Florian Wirtz, Jamal Musiala, Kai Havertz, Niclas Fullkrug và Emre Can lần lượt lập công cho tuyển Đức, trong khi bàn phía Scotland cũng được ghi bởi đội chủ nhà, với tình huống phản lưới của Rudiger.
Toni Kroos, người sẽ giải nghệ sau EURO 2024này, là nhân vật gây sốt nhất trong chiến thắng của tuyển Đức. Tiền vệ tài hoa hoàn thành 101 trong 102 đường chuyền với độ chính xác 99%, trước khi rời sân ở phút 80 trong bối cảnh đội nhà đã cầm chắc 3 điểm (dẫn 4-0).
Phong độ của Toni Kroos khiến người hâm mộ Đức phát cuồng, nhất là khi anh đã vắng bóng đội vài năm trước khi Nagelsmann thành công trong việc thuyết phục tiền vệ này trở lại.
Sau trận, HLV Nagelsmann ca ngợi học trò: “Toni Kroos rất kinh nghiệm và bản lĩnh. Cậu ấy rất quan trọng với tuyển Đức, như các thành viên khác.
Toàn đội rất nôn nao trước trận mở màn EURO 2024 và Toni Kroos đã nói một đôi lời tuy nhỏ nhẹ nhưng rất có trọng lượng.
Cậu ấy là một phần của tập thể đội bóng, nhưng chính những kinh nghiệm như thế đã khiến Toni Kroos trở nên khác biệt.
Toni Kroos gặt được vô số vinh quang trong sự nghiệp nhưng không hề kiêu ngạo. Cậu ấy luôn giữ được sự điềm tĩnh. Toni rất quan trọng và là một phần của tuyển Đức này”.
Chứng kiến phong độ của Toni Kroos cùng tuyển Đức ở đại thắng 5-1 Scotland, tờ Marca của Tây Ban Nha nhắn nhủ người mới vừa chia tay Real Madrid, hãy suy nghĩ lại chuyện giải nghệ!
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn VCK UEFA EURO 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/
Hà Đông với vị trí cửa ngõ phía tây nam của Thủ đô là địa phương được mở rộng kết nối cả 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc; là đầu mối của Quốc lộ 6 - tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc cùng những những tuyến đường huyết mạch vào trung tâm nội thành như đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu…
Khu vực này còn là điểm giao của các hệ thống giao thông công cộng hiện đại của thành phố, bao gồm: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc; các tuyến metro 5,6,7 theo quy hoạch đến 2030, tuyến buýt nhanh BRT…
Nhờ bệ phóng từ vị trí tâm điểm kết nối và hạ tầng đồng bộ, làn sóng “Tây tiến” ngày càng mạnh mẽ với sự xuất hiện của các khu đô thị cao cấp, góp phần thay đổi diện mạo khu vực. Người dân nội đô và vùng ven lựa chọn Hà Đông để an cư lập nghiệp trong khi cư dân địa phương quyết định gắn bó với nơi đây đã tạo nên một sắc màu đặc biệt, một Hà Đông phồn hoa nhưng vẫn giữ được cái hồn của phố lụa tinh hoa, đậm đà bản sắc văn hóa.
Và Grand SunLake, tổ hợp căn hộ cao cấp ngay trung tâm Hà Đông kỳ vọng tiếp nối tinh hoa, kiến tạo không gian sống hiện đại, tiện nghi mà vẫn tròn đầy sự yên bình của vùng đất này.
Grand SunLake kiến tạo không gian sống tinh hoa
Grand SunLake sở hữu vị trí “liền phố, kề hồ” theo phong thuỷ được xem là vượng khí, giúp gia chủ có được cuộc sống nhiều tài lộc, thư thái.
Toạ lạc tại mặt tiền đường Trần Phú và Nguyễn Khuyến - 2 tuyến đường sầm uất bậc nhất khu vực, liền kề tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông; cư dân Grand SunLake kết nối thuận tiện đến khu vực nội thành và các tỉnh lân cận thông qua nhiều phương tiện di chuyển. Dự án còn kế cận hồ Văn Quán - “lá phổi xanh” của khu vực giúp mang lại không khí trong lành và tươi mát, tránh được những ồn ào khói bụi của nhịp sống đô thị.
Grand SunLake mang ngôn ngữ thiết kế hiện đại và duy mỹ với sự giao thoa bản sắc được thể hiện một cách tinh tế từ hành lang tiện ích xanh như quảng trường cây xanh, vườn cảnh quan, công viên xen kẽ hệ thống giải trí nhộn nhịp của trung tâm thương mại, sky bar, nhà hàng…Tất cả hứa hẹn tạo nên giá trị sống đẳng cấp dành riêng cho những chủ nhân: tiện nghi, mới lạ mà không đánh mất nét nhẹ nhàng, bay bổng.
Bên cạnh đó, Grand SunLake còn sở hữu nhiều lợi thế như tiến độ thi công đảm bảo, giá bán chỉ từ 37 triệu/m2. Dự án còn đem tới chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng với tổng chiết khấu lên đến 20% giá trị căn hộ và quà tặng lên đến 228 triệu đồng. Theo đó, khách hàng mua nhà an cư còn được “tặng kèm” gói nội thất lần lượt là 120 triệu, 144 triệu và 168 triệu áp dụng tương ứng với loại hình căn hộ 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ và 3 phòng ngủ kèm chuyến du lịch quốc tế trị giá 60 triệu đồng.
Giao thoa giữa những giá trị hiện đại và truyền thống, Grand SunLake hứa hẹn là niềm tự hào của cộng đồng cư dân giữa lòng Hà Đông.
Để biết thêm thông tin về dự án, chính sách giá và các ưu đãi hấp dẫn, liên hệ: Hotline tư vấn: 0919 79 79 68 – 0934 548 282 Website dự án: https://grandsunlake.vn/ |
Bích Đào
" alt=""/>Grand SunLake kiến tạo không gian sống hiện đại từ bản sắc tinh hoaNhững chuyến tàu đầu tiên
![]() |
Một chuyến tàu đợi khách trong sân ga |
Ông ngồi với tôi nhâm nhi ly cà phê trước rạp hát Long An. Vốn là bạn vong niên, ít có dịp gặp nên khi ngồi với nhau ông có nhiều chuyện để nói. Nhưng, không biết tại sao hôm nay ông trầm ngâm như thế... Chợt, ông chỉ tay xéo về phía quốc lộ rồi hỏi tôi: "Chú có còn nhớ nơi đây là sân ga Tân An của tuyến xe lửa Saigon - Mỹ Tho không?
Ông Sáu Tâm (90 tuổi, TP Long An) kể: "Sân ga Tân An trước 1975 được dùng làm đồn Quân cảnh tư pháp. Khi tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho còn hoạt động, nơi đây hàng ngày rất đông người đến và đi bằng phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ là xe lửa.
Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được xây dựng từ năm 1881 khi giao thương giữa Sài Gòn và các tỉnh miền tây chỉ có đi ghe và xe ngựa.
Sau khi toàn bộ miền Nam trở thành thuộc địa, người Pháp nhìn thấy rõ tiềm năng kinh tế của miền Tây nên đã quyết định xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua Nam kỳ lục tỉnh.
Tuy nhiên do mức vốn đầu tư quá lớn, họ chỉ làm được đến Mỹ Tho có chiều dài 70km với khổ đường 1m. Tuyến đường sắt này là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu của đường sắt trên toàn cõi Đông Dương.
![]() |
Chuyến tàu "mở hàng" tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP) |
Sau 4 năm xây dựng ngày 20/7/1885 chuyền tàu đầu tiên rời ga Sài Gòn hụ còi vang rền tiến về Mỹ Tho. Tuy nhiên, một trở ngại đã làm chậm chuyến đi do sự ngăn cách của 2 con sông Vàm Cỏ Đông qua Bến Lức và Vàm Cỏ Tây của Tân An.
Trong 4 năm xây dựng đó nhà thầu là công ty Société Générale des tramways à vapeur de Cochinchine (SGTVC) đưa toàn bộ vật liệu xây dựng từ Pháp sang. Họ đã huy động một lực lượng lao động lên đến 11.000 người để phục vụ công trình. Chính phủ Pháp cũng đã hỗ trợ thêm nhiều sĩ quan công binh, kỹ sư công chánh. Tốn phí cho tuyến đường này lên đến 12 triệu Francs (đơn vị tiền tệ của Pháp)".
Ông Sáu Tâm nói tiếp: "Sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam và đặt Nam kỳ là xứ thuộc địa, người Pháp nghĩ ngay đến việc phát triển giao thông để tận thu tài nguyên.
Ý tưởng ban đầu của họ không phải chỉ một đoạn ngắn từ Sài Gòn đến Mỹ Tho mà muốn nối tuyến xuyên Việt kéo dài sang tận Phnom Penh, Campuchia.
Thế nhưng do trở ngại bởi địa hình. Hai con sông Tiền và sông Hậu đã ngăn bước tiến của người Pháp nên đường sắt chỉ dừng lại ở ga cuối cùng là ga Mỹ Tho, nằm sát bờ sông Tiền.
Mặc dù chỉ là một đoạn đường ngắn nhưng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho trong suốt 70 năm đã phục vụ một cách thiết thực nhu cầu đi lại của người dân".
Phà 'cõng' xe lửa qua sông
Câu chuyện này ông Sáu Tâm nghe ông nội của ông kể lại. Ông cho biết thêm, ngày đó, trong suốt năm đầu tiên, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Chính ông nội của ông đã từng đứng ở bờ sông Vàm Cỏ Tây xem họ đưa xe lửa qua sông.
![]() |
Cõng tàu qua sông |
Xe lửa tới bờ sông dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo đường ray nối với phà lần lượt lên phà. Chiếc phà này khá lớn chạy bằng hơi nước mỗi chuyến chở được 10 toa. Trên phà có một thiết bị khi sang bờ bên kia sẽ làm động tác nối với đường ray trên đất để tàu lên bờ.
Hồi đó, xe hơi chưa ra đời. Giao thông từ nơi này sang nơi khác chỉ có đi ngựa hoặc ghe. Vì vậy, khi thấy đoàn tàu hỏa chạy băng băng trên đường ai cũng thích thú, lại còn được "cõng" qua sông một cách ngoạn mục như thế thì quả là chuyện có nằm mơ cũng không thấy được.
Phà "cõng" toa tàu không phải là giải pháp hay, chẳng qua là chữa cháy trong lúc chờ đợi. Người Pháp vừa thi công công trình vừa đặt hãng Eiffel khi đó chế tạo nên 2 cây cầu gồm cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) cho xe lửa qua sông.
Tháng 5/1886, 2 cây cầu sắt Bến Lức và Tân An hoàn thành. Tuyến tàu hỏa Sài Gòn - Mỹ Tho chạy suốt không cần phải trung chuyển qua phà và rút ngắn được thời gian. Từ đó người Sài Gòn đến Mỹ Tho và ngược lại sử dụng tàu hỏa rất thuận tiện, nhanh chóng.
Ông Sáu Tâm dứt lời, bùi ngùi nhìn về hướng sân ga cũ. Giờ này, chuyến tàu thứ 2 sắp đi qua. Ông nói: "Hồi đó, tiếng còi tàu như đồng hồ báo giờ. Giờ nhìn lại nơi đây sân ga không còn nhưng tiếng còi tàu vẫn còn vang mãi trong ký ức...".
(Còn tiếp)
Trần Chánh Nghĩa
" alt=""/>chuyện kể xung quanh tuyến đường sắt đầu tiên ở VN