Nhận định, soi kèo Sampdoria vs Cremonese, 20h00 ngày 1/5: Tình hình bất lợi
Những ngày giáp Tết, Lê Trường Giang (sinh viên ngành Khoa học cây trồng Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên) vẫn đang tỉ mẩn vun sửa từng bầu đất, nhặt cỏ tại vườn thực nghiệm của trường như một nông dân thực thụ. |
Lê Trường Giang đang nhặt cỏ cho các chậu hoa trong vườn thực nghiệm của trường. |
Giang cho hay em là sinh viên năm cuối và đề tài của em là nghiên cứu sự phát triển của hoa dựa bầu. Công việc chính của em những ngày này là chăm sóc, làm giá thể để đóng vào các bầu trồng hoa. Giang cũng tính toán bón phân gì, chuẩn bị giá thể ra sao cho phù hợp với loại cây, loại hoa mình trồng. Cuối buổi chiều, khi trời mát hơn, Giang sẽ tưới cây.
“Việc này giúp em áp dụng nhiều kiến thức lý thuyết được học”, Giang chia sẻ.
Không chỉ vậy, Giang thường xuyên đăng hình ảnh các chậu hoa, cây cối lên mạng xã hội, thậm chí livestream trực tiếp để giới thiệu và báo giá... sản phẩm cho khách hàng.
Vì vậy, Giang cho hay có thể kiếm được 3 - 5 triệu đồng/tháng, đủ để em tự trang trải phần nào chi phí học tập và sinh hoạt.
“Dịp gần Tết, em càng có cơ hội để kiếm thêm tiền từ ngành học của mình nên càng thích thú. Sát Tết năm ngoái em cũng “kiếm” được kha khá”, Giang hào hứng.
Giang cho hay, ngoài ra, các sinh viên như em có thể xin làm việc ở các trang trại.
“Chúng em thường xuyên có mặt tại vườn để đo đếm sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa trong từng giai đoạn. Đối với cây ăn quả thì định kỳ mỗi tuần chúng em phải ghi lại một lần về chỉ số sinh trưởng, chỉ số lá,...” - Đức (sinh viên lớp Trồng trọt POHE) kể.
Cũng giống như Giang, Đức có thu nhập trung bình mỗi tháng trong thời gian đi học khoảng 5 triệu đồng. Theo em, số này không chỉ đủ cho sinh hoạt mà còn có dư.
"Trước đây em chỉ chăm sóc và bán các loại hoa, giờ em còn bán thêm cây giống. Hiện nay em cũng rao bán cả cây keo tai tượng Úc cho người dân sinh sống vùng đồi núi”, Đức kể và cho hay, em còn kiêm cả việc tư vấn cho người trồng.
Dịp Tết này, Đức dự kiến đi làm thêm ở một số trại giống để vừa học hỏi, vừa kiếm thêm thu nhập.
Để làm việc ở trong các vườn thực nghiệm này, Đức cho hay, trước đây, các em sẽ tự liên hệ. Nhưng giờ đây, với chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, các giảng viên sẽ liên hệ với các chủ vườn, các doanh nghiệp để chủ động đưa sinh viên đến thực tập.
 |
Đào tạo đại học gắn ứng dụng, sinh viên ngành trồng trọt kiếm được tiền ngay khi thực tập |
Đức tâm sự, trước đây khi đăng ký vào học ngành trồng trọt, em hình dung sau này sẽ chỉ trồng lúa hoặc làm nông nghiệp đơn thuần. Nhưng giờ đây, em lại nhìn thấy triển vọng phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, và hoàn toàn tự tin về việc "kiếm tiền".
Vì thế, dự kiến sau khi tốt nghiệp, Đức sẽ mở trang trại và khởi nghiệp riêng.
Nhiều bạn bè của Giang và Đức hiện còn nhận chăm sóc, tạo lập các vườn rau, vườn hoa cho các gia đình trong nội đô.
Đào tạo định hướng ứng dụng
PGS.TS Nguyễn Thúy Hà, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên cho hay, nhiều những vườn hoa như Đức và Giang đang được thực tập trong trường là sản phẩm của chương trình giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp - ứng dụng (POHE) của trường khởi nghiệp. Đây là hướng đi mang lại hiệu quả trông thấy.
Theo bà, xã hội cần sinh viên có kiến thức, kỹ năng như thế nào thì trường sẽ dạy để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay.
“Khung chương trình theo định hướng hướng nghiệp nên tăng cường phần thực hành, thay vì đa phần là lý thuyết nhiều như trước đây. Theo chương trình này, sinh viên được đào tạo kỹ năng nghề rất nhiều”, bà Hà nói.
Bên cạnh đó, trước đây, thầy biết cái gì thì dạy trò như vậy nhưng bây giờ trường buộc phải "bẻ" theo nhu cầu của xã hội.
"Thời buổi áp dụng công nghệ cao, giảng viên không biết về tự động hóa thì phải đi học để về ứng dụng trong dạy học. Ví dụ doanh nghiệp đang cần hệ thống điều khiển tự động hóa trong nông nghiệp thì các giảng viên phải đi học cái đó để về dạy”.
Bà Hà cho hay, để thực hiện chương trình này, nhà trường có các mô hình thực nghiệm tại trường, liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước để người học có các thang bậc đi thực tập khác nhau. Nhờ kỹ năng có được trong quá trình học tập thực tế nên hàng trăm sinh viên nhà trường được các doanh nghiệp tại Israel nhận thực tập.
“Nếu sinh viên không có kỹ năng, may lắm đi được một hai khóa, nhưng mấy năm gần đây, hàng trăm sinh viên của trường đáp ứng được yêu cầu của họ”.
Như năm 2020, gần 100 sinh viên của trường đi thực tập ở Israel. “Từ những chương trình kết nối thực tập như vậy, sinh viên về được nâng cao kỹ năng và làm việc được ngay ở các trang trại trong nước, kể cả nước ngoài”, bà Hà nói.
Thấy hiệu quả về chất lượng đầu ra của sinh viên, theo bà Hà, đến thời điểm này, tỷ lệ thực hành lên tới 50%, tất cả 21 ngành học của toàn trường đều được triển khai theo hướng này.
Thanh Hùng

Máy rửa xe tự động giá 100 triệu của sinh viên Đà Nẵng
Thấy nhu cầu rửa xe của người dân sau các trận mưa lũ, nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã chế tạo 1 máy rửa xe máy tự động. Đây cũng là sản phẩm được doanh nghiệp đặt hàng.
" alt=""/>Đào tạo đại học gắn ứng dụng, sinh viên ngành trồng trọt kiếm được tiền ngay khi thực tập
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Phối hợp liên chính phủ về Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, có những chia sẻ về hoạt động của trung tâm này: |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh |
- Thưa Thứ trưởng, hợp tác Việt – Nga trong khuôn khổ Ủy ban Phối hợp liên chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đóng vai trò như thế nào trong hợp tác quốc phòng hai nước?
Nói đến hợp tác Việt Nam, Liên bang Nga về khoa học kĩ thuật thì chúng ta phải nói đến phối hợp hai bên trong Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga. Bản thân trung tâm là một cơ quan của Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ hợp tác với Nga về khoa học kĩ thuật liên quan đến quốc phòng, quân sự cũng như các vấn đề về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ (KHCN).
Các hoạt động hỗn hợp Việt- Nga trong trung tâm được đặt dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban hỗn hợp hai chính phủ. Trung tâm có lịch sử rất đặc biệt. Đó là vào năm 1988 cách đây hơn 30 năm, Việt Nam và Liên Xô thành lập Trung tâm nhiệt đới Việt – Xô để nghiên cứu các vấn đề về nhiệt đới gồm có sinh thái, y sinh và độ bền. Đây là những vấn đề rất mới về KHCN bấy giờ cũng như hiện nay. Nó phục vụ cho các hoạt động KHCN của quân sự quốc phòng, đồng thời phục vụ cho kinh tế xã hội, đặc biệt là các vấn đề về môi trường.
Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga là cơ chế hỗn hợp duy nhất còn lại giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây duy trì đến ngày hôm nay.
- Đại dich Covid-19 đặt ra những diễn biến mới, hai bên xác định nội dung hợp tác như thế nào để có thể thích ứng với tình hình này, thưa Thứ trưởng?
