Lên sóng 12 tập, Gia đình mình vui bất thình lìnhđánh dấu sự tái xuất của bộ đôi đạo diễn Đức Hiếu - Ngọc Linh từng rất thành công với phim 11 tháng 5 ngày lên sóng 2 năm trước. Không chỉ có sự trở lại của cặp diễn viên chính Thanh Sơn - Khả Ngân, phim mang màu sắc trẻ trung, phong cách khác biệt của hai đạo diễn khiến sóng giờ vàng trở nên tươi mới.
Ngoài những tình huống hài hước trên phim liên quan đến cuộc sống hàng ngày, Gia đình mình vui bất thình lìnhthu hút người xem nhờ những chi tiết liên quan đến tình cảm gia đình, sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau của anh em trong một nhà, tuyệt nhiên không gây chú ý bằng sự đấu đá kèn cựa nhau.
Tuy vậy, phim cũng phân hóa khán giả dữ dội liên quan đến nhân vật Hà do Lan Phương thủ vai. Từ đầu phim, Hà gần như chiếm trọn spotlight trong mọi tình huống nhờ sự hoạt ngôn, nét tính cách trẻ con. Cô tham gia vào mọi chuyện, nhiều khi cư xử rất vô lý khiến người xem phát bực nhưng chính sự thẳng thắn, đáng yêu của Hà khiến khán giả dễ tha thứ. Hà sẵn sàng khóc lu loa trước mặt bố mẹ chồng khi bị mắng vì tự ý sang sửa lại phòng hay ăn vạ chồng khi không bốc thăm được căn phòng như ý trong nhà. Hà cũng từng bị khán giả 'ném đá' dữ dội vì vào phòng tân hôn của em chồng lấy máy sưởi và kèm theo bình luận rất vô duyên.
Lan Phương từng chia sẻ nhân vật của cô nếu diễn không khéo dễ bị khán giả ghét. Hà là kiểu nhân vật mới lạ trên truyền hình và cũng là nhân vật khó diễn, chỉ chệch hướng một chút cũng trở nên lố và dễ bị ném đá. Đây cũng là nhân vật gây tranh cãi nhiều nhất kể từ thời điểm phim phát sóng. Nhân vật Hà luôn khiến khán giả thay đổi cảm xúc vì lúc ghét, khi lại thích thú vì cách ăn nói và cư xử thay đổi chóng mặt của cô.
Song phải thừa nhận nếu không phải là Lan Phương, khó có diễn viên nào đảm nhiệm tốt được vai diễn này bởi nó đòi hỏi diễn viên phải biến hóa trong diễn xuất và có nét diễn đa dạng. Lan Phương nói Hà là nhân vật cô rất thích vì nữ diễn viên có thể mang nhiều nét tính cách và hành động thường ngày của bản thân vào vai diễn. Cô cũng học con gái để xây dựng vai diễn cho ra chất trẻ con của Hà nên nhiều chi tiết Lan Phương diễn rất đáng yêu.
Trả lời VietNamNet về ý kiến khán giả chê diễn lố, Lan Phương nói: "Việc nghe khán giả chê không phải lần đầu nên tôi tiếp nhận rất khách quan. Tôi có chia sẻ với đạo diễn xem góc nhìn của mọi người thế nào và cả hai cùng ủng hộ cách diễn của tôi. Họ bảo cứ diễn như vậy, với một nhân vật lạ thế này cần thời gian để tiếp nhận. Tôi tôn trọng ý kiến của mọi người nhưng vẫn diễn theo cách của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày Hà sẽ đáng yêu hơn, bộc lộ nhiều tính tốt nên khán giả sẽ chấp nhận nhiều hơn". Lan Phương thừa nhận cô chưa thể hình dung ra được cách diễn khác mà vẫn ra được nhân vật như vậy mà không bị lố.
Diễn viên Thanh Sơn trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây nhận xét vai Hà của Lan Phương đầy tính giải trí và mang đến màu sắc rất riêng cho phim. Thanh Sơn thừa nhận nếu thiếu Lan Phương thì Gia đình mình vui bất thình lình khó mà thú vị 100% được. Và thực tế đúng là vậy!
Bên cạnh vai Hà của Lan Phương, nhân vật gây tranh cãi dữ dội là vai Công do Quang Sự đóng. Công là con trai cả trong gia đình, kiệm lời, khô khan. Khác hẳn hai em trai rất tâm lý và yêu chiều người phụ nữ của mình, Công luôn tỏ ra lạnh nhạt với vợ. Gần như lúc nào Công cũng gắt gỏng với Phương. Từ đầu phim, Công chỉ có hành động quan tâm duy nhất với vợ chính là khi gỡ tóc rối cho Phương trước khi cô đi ngủ. Chính sự khô khan của Công khiến Phương - một phụ nữ tần tảo và hiểu chuyện - luôn chịu thiệt thòi và nuốt đau khổ vào trong.
Khán giả càng tỏ ra thương Phương bao nhiêu càng bực bội với Công bấy nhiêu. Trên các diễn đàn phim, hầu hết đều phản đối mẫu đàn ông độc hại như Công và mong Phương sớm bỏ chồng cho rảnh nợ. Thực tế những ông chồng có tính cách như Công ngoài đời không hiếm.
Có thể nói Quang Sự đã thể hiện rất thành công nhân vật Công cho đến thời điểm này. Nam diễn viên tạo nên không khí bức bối, khó chịu trên phim nhờ vẻ mặt khó đăm đăm và giọng nói lúc nào cũng nghiêm trọng hóa vấn đề. Ngay cả diễn viên Quang Sự cũng phải thừa nhận trên trang cá nhân anh bức xúc với chính nhân vật Công mình đóng.
Tuy vậy, về tổng thể có thể nói Gia đình mình vui bất thình lìnhlà một bộ phim thú vị, khai thác và xử lý tình huống thông minh và liên tục khiến khán giả thay đổi cảm xúc nhờ sự đa dạng tính cách của các nhân vật. Trên hết, bộ phim truyền đi thông điệp quý giá về sự tương trợ nhau trong gia đình cũng như cách giải quyết những mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng nhất.
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Người lao động có quyền từ chối làm việc theo phân công trong một số trường hợp (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).
Giao việc nguy hiểm
Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của người lao động. Trong đó, Điểm d Khoản 1 Điều 5 nêu rõ người lao động được quyền "từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc".
Như vậy, nếu cảm thấy công việc được phân công có nguy cơ gây tổn thương đến bản thân, người lao động có quyền từ chối sự phân công của quản lý, người sử dụng lao động.
Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động cũng quy định người lao động được quyền "từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động".
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi thấy công việc được phân công có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình thì người lao động tiến hành báo cho người quản lý.
Sau đó, họ có thể từ chối làm việc, rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
Công việc không đúng theo hợp đồng
Khi quản lý, người sử dụng lao động điều chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết, người lao động được quyền từ chối.
Theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Ngoài ra, thời gian điều chuyển người lao động làm công việc tạm thời không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc.
Ép làm thêm giờ
Khi quản lý, người sử dụng lao động yêu cầu làm việc quá thời gian quy định, người lao động có quyền từ chối.
Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu.
Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người lao động.
Thứ hai, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng.
Thứ ba, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới được bố trí người lao động làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể bố trí, phân công người lao động làm thêm giờ trong thời gian giới hạn quy định theo Bộ luật Lao động năm 2019.
Tuy nhiên, việc phân công làm thêm giờ phải đạt được yêu cầu đầu tiên là phải được sự đồng ý của người lao động.
Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn nội dung này. Theo đó, khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.
Người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong 2 trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019.
Thứ nhất là trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Thứ hai là trường hợp thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa. Trong trường hợp này, nếu công việc được phân công có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động thì người lao động cũng có quyền từ chối.
" alt=""/>Những trường hợp nhân viên được từ chối việc sếp giaoCác lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp to lớn của cơ chế hợp tác đối với sự phát triển của tiểu vùng Mekong, đặc biệt trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin viễn thông, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 2021-2024, GMS đã huy động được gần 133 tỷ USD để triển khai hơn 500 dự án phát triển tại tiểu vