Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Gamba Osaka, 17h30 ngày 25/4: Tìm lại nụ cười
Sinh con được cho là cách gắn kết tình cảm vợ chồng nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra rạn nứt mối quan hệ. Sau khi sinh con, người vợ thay đổi cả về tinh thần và thể chất, người chồng thì cảm thấy bị bỏ rơi.Sau khi sinh, vợ sa sút tinh thần
“Sau ngày sinh, tôi vừa khóc vừa gọi điện cho chồng”.
Asami Yokota (38 tuổi), sống ở thành phố Kawasaki, đã rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định sau khi sinh con trai. Chỉ trong một cuộc hội thoại hết sức bình thường với chồng về đặt tên cho con, chị Asami cũng có thể bật khóc nức nở khi nghe những cái tên chồng mình đề xuất. Tâm lý bất ổn tiếp tục leo thang khi chị Asami bị viêm tuyến vú.
 |
Cơn sốt và những cơn đau chướng trước ngực còn khủng khiếp hơn cả khi sinh con khiến chị Asami thức trắng nhiều đêm. |
Asami ngày nào cũng vừa chăm con dỗ con vừa phải chăm sóc gia đình, trong khi cuộc sống của chồng cô vẫn duy trì như trước kia. Sau một lần chồng cô, anh Toshiyuki (40 tuổi) trở về nhà lúc đêm khuya, say khướt sau bữa tiệc cưới anh vừa tham dự, Asami đã sụp đổ.
“Anh có thể tiếp tục sống giống như trước khi sinh con, nhưng em đang gặp rất nhiều khó khăn với những thay đổi trong cuộc sống của mình. Em không thể chịu thêm được nữa!", Asami khóc.
Chính sự cô đơn khi ở nhà một mình chăm con và sự thiếu quan tâm từ người chồng khiến nhiều phụ nữ không thể vượt qua được tình trạng tâm lý bất ổn sau sinh nở.
Sau khi sinh con, lượng nội tiết tố nữ giảm mạnh
Không hiếm phụ nữ sau sinh rơi vào tình trạng tinh thần bất ổn. Ông Takeda, một giáo sư của Khoa Sản và Phụ khoa tại Đại học Juntendo giải thích về những thay đổi trong cơ thể phụ nữ trước và sau khi sinh con.
 |
Giáo sư của Khoa Sản và Phụ khoa, Đại học Juntendo nói về chứng trầm cảm sau sinh và những thay đổi trong quan hệ hôn nhân của phụ nữ sau khi sinh con. |
“Để mang thai cần tới một lượng lớn nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Estrogen thường được tạo ra trong buồng trứng, nhưng nó không đủ trong thời kỳ mang thai nên cần nhận thêm từ nhau thai. Estrogen tiết ra lúc này cao gấp khoảng 50 đến 100 lần so với khi chưa mang thai”.
Tuy nhiên, trong vòng 30 phút sau khi sinh, nhau thai được đào thải ra khỏi cơ thể, lượng estrogen sản xuất trong cơ thể giảm mạnh. Ông Takeda cho biết: “Chính điều này đã dẫn tới sự mất cân bằng hormone xảy ra sau khi sinh con".
Estrogen không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở mà còn có ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận trên cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng lớn đến chất dẫn truyền thần kinh “serotonin” trong não, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của phụ nữ sau sinh.
Khi chức năng của serotonin giảm trong vòng hai tuần sau sinh, các sản phụ thường mắc phải triệu chứng “maternity blues”, còn được gọi là “trầm cảm sau sinh”. Triệu chứng sẽ phát triển trong vài tuần đến vài tháng sau sinh.
Nguyên nhân khởi phát thường là do:
- Sự tích tụ của căng thẳng khi mang thai, bất ổn tài chính, lo lắng về sức khỏe của con.
- Gánh nặng về thể chất: hồi phục không tốt sau sinh của người mẹ và mệt mỏi tích tụ do thiếu ngủ.
- Thiếu hụt quan tâm từ người chồng, ảnh hưởng lớn tới tình cảm vợ chồng.
“Sự chủ động của chồng" là thiết yếu
Những thay đổi xảy ra trên cơ thể người phụ nữ sau khi sinh con là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có cách để giảm tình trạng tinh thần không ổn định của sản phụ sau sinh.
Mikito Tsurugi (38 tuổi), một nhạc sĩ kiêm họa sĩ truyện tranh, và vợ - Kyoko (35 tuổi), một nhà viết tiểu luận, đã sống sót sau thời kỳ sinh con bằng 3 cách sau đây:
 |
Vợ chồng Mikito, Kyoko cùng con. |
1. Tìm hiểu kỹ lưỡng những điều cần chú ý từ khi lên kế hoạch có con
Để giảm những nguy cơ đáng tiếc trong quá trình mang thai và hạ sinh cũng như giúp phụ nữ ổn định tâm trạng sau sinh, việc đầu tiên anh Tsurugi làm là thu thập thông tin về cuộc sống sau khi sinh con và những thay đổi tâm sinh lý. Anh và vợ cũng tích cực tham gia vào những lớp học địa phương tổ chức về cuộc sống gia đình.
"Tôi được biết rằng, nếu vợ không hài lòng với chồng trong tháng đầu tiên sau khi sinh con thì sự không hài lòng đó sẽ tiếp tục trong suốt quãng đời còn lại của cô ấy”, anh Tsurugi chia sẻ.
Hai vợ chồng cần phải thảo luận trước khi sinh con, chẳng hạn như lịch vợ đi làm trở lại, kế hoạch sinh hoạt sau khi vợ đi làm và những việc cần làm nếu con không thể vào nhà trẻ.
2. Thường xuyên trò chuyện vui vẻ với vợ
3. Chồng cần "thông cảm" thay cho lời khuyên, động viên
 |
“Trong gia đình, người chồng quan tâm đến tình trạng của vợ trước và sau khi sinh con là điều cần thiết". |
Người chồng nên chia sẻ với vợ cảm giác lo lắng khi mang thai và thảo luận thường xuyên sau khi sinh con để vợ không ôm đồm thay đổi một mình. Chồng cần lắng nghe câu chuyện của vợ và chủ động trong việc chăm lo con cái và đỡ việc nhà.

Phụ nữ đừng lấy người đàn ông có 5 đặc điểm này
Một người đàn ông ích kỷ, keo kiệt, không cùng quan điểm sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc cho bạn.
" alt=""/>Cách vượt qua rạn nứt hôn nhân sau sinh con, vợ chồng trẻ cần biết
Chương trình “Tình trăm năm” do MC Quyền Linh và Ngọc Lan dẫn dắt khiến nhiều khán giả chú ý với chuyện tình yêu đáng ngưỡng mộ của cụ ông Huỳnh Văn Ráng (90 tuổi) và cụ bà Lê Thị Hổ (85 tuổi), sống tại Bình Dương.Họ kết hôn được hơn 60 năm và có 9 mặt con, trong đó có 1 con trai và 8 con gái. Ở tuổi 90, ông Huỳnh Văn Ráng còn được biết đến như một kỉ lục gia từng 4 lần chinh phục đỉnh Fansipan.
 |
Vợ chồng cụ ông Ráng và cụ bà Hổ |
Xuất hiện tại chương trình, hai cụ đều rất đẹp lão và khoẻ mạnh. Mặc dù gặp một chút khó khăn trong việc nhớ tên 9 người con và dâu - rể, nhưng cụ Ráng vẫn nhớ như in tình cảm ngày mới chớm nở của mình dành cho "người con gái ấy".
Theo chia sẻ, cụ Ráng gặp vợ khi bà còn là cô thiếu nữ 17 tuổi, ngày ngày tát nước ở chiếc ghe chài của bố. "Thấy bà tát nước đẫm mồ hôi, tôi cũng sốt ruột nên xuống tát giùm. Khi ấy tôi là quân nhân gác ở chiếc cầu ngay đó. Sau đó để ý, tôi mới hay xuống nhà bà xin nước uống. Thương nhau thì cứ thương thầm như thế cho đến khi có người mai mối mới hỏi cưới”, cụ Ráng chia sẻ.
Tình yêu của họ khá lãng mạn. "Hằng đêm mình cũng suy nghĩ xem biết có được hay không. Hồi đó tôi cũng sợ, mấy ông đàn ông có khi hai ba bà một lượt thì nguy. Nên tôi suy nghĩ, rồi để ý xem người đó sao, đi lính rồi có cô nào theo không", cụ Hổ cẩn trọng.
