Bên cạnh đó trong cuốn sách nổi tiếng "Trí tuệ nhân tạo: Hướng tiếp cận mới nhất" (Artificial Intelligence: A modern Approach) tái bản lần 3 của 2 tác giả Stuart Russel và Peter Norvig có tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về AI như sau:
Trí tuệ nhân tạo là nỗ lực thú vị nhằm khiến suy nghĩ của máy tính có thêm nhận thức, tư duy.
Trí tuệ nhân tạo là những hành động của máy móc gắn liền với tư duy của con người, ví dụ như ra quyết định hay giải quyết vấn đề.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu về năng lực trí tuệ vận hành vào các mô hình tính toán.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu để máy tính có khả năng nhận thức, nhận định và hành động.
Trí tuệ nhân tạo là nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện những chức năng yêu cầu trí tuệ khi thực hiện bởi con người.
Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu cách khiến máy tính làm được điều mà ở thời điểm hiện tại con người vẫn đang làm tốt hơn.
Mặt khác phạm vi của AI cũng là vấn đề gây tranh luận khi mà máy móc càng được nâng cao khả năng thì những nhiệm vụ được coi là đòi hỏi trí thông minh cũng bị lọc bớt, điều này dẫn đến câu nói vui rằng “AI là bất kỳ thứ gì máy móc chưa làm được”. Ví dụ, chức năng quét nhận dạng chữ viết từ trang giấy đang bị bỏ ra khỏi phạm vi trí tuệ nhân tạo, và trở thành công nghệ thường.
Những chức năng được xếp vào danh mục AI cho đến năm 2017 này có thể kể đến khả năng nhận dạng giọng nói, đấu game chiến thuật ví dụ như cờ vua hay cờ vây, xe tự lái, giả lập chiến trường…
Một trong các ví dụ về trí tuệ thông minh được biết đến nhiều nhất hiện nay là AlphaGo, chương trình máy tính đã đánh bại kỳ thủ cờ vây số 1 Lee Sedol vào tháng 3/2016. Trong trận đấu này AlphaGo có những nước đi sáng tạo đảo ngược những kinh nghiệm trước đây về môn cờ này.
Trước đó vào tháng 5/1997 trong môn cờ vua, chiếc máy tính Deep Blue đã giành chiến thắng sát sao trước kỳ thủ vô địch thế giới Garry Kasparov. Hay mới đây là việc người máy Sophia nổi tiếng vì khả năng trò chuyện tâm sự với con người và đã được Saudi Arabia công nhận là công dân nước mình.
Tất nhiên hầu hết trong quá trình phát triển từ khi có khái niệm khoa học ra đời vào năm 1956, nghiên cứu về AI thường tách lẻ ra các mảng nhỏ không có sự kết nối với nhau.
AI cũng tạo ra những tranh cãi luận bàn xung quanh về bản thân trí tuệ và về đạo lý khi tạo ra những cỗ máy được ban cho trí tuệ giống như con người, vấn đề đã được dự báo trong các truyền thuyết, tiểu thuyết và các hệ thống triết học từ xa xưa. Một số ý kiến còn nhận định AI là mối họa của nhân loại nếu như được phát triển không phanh.
" alt=""/>Điểm lại khái niệm về trí tuệ nhân tạo AIVideo giúp chúng ta thêm một lần được nhìn lại thiết kế S8 vốn sẽ được Samsung thiết kế lại. Vẫn là màn hình cong giống Galaxy S7, vẫn giữ lại jack cắm tai nghe, Galaxy S8 trông có vẻ giống model tiền nhiệm. Tuy nhiên, model mới sẽ thiếu vắng nút Home vật lý và các nút điện dung có trên các mẫu Galaxy S cũ. Thay vào đó, Samsung có vẻ như sẽ dùng một hàng các phím bấm mềm để người dùng điều hướng.
2 đoạn video bên dưới là khá ngắn và không cho thấy quá nhiều thiết kế của S8. Với việc ngày ra mắt chính thức của sản phẩm đang tới gần, chúng ta hứa hẹn còn được thấy thêm các thông tin rò rỉ khác trong những ngày tới.
" alt=""/>Đây có lẽ chính là Galaxy S8Mới đây, bưu cục Mỹ - United States Postal Service (USPS) thông báo rằng, họ đã làm thất lạc hoặc mất một bưu phẩm với ký hiệu NJ 07097 trong đó chứa bộ đĩa game giá trị lên tới 220 triệu đồng. Được biết trong bưu phẩm đó là khoảng 100 tựa game SNES và được gửi đi từ ngày 7/1/2017.
Trong kiện hàng bị mất, có khá nhiều những băng game cổ và hiếm có giá thành rất đắt đỏ nếu bán chúng lên chợ điện tử như Ebay hoặc Amazon. Một vài ví dụ như: Castlevania IV, Castlevania: Vampire's Kiss, First Samurai, The Firemen, Demon's Crest, Mega Man 7, Mega Man X, Mega Man X2, Mega Man X3, Ninja Warriors.
Tuy nhiên, đến bây giờ thì kiện hàng có tổng giá trị lên tới 7.500 - 10.000 USD đã bị kẹt lại thành phố Jersey. Theo thông tin trên hệ thống, kiện hàng này vẫn nằm trong kho bãi, nhưng không rõ đã biến đi đâu.
Chủ nhân nhận gói bưu phẩm đó là một fan cứng của Nintendo có tên là Byuu. Anh là một game thủ và có tham vọng sưu tầm toàn bộ game trên hệ máy SNES dưới dạng kỹ thuật số.
Đương nhiên những file ROM của những tựa game SNES có thể kiếm đầy trên mạng để chơi trên giả lập nhưng hầu hết chúng đều có sự chỉnh sửa nhất định so với bản gốc về màu sắc, âm thanh. Chính vì lý do đó mà Byuu mới muốn mượn mấy băng game SNES cổ điển này để lưu trữ các tựa game giống như một viện bảo tàng, nhưng dưới dạng các file mềm trong máy tính. Đây cũng là lý do tại sao những băng game này có giá trị lớn hơn bình thường rất nhiều.
Thế nhưng, có lẽ từ nay anh sẽ phải từ bỏ mục tiêu này sau khi sự cố xảy ra. Được biết, đây là kiện hàng thứ 2 trong 5 kiện hàng bao gồm những tựa game SNES, được gửi đi từ một nhà sưu tầm game ở Đức. Người này cho Byuu mượn và theo dự kiến, Byuu sẽ gửi trả lại sau khi lưu trữ thành công.
USPS đã đề nghị Byuu trình đơn tìm bưu kiện thất lạc, và anh đã tiến hành gửi đơn từ hôm 30/1, nhưng USPS vẫn không tìm ra được món hàng (hay liên lạc với Byuu) từ đó đến nay. Khi Byuu gọi để hỏi về món hàng thì họ đã trả lời rằng điều duy nhất anh có thể làm lúc này là chờ đợi.
Không còn cách nào khác, Byuu đành phải công bố treo thưởng cho bất cứ ai tìm được kiện hàng này, nhưng việc đó khó có thể mang lại hiệu quả gì, vì chắc chắn chả thể nào kiện hàng lại bỗng nhiên biến mất. Bất cứ kẻ nào đứng đằng sau việc này cũng sẽ nằm im chứ không dại gì xuất đầu lộ diện.
BI VI
" alt=""/>Bưu cục Mỹ làm thất lạc bộ đĩa game hơn 200 triệu đồng