Kế hoạch đã định giữa bộ quốc phòng 2 nước trong năm nay có rất nhiều nội dung. Có đến 65 sự kiện hợp tác giữa Việt Nam và Nga về mặt quốc phòng. Đại dịch làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung mà hai bên đã đề ra.
Tuy nhiên, bộ quốc phòng hai nước thống nhất với nhau rằng, những hoạt động chính, hoạt động mang tính chất chung thì không thể thay đổi. Đó là các giao lưu cấp cao, nếu không gặp được thì tổ chức trực tuyến. Đó là sự hợp tác thực chất của các quân binh chủng…
 |
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga năm 2018 |
Về đối phó với dịch bệnh, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga đóng vai trò đặc biệt. Đầu năm nay, Chính phủ Nga đã tặng cho trung tâm một phòng thí nghiệm trên xe lưu động, có khả năng kiểm soát và phát hiện, xác định được hầu hết các dịch bệnh hiện nay. Trong dịch Covid, có thể nói đây là phương tiện cơ động duy nhất của Việt Nam có khả năng kiểm tra, xác định người nhiễm bệnh.
Hàng nghìn trường hợp đã được xét nghiệm Covid-19, Bộ Y tế cũng như các cơ quan hữu quan xác định, xét nghiệm Covid-19 của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga có độ chính xác cao nhất và tốt nhất của Việt Nam. Như vậy, khi dịch Covid xảy ra, chúng ta không bị gián đoạn hợp tác quốc phòng hai nước, không gián đoạn những nội dung hợp tác về khoa học kĩ thuật của trung tâm, và trung tâm cũng đóng góp tích cực vào việc phòng và chống dịch.
- Vậy trong quá trình làm việc giữa các chuyên gia hai bên, đồng nghiệp Nga được đánh giá như nào, thưa ông?
Các chuyên gia Nga ở trung tâm đã sang Việt Nam hơn 30 năm. Mặc dù tình thế có thay đổi nhưng tình cảm của họ với Việt Nam là bất biến. Họ là những chuyên gia hàng đầu thế giới về môi trường, sinh thái và các vấn đề nhiệt đới. Bên cạnh khả năng, trình độ thì điều quý nhất của những chuyên gia Nga là tình cảm, trách nhiệm đối với Việt Nam, với quân đội nói chung và Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga nói riêng.
- Trọng tâm phát triển tới đây của trung tâm như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga thực hiện các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng phục vụ hoạt động quân sự quốc phòng cũng như kinh tế xã hội. Ví dụ nghiên cứu về độ bền nhiệt đới rất quan trọng trong đảm bảo và duy trì vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu. Hay vấn đề môi trường, nhất là môi trường biển hoặc nghiên cứu y sinh nhiệt đới mà ứng phó với dịch Covid vừa rồi là một ví dụ điển hình.
Chúng ta có hai vấn đề lớn cần giải quyết cấp bách. Đó là y sinh nhiệt đới, đại dịch xảy ra khiến chúng ta thấy rằng không thể chủ quan. Thứ hai là môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Cần có sự hợp tác quốc tế rộng rãi hơn để giữ gìn môi trường biển, nhất là Biển Đông - vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản, các sinh vật biển. Chúng ta phải giữ cho bằng được và đây cũng là nhiệm vụ của quốc phòng.
- Theo Thứ trưởng, các thành tựu đạt được của trung tâm nói riêng, Ủy ban hỗn hợp Việt – Nga nói chung đóng góp như thế nào trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước?
Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực rộng lớn và sâu sắc. Trong quốc phòng cũng diễn ra ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau như hợp tác về chính sách, về kĩ thuật quân sự hay huấn luyện đào tạo.
Nhưng hợp tác KHCN thì là đặc thù của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Thế nên duy trì và phát triển hợp tác của trung tâm này giúp tăng cường độ tin cậy của hai bên, là kênh để trao đổi thông tin KHCN và đào tạo cán bộ cho các sĩ quan của Việt Nam. Đồng thời đóng góp trực tiếp cho các nhiệm vụ quân sự quốc phòng cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Thêm một ví dụ nữa là việc làm sạch dioxin ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là ai sẽ là người thẩm định kết quả làm sạch dioxin, ai đảm bảo rằng khi xử lý dioxin không lan ra môi trường gây hại cho con người và ai khẳng định một cách đầy đủ cơ sở khoa học là đất này, không khí này sạch sau khi đã tẩy độc.