Được biết, dù thương nhau nhưng ông bà vẫn luôn giữ kẽ, kể cả việc không dám đứng gần nhau. Cụ Ráng chia sẻ thêm: "Nam nữ thời đó quen nhau không phải giống như bây giờ, phải đến ngày đám hỏi mới được nắm tay. Nhưng không phải được nắm trọn vẹn bàn tay mà có ngón tay thôi bà đã run như “thằn lằn đứt đuôi”. Tôi cũng run nên đeo sợi dây chuyền mà móc mãi không vào".
Thậm chí, nụ hôn đầu cũng phải chờ đến đêm tân hôn. Khi đã vào phòng, cụ Hổ bưng mâm rượu ra mời má chồng để làm lễ "trao thân gửi phận”, đúng phong tục ngày đó. "Hồi xưa mắc cỡ lắm, nói đêm tân hôn chứ đâu có động phòng gì. Mắc cỡ lắm, nằm ngủ thì mỗi người xoay một hướng", cụ Ráng khiến MC Quyền Linh và Ngọc Lan khá bất ngờ.
Hơn 60 năm chung sống, cụ Ráng tiết lộ bà rất hay ghen: "Phải nói là bà ghen nhất tỉnh chứ không phải nhất xóm!". Bởi đối với bà, ông là một người khéo ăn nói nên ai cũng thích nhưng quen biết ở đâu thì đi, chứ ở nhà phải lo cho gia đình.
Cụ Ráng tiếp tục chỉ chiếc nhẫn trên tay MC Ngọc Lan và nói: "Trao nhẫn cho nhau, ý nghĩa là nhắc nhở phải biết nhẫn nhịn. Tất cả công việc của mình đều làm bằng tay, mà đeo nhẫn vào tay thì nhớ phải nhẫn nhịn nhau. Đặc biệt vợ chồng không nên tranh luận để giành phần phải vì nó không có ý nghĩa gì".
MC Quyền Linh cũng khéo léo nhấn mạnh, đây là ý nghĩa mà thế hệ trẻ nên học hỏi để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc của mình.
Ông bà đã cùng nhau đi qua những năm tháng khó khăn nhất để nuôi dạy 9 đứa con nên người. Thời đó ông đi lính, bà ở nhà vừa làm dâu, vừa đi làm kiếm tiền để lo cho con.
 |
Vợ chồng cụ Ráng và các MC chương trình |
Ông nói thêm: "Nghĩ lại càng thấy tội nghiệp cho bà. Thường chồng đi làm về sẽ đưa tiền cho vợ nhưng mỗi lần lãnh lương tôi lại đưa cho mẹ. Mẹ tôi lại tính chi li lắm, nhưng bà cũng không nói gì".
Cụ Hổ cũng vừa làm lụng vừa chăm lo cho gia đình và nuôi dạy con cái nên người. Được biết, từ lúc kết hôn đến tận bây giờ, khi ông đã 90 tuổi, ông vẫn chỉ ăn cơm bà nấu chứ không ăn bên ngoài, kể cả ăn sáng.
Một trong những bí quyết để có được hôn nhân hạnh phúc của ông bà còn là đi đâu cũng có nhau. Đến bây giờ, hai cụ vẫn rất thoải mái khi xưng anh gọi em, nắm tay vui vẻ.
Cuối chương trình, cụ Ráng cũng gửi một lá thư tình cảm đến cụ Hổ: "Vợ chồng phải bình đẳng, không nên tranh luận giành phần phải với nhau và bao năm qua tôi với bà đã làm được điều đó. Bà thấy không? Tôi nói rồi, bà cứ lấy tôi đi. Bà yên tâm là tôi chung thuỷ với bà và đến cuối đời tôi vẫn chưa làm gì có lỗi với bà", khiến bà bật cười thích thú.
Ông cũng nhắn nhủ đến thế hệ trẻ ráng giữ mình đừng để rơi vào những cạm bẫy. Bản thân ông cũng từng có những phút yếu lòng nhưng phải biết suy nghĩ lại, gia đình mình có được một bà vợ như cụ Hổ thì đã được phước lắm rồi.

Đừng vội kết hôn nếu bạn còn thiếu 4 kỹ năng này
Nếu bạn muốn cuộc hôn nhân của mình kéo dài mãi mãi, đừng bỏ qua 4 kỹ năng cực kỳ quan trọng dưới đây.
