Tôi đã cất công tìm, xem lại các dữ liệu lưu trữ, năm 2015, khi ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ sử dụng duy nhất kết quả Đánh giá năng lực để tuyển sinh (điểm tối đa 150).
Điểm trúng tuyển một số ngành 'hot' như sau: Công nghệ thông tin 103; Quan hệ công chúng 89,5; Quốc tế học 89; Đông phương học 95 (chưa có Hàn Quốc học); Báo chí 90.
Năm 2014, khi còn thi "3 chung" (điểm tối đa 30), điểm trúng tuyển các ngành này như sau: Công nghệ thông tin (khối A) 22. Điểm trúng tuyển theo khối C (C00) của ngành Quan hệ công chúng là 22; Quốc tế học 20,5; Đông Phương học 22; Báo chí 22.
Chênh nhau nửa điểm trong kỳ thi "3 chung" đã là tự hào, là một trời một vực.
Còn năm 2022 này, điểm trúng tuyển vào những ngành 'hot' lại tiếp tục cận ngưỡng gần như tuyệt đối: Công nghệ thông tin là 29,15.
Điểm trúng tuyển theo khối C (C00) của ngành Quốc tế học 29,95; Quan hệ công chúng 29.95; Hàn Quốc học 29,95; Báo chí 29.5.
Nếu hỏi có mừng hay không, tôi nói thẳng là "Không". Điểm cao mà vẫn nóng hết cả mặt!
Với điểm thi THPT như vậy, nên từ năm ngoái cho đến năm nay, việc nhiều trường đại học, nhất là các đại học lớn, uy tín, chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT, và buộc đã phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tuyển sinh, trong đó có các kỳ thi riêng, Đánh giá năng lực là để tuyển các thí sinh có chất lượng vào đại học - vì sự phát triển sống còn của chính trường đại học. Bởi với nhà trường, phải có thầy giỏi, trò giỏi.
Đã thế, đề thi THPT lại chạy theo dư luận. Năm ngoái, môn Tiếng Anh điểm cao, "mưa" điểm giỏi với khoảng 20% thí sinh đạt từ điểm 8 trở lên. Xã hội kêu, thì năm nay môn thi này lại xiết lại hơn, chỉ 10% điểm giỏi. Năm 2018, tỷ lệ này dưới 5%.
Với môn Lịch sử, năm trước điểm thấp, dư luận xã hội lên tiếng, đại biểu quốc hội lên tiếng, tốn bao là giấy bút phân tích. Thế là chỉ từ 5,44% thí sinh điểm 8 trở lên, năm nay tỷ lệ này 18,1% (chả trách điểm khối C00 cao ngất).
Cứ thất thường và thiếu bản lĩnh như thế, thật khó lường cho thí sinh.
Với việc sử dụng kết quả thi THPT để tuyển vào đại học khi đề thi cực dễ như những năm 2020, 2021, 2022, lại cộng thêm việc coi thi, chấm thi ở các địa phương khác nhau, có thể rất khác nhau, thậm chí là có vấn đề là hết sức nguy hiểm và có thể để lại những hệ lụy lâu dài với giáo dục đại học Việt Nam.
Theo định hướng của Bộ GD-ĐT, việc tuyển sinh dùng kết quả THPT như hiện nay cơ bản ổn định, kéo dài đến năm 2025.
Cũng theo Luật Giáo dục Đại học mới sửa đổi, tuyển sinh đại học là việc của các trường. Với cách diễn đạt này trong Luật, Bộ GD-ĐT tháo bỏ được trách nhiệm và áp lực lên Bộ về kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng trên thực tế hiện nay lại không phải như vậy.
Cũng cần phải hiểu cho đúng thế nào là tuyển sinh là việc của các trường, giao cho các trường? Mạnh trường nào tổ chức thi riêng cho trường ấy cũng không ổn. Thí sinh muốn thử sức vào nhiều trường, lại phải trải qua nhiều kỳ thi riêng khác nhau. Hơn nữa rất dễ nảy sinh tiêu cực khi chuyển trường, chuyển ngành ở những ngành hot. Phải có mặt bằng năng lực chung để đảm bảo khách quan và công bằng.
Cho nên không phải ngẫu nhiên ở Mỹ đại học thì có kỳ thi SAT, ACT, sau đại học có kỳ thi GMAT, GRE. Trên cơ sở kết quả điểm thi đánh giá năng lực này, tùy từng trường mới lại có chính sách tuyển sinh riêng và việc tuyển sinh là việc riêng của các trường được thực hiện trong mối ràng buộc đó.
Cho nên hiểu một cách đơn giản tuyển sinh trường nào trường nấy tự lo mà không có sự cầm cân nảy mực về chất lượng chung là thiếu thực tế và không khả thi ở Việt Nam.
Một lần nữa, vấn đề đổi mới tuyển sinh đại học lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Bộ GD-ĐT không thể đứng ngoài cuộc. Các cơ quan nhà nước, quốc hội không thể đứng ngoài cuộc.
Và xem ra, nếu không học thật, thi thật, nhân tài thật; không đổi mới một cách bài bản, căn cốt để tuyển đầu vào có chất lượng, thực chất; cứ nhắm mắt buông xuôi chạy theo số lượng (dễ dãi đầu vào, tăng quy mô - để đủ kinh phí trang trải cho tự chủ), giáo dục đại học Việt Nam sẽ còn nhiều truân chuyên.
>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022
Vật thể lạ đã va trúng chân của một nghệ sĩ guitar khách mời trên sân khấu đang diễn cùng Zach Bryan hồi cuối tuần trước. Nam ca sĩ đã dừng biểu diễn để nhặt món đồ này lên rồi nhìn chằm chằm vào hướng xuất phát của vật thể lạ rồi hét vào mic. "Ai ném cái này? Ai làm đấy? Có ai biết đó là ai không?", nam ca sĩ 28 tuổi cương quyết tìm ra kẻ đã có hành vi không đúng mực trong đám đông khán giả phía dưới.
Zach Bryan đã im lặng một hồi với ý chờ thủ phạm ra mặt hoặc hy vọng có ai đó chỉ điểm nhưng không có kết quả. Anh tiếp tục quát: "Đừng có ném... vào buổi diễn nữa đấy. Nếu ai biết thủ phạm là ai thì cần đưa họ ra khỏi đây hoặc chúng tôi sẽ làm điều đó nếu tìm ra", Zach Bryan dọa nạt trước khi tiếp tục diễn.
Hiện chưa rõ động cơ Zach Bryan bị tấn công khi đang biểu diễn nhưng gần đây nam ca sĩ phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ khán giả sau khi chia tay bạn gái Brianna “Chickenfry” LaPaglia hồi cuối tháng 10 vừa qua. Bạn gái cũ của Zach Bryan sau đó chia sẻ cô đã bị anh lạm dụng suốt thời gian họ yêu nhau. Cô cho biết rất sợ Zach Bryan.
" alt=""/>Ca sĩ đột ngột dừng diễn, chỉ thẳng mặt khán giả vì bị tấn công trên sân khấuĐại sứ Nga sau đó nói rằng, phía Washington đã “không suy xét tới những hậu quả toàn cầu đang đến gần hơn do nhiều chính sách thiếu tầm nhìn và nguy hiểm”.
Những tuyên bố trên của ông Antonov được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây công bố gói viện trợ quân sự trị giá hơn 2,3 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có tên lửa phòng không, vũ khí chống tăng và các loại đạn dược quan trọng khác.
Nga tuyên bố kiểm soát một phần Chasiv Yar
Trang Arab News dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, các đơn vị vũ trang nước này hôm 3/7 đã kiểm soát quận Novy thuộc thành phố Chasiv Yar. “Các đơn vị của Cụm quân phía Nam đã kiểm soát hoàn toàn quận Novy thuộc thành phố Chasiv Yar, và cải thiện các vị trí của họ trên tiền tuyến”, một đoạn trong thông cáo viết.
Trong khi đó sĩ quan Ivan Petrechak phụ trách cơ quan báo chí của Lữ đoàn Cơ giới số 24 Ukraine, đơn vị bảo vệ Chasiv Yar, cũng thừa nhận rằng tình hình tại đây “đang cực kỳ khó khăn”.
“Tần suất pháo kích nhằm vào Chasiv Yar không hề suy giảm. Đối phương sử dụng các loại pháo và hệ thống tên lửa phóng loạt. Tình hình vẫn căng thẳng, nhưng chúng tôi đang giữ vững vị trí”, ông Petrechak cho biết.