Đây chính là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga hiện nay. Các chuyên gia hai bên đang làm rất là tốt vai trò thẩm định này, không chỉ là đáp ứng yêu cầu của nhà nước mà kết quả thẩm định của trung tâm đáp ứng yêu cầu của tất cả phòng thí nghiệm chuẩn của thế giới về độ ô nhiễm dioxin.
Tôi muốn nói rằng, hợp tác khoa học kĩ thuật về môi trường trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ rất nặng nề. Trong đó, quân đội không đứng ngoài, chúng ta góp một phần nhỏ nhưng rất hiệu quả và thiết thực cho nỗ lực đảm bảo môi trường.
Bảo Đức

Nga là đối tác tin cậy, triển vọng nhất trong hợp tác quân sự với VN
Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng nhất trong hợp tác quân sự, Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh cho biết.
" alt=""/>Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về lịch sử đặc biệt hợp tác Việt – Nga
Tại trụ sở IPU ở Geneva, Thụy Sỹ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã có cuộc gặp Tổng thư ký IPU và trao quà khẩu trang y tế của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tặng Ban thư ký IPU.Tại buổi gặp, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chuyển lời chào và chúc sức khỏe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới Tổng thư ký IPU Martin Chungong.
Đại sứ khẳng định Quốc hội Việt Nam coi trọng vai trò và hoạt động của IPU thúc đẩy ngoại giao nghị viện, đồng thời đánh giá cao đóng góp của Tổng thư ký đối với IPU, đặc biệt là các hoạt động của Ban thư ký IPU hỗ trợ việc triển khai chiến lược và các chương trình của IPU, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác giữa IPU và Liên Hợp Quốc, góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của các nghị viện, nghị sỹ đối với các vấn đề quốc tế, hướng tới đạt được các mục tiêu chung của IPU vì hòa bình, dân chủ và thịnh vượng.
Đại sứ thông báo, trong năm nay mặc dù khó khăn do Covid-19 nhưng Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, với những sáng kiến nhằm thúc đẩy gắn kết và chủ động thích ứng, thể hiện tinh thần Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA năm 2020 là “ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Đại sứ trân trọng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Tổng Thư ký IPU tham dự “Hội nghị quan hệ đối tác nghị viện AIPA vì hợp tác văn hoá giáo dục vì sự phát triển bền vững”, do Quốc hội Việt Nam tổ chức trực tuyến vào 30/7.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ vinh dự được thay mặt Chủ tịch Quốc hội chuyển tặng Tổng thư ký và Ban thư ký IPU món quà khẩu trang y tế do Việt Nam sản xuất để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Món quà tuy nhỏ nhưng gửi gắm tình đoàn kết và hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam và Ban thư ký IPU.
Về phần mình, Tổng thư ký IPU Martin Chungong bày tỏ trân trọng và cám ơn món quà rất ý nghĩa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Quốc hội Việt Nam về sự quan tâm, chia sẻ với Ban thư ký IPU trong nỗ lực chống đại dịch Covid. Ông cũng thông báo nhận lời mời tham dự và phát biểu tại “Hội nghị quan hệ đối tác nghị viện AIPA vì hợp tác văn hóa giáo dục vì sự phát triển bền vững” do Quốc hội Việt Nam tổ chức sắp tới.
Tổng thư ký IPU cho rằng, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, vai trò của hệ thống đa phương ngày càng quan trọng. IPU tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy vai trò của hệ thống đa phương và sẵn sàng hợp tác, cùng các nghị viện thành viên trong việc cùng các chính phủ thể hiện lợi ích của người dân, duy trì hòa bình, thúc đẩy dân chủ và phát triển bền vững ở các nước trên thế giới.
Bảo Đức

Hình ảnh đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước
Cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và hãng Hàng không Quốc gia phối hợp với nước sở tại đưa 346 công dân Việt về nước an toàn.
" alt=""/>Quốc hội tặng khẩu trang y tế cho Ban thư ký Liên minh Nghị viện thế giới