" alt=""/>Cụ ông 90 tuổi hài hước kể về người vợ 'ghen nhất tỉnh'
Mười bốn năm nay, ông Nguyễn Hồng Lĩnh (SN 1946, Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành thời gian để tái chế rác thải thành đồ vật mới.Nhiều người thấy ông hay đi thu gom đồ gia dụng cũ, hỏng về đều cười chê nhưng khi bước vào nhà, nhìn thấy chúng được sửa chữa thành vật hữu ích đã rất bất ngờ.
Tái chế rác thải
Ông Lĩnh từng công tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, không được học qua bất kỳ một trường lớp nào về cơ khí hay chế tạo.
Từ ngày về hưu, địa phương nhiều lần mời ông tham gia công tác xã hội, đoàn thể. Tuy vậy, ông đều từ chối.
“Cả đời tôi cống hiến cho công việc nhà nước, nay về hưu tôi muốn được làm việc mình đam mê và dành thời gian cho gia đình”, ông Lĩnh nói.
 |
'Xưởng' tái chế rác thải của ông Lĩnh đặt ngoài ban công chật hẹp. |
Ông thường tái chế đồ gia dụng cũ, hỏng thành những chiếc bàn, ghế mới. Gần đây, người đàn ông này còn tự làm chiếc ăng ten thu phát sóng, bắt được nhiều kênh truyền hình với độ nét cao.
“Nhà tôi dùng 2 tivi, 1 tivi dùng cáp VTV (truyền hình trả phí) để trong phòng ngủ. Một tivi dùng ăng ten tôi làm (thu truyền hình miễn phí) đặt tại phòng khách”, ông nói.
Chiếc ăng ten này, ông chế tạo trong 5 tiếng. Nguyên liệu từ cây treo quần áo bằng inox, người ta bỏ ra ngoài nhà rác.
 |
Tivi sử dụng ăng ten do ông tự chế tạo. |
Ông Lĩnh mang về cắt gọt theo tỉ lệ đã tính toán rồi dùng gỗ nối chúng thành ăng ten vô tuyến.
“Tôi định dùng máy khoan nhưng thanh inox tròn, khó thao tác. Cuối cùng tôi tự đục lỗ và bắt ốc vít vào”, ông Lĩnh chia sẻ.
 |
Ăng ten vô tuyến được đặt ngoài ban công. |
Ngoài ăng ten, ông Lĩnh còn chế tác một chiếc đèn tích hợp sạc điện thoại, cục phát wifi, nhiệt kế, ống cắm bút.
 |
Đèn bàn tích hợp nhiều công năng được ông làm trong 4 năm. |
Theo ông Lĩnh, chiếc đèn tích hợp này giúp bàn làm việc ngăn nắp hơn, hạn chế thất lạc đồ.
Món đồ tái chế ông Lĩnh tâm đắc nhất, có lẽ phải kể đến chiếc xích đu bằng gỗ kê ở phòng khách.
Ông tiết lộ, nguyên liệu chính để làm xích đu là chiếc giường cũ nhà con gái. Khi con gái dọn nhà, thay đồ đạc mới, ông thấy giường tuy cũ nhưng gỗ còn chắc chắn nên mang về.
 |
Xích đu từ giường cũ. |
Nhiều ngày suy nghĩ, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc xích đu, để các cháu có chỗ chơi. Ban đầu, ông vẽ chiếc xích đu theo trí tưởng tượng của mình.
Sau đó, ông lựa từng món đồ cũ để làm. Hai tấm gỗ to, ông làm ghế và tựa lưng. Bốn thanh giường ông làm cột chống. Tay vịn được lấy từ ghế xoay văn phòng. Thứ duy nhất ông mua là đôi dây xích đu bằng thép.
Chiếc xích đu đầu tiên được đặt cố định một chỗ. Sau này ông cải tiến thêm bánh xe để tiện di chuyển trong nhà.
Một vật dụng đặc biệt, hữu ích với người cao tuổi như ông Lĩnh là xe kéo thùng nước làm từ vali kéo.
“Chiếc vali kéo bị vứt ngoài nhà rác, tôi mang về, bỏ phần va li, giữ lại tay kéo và bánh xe. Tiếp đó, tôi dùng gỗ và nhôm đóng thành bệ đỡ, gắn tay kéo vào. Mỗi lần lau nhà, tôi đặt thùng nước lên và kéo đi, không tốn sức”, ông Lĩnh nói.
 |
Dụng cụ đẩy thùng nước lau nhà. |
Người đàn ông 74 tuổi cho biết, ông lượm rác về tái chế vì muốn tiết kiệm, góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường.
"Mỗi món đồ, tôi làm từ vài tiếng đến vài ngày, dài nhất là 4 năm. Tùy vào mức độ cầu kỳ. Nhiều đồ phải hỏng đến cả chục lần, tháo ra làm lại mới thành công. Bất cứ đồ vật nào cũng có giá trị, ngay cả khi đã cũ hỏng", ông Lĩnh nói.
Hiện ở nhà ông có hơn trăm món đồ gia dụng được tái chế từ rác thải.
“Nhờ công việc này, đầu óc tôi minh mẫn, con người lúc nào cũng năng động. Vợ và các con thấy tôi tâm huyết cũng ủng hộ”, ông Lĩnh tâm sự.
Chiếc xe vespa bằng vài lô đất
Ngoài niềm đam mê với tái chế rác thải, ông Lĩnh còn là người yêu xe Vespa Piago cổ - loại xe của Italia. Hiện ông là thành viên tích cực của CLB Piago Hà Nội.
 |
Ông Lĩnh và chiếc xe trị giá bằng 'cả gia tài'. |
Năm 2002, chiếc xe của ông từng đoạt giải nhất cuộc thi: “Xe đẹp nhất” trong ngày Hội Vespa. Phần thưởng là một chuyến du lịch nước ngoài.
Phía sau chiếc xe này là cả một câu chuyện dài. Ông Lĩnh chia sẻ, ông vốn thích dòng xe Vespa cổ. Sau giải phóng năm 1975, ông gom góp mua chiếc xe đầu tiên. Chiếc xe nổ máy được một lần rồi tắt ngúm. Liên tiếp sau đó ông mua 2 chiếc khác.
Ba chiếc xe ngốn của ông không ít tiền. Cuối cùng, năm 1979 ông quyết định mua một chiếc xe mới với giá 6 cây vàng. Đây chính là chiếc xe giúp ông đoạt giải nhất trong cuộc thi xe năm 2002.
"Thời mới mua, chiếc xe bằng 'cả gia tài'. Tôi nhớ những năm đó, tiền mua chiếc xe có thể mua được 3 lô đất ở ngoại ô”, ông Lĩnh nhớ lại.
Giờ ở tuổi cao, vợ con khuyên nên đổi sang chiếc xe khác, nhẹ hơn nhưng ông vẫn chung thành với chiếc xe này. Hàng ngày, ông đưa vợ đi chợ, đi chơi bằng chiếc xe gắn bó với mình suốt 40 năm qua.
"Một lần tôi đi từ Nội Bài về Hà Nội bằng chiếc xe này, có người thấy thích quá, bám theo về tận nhà. Họ đòi tôi nhượng lại. Tuy nhiên, họ có trả 10 cây vàng tôi cũng từ chối", ông Lĩnh nói.
Ông khẳng định, khi nào quá già yếu không còn dắt được xe, mới sang nhượng lại cho những người có cùng đam mê giống mình.
Để phục vụ cho việc bảo dưỡng, chăm sóc xe, ông Lĩnh tự sáng chế ra một chiếc kích nâng xe máy (dụng cụ nâng phần đuôi xe máy lên cao, phục vụ việc thay lốp và sửa chữa).
 |
Ông Lĩnh đã làm ra 30 chiếc kích như thế này, bán cho mọi người. |
Nhiều bạn bè thấy chiếc kích tiện dụng, nhỏ gọn hơn kích bán trên thị trường đã đặt ông làm. Mỗi chiếc có giá thành 300 - 400 nghìn đồng.
Đến nay, ông đã sản xuất 30 chiếc bán cho mọi người. “Tiền bán kích bằng tiền mua nguyên vật liệu nhưng tôi vẫn làm. Vì tôi thấy vui khi đồ mình chế tạo ra là vật có ích, tiện dụng cho đời sống”.

Đám cưới đặc biệt của vợ chồng Hà Nội sau 50 năm chung sống
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
" alt=""/>Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích