiệu suất NAND rất ấn tượng, đặc biệt là trong các trường hợp truy cập tuần tự. Apple đã tích hợp giải pháp di động mạnh mẽ chưa từng thấy trên thiết bị smartphone của hãng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy giải pháp này vượt trội so với tất cả các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hiện nay", đánh giá của trang tin công nghệ AnandTech.
Nhờ "vũ khí" bí mật của Apple mà iPhone mới có tốc độ đọc ghi dữ liệu cao hơn phần lớn các đối thủ hiện nay, giúp mang lại hiệu suất hoạt động vượt trội tổng thể cho chiếc điện thoại này. Tất nhiên, cũng không thể không nhắc tới sự đóng góp của bộ vi xử lý mạnh hơn, RAM nhiều hơn và chip đồ hoạ hiệu năng hơn.
" alt=""/>Vũ khí bí mật giúp iPhone 6S 'bất bại'Mạng xã hội trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hiện đại.
Nhóm tính cách cởi mở
Các nhà nghiên cứu nhận định nhóm người dùng này có thói quen sử dụng những bức ảnh có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Màu sắc của chúng chủ yếu là màu tối như xám, đen trắng... Nhân vật chính thường đeo kính (kính râm hoặc kính thường), gương mặt lạnh lùng, ít biểu lộ cảm xúc, kích thước khuôn mặt thường lớn hơn so với những người khác.
Nhóm tính cách tận tâm, cẩn thận
Hầu hết các bức ảnh, nhóm người dùng này thường không ngại bộc lộ cảm xúc hạnh phúc, thái độ tích cực bằng việc mỉm cười hoặc cười lớn.
Trái với nhóm tính cách cởi mở, những người thuộc nhóm này không sử dụng ảnh có màu tối, họ cũng không đeo kính khi chụp ảnh. Sự tận tâm và chu đáo thể hiện ở tính kỷ luật, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trước khi hành động. Bằng chứng là những tấm hình phải được lựa chọn kỹ càng, tỷ lệ kích thước khuôn mặt vừa đẹp, không bị quá to hay quá nhỏ. Tuy nhiên chính sự kỹ tính này khiến “khổ chủ” trông già hơn vài tuổi so với đời thực.
Nhóm tính cách hướng ngoại
Tính hướng ngoại thể hiện ở khả năng tương tác với cuộc sống xung quanh của mỗi người. Người có tính hướng ngoại thường chọn những bức ảnh đông đúc và có nhiều màu sắc làm ảnh đại diện.
Trong đó, họ có vai trò là trung tâm, được vây quanh bởi những người khác. Thậm chí họ còn dùng những bức ảnh thời niên thiếu để trông trẻ hơn trên trang cá nhân.
![]() |
Ảnh đại diện của người mang tính cách hướng ngoại trông sẽ như này. |
Do có nhiều người trong cùng một bức ảnh nên kích thước khuôn mặt nhỏ hơn so với bình thường.
Nhóm tính cách thân thiện
Nhóm này được mô tả bởi “tinh thần hợp tác và sự hòa hợp về mặt xã hội”. Người dùng có nét tính cách này thường lựa chọn những bức ảnh tự nhiên, nhiều màu sắc, đôi khi không đẹp làm hình đại diện.
Điểm trừ của những bức hình này là thiếu độ sắc nét, đôi khi hơi mờ và bố cục bức hình còn lộn xộn. Vì vậy, chúng không có tính thẩm mỹ cao như của nhóm người dùng có tính cách cởi mở.
Nhóm tính cách nhạy cảm
Không mấy bất ngờ khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dùng mạng xã hội có ảnh đại diện là các bức tranh đơn giản với những gam màu tương phản mang sắc thái tiêu cực nhạy cảm hơn người bình thường.
![]() |
Thông tin từ mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu cá nhân hơn chúng ta tưởng. |
Họ có xu hướng dùng ảnh phong cảnh, đồ vật…làm ảnh đại diện. Nếu phải dùng ảnh bản thân để làm avatar thì một là phải đeo kính, phải là tỷ lệ gương mặt trong bức ảnh phải lớn hơn so với các nhóm khác.
" alt=""/>Người thân thiện thường có ảnh avatar xấu