Công ty cho biết việc bắt tay với Hoàng Anh Gia Lai nhằm chuẩn bị cho bước tiến tới mở rộng chuỗi Bách hoá Xanh trên toàn quốc. Ngay từ đầu rò rỉ thông tin Thế Giới Di Động mở chuỗi bách hoá trước đó, công ty không giấu tham vọng mở đến 8.000 cửa hàng trên cả nước. Trong khi đó, việc mở cửa hàng đầu tiên tại Phnom Penh cũng là tiền đề để công ty mở thêm shop tại Campuchia, đồng thời tiến tới các thị trường bên ngoài khác là Lào, Myanmar.
![]() |
Cả hai sự kiện trên đều đánh dấu những bước đầu tiên của Thế Giới Di Động, ở lĩnh vực bách hoá với rất nhiều đối thủ trong nước và việc tiến ra thị trường nước ngoài không thiếu các ông bán lẻ lớn.
Đối với chuỗi Bách hoá Xanh, tập đoàn đang sở hữu hai chuỗi bán điện thoại và điện máy chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam bắt đầu mở từ tháng 10/2015 và hiện vẫn mở loanh quanh ở hai quận vùng ven TP.HCM, chưa mở ra quận trung tâm hay các tỉnh khác. Cửa hàng Big Phone ở Campuchia cũng bắt đầu thuê mặt bằng, làm bảng hiệu từ tháng 3 năm nay nhưng đến cuối tuần trước mới khai trương.
Cả hai việc mở rộng mảng mới của Thế Giới Di Động kể trên đều có một công thức chung: chọn những địa điểm ở xa, không phải là thị trường chính. Tân Phú, Bình Tân (TP.HCM) hay Campuchia không phải là đích nhắm của Thế Giới Di Động. Trước đó, trong lịch sử mở rộng chuỗi Thế Giới Di Động, tỉnh đầu tiên bên ngoài TP.HCM mà hệ thống này - khi đó chưa lớn như hiện nay - chọn chính một tỉnh khá xa TP.HCM chứ không phải lân cận.
Việc này, theo ông Nguyễn Đức Tài - đồng sáng lập kiêm chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động - có hai lý do. Một là chọn thị trường nhỏ, nhu cầu chưa cao để thử nghiệm mô hình; hai là việc mở ra xa nhằm đánh giá khả năng quản lý từ xa của đội ngũ lãnh đạo.
Khi lần đầu mở cửa hàng Thế Giới Di Động ở bên ngoài TP.HCM, ông Tài chọn tỉnh xa trụ sở chính. Do đó, một khi đội ngũ quản lý tìm ra được cách để vận hành một cửa hàng từ xa thì sẽ có cơ sở để mở thêm nhiều cửa hàng khác trên toàn quốc. Campuchia cũng vậy, sẽ là bàn đạp để Thế Giới Di Động mở ra nước khác - ông Tài chia sẻ với các nhà môi giới trong lần báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm nay.
" alt=""/>Thế Giới Di Động luôn áp dụng 'chiêu' này để thành công mỗi khi mở ngành kinh doanh mớiCác nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang vấp phải những thử thách khi nhiều công nghệ mới mở ra các biên giới mới để điều tiết với mạng lưới liên kết thiết bị thông minh và xu hướng tự động hóa trong nhà máy, hay còn được chính trị gia Đức gọi là Công nghiệp 4.0.
Trong chuyến thăm đến Mexico, Thủ tướng Đức Merkel phát biểu: “Chúng ta vẫn chưa có các quy tắc quốc tế”, đồng thời nhấn mạnh đã có những quan ngại về an ninh mà chưa có tiêu chuẩn chung. “Nếu không, một số nhà cung cấp có thể nổi lên… nó là một hòn đảo và từ đó mọi thứ thực hiện, liên quan đến an ninh, có thể phá hủy toàn bộ hệ thống”.
" alt=""/>Thủ tướng Đức: Thế giới kỹ thuật số cần quy tắc toàn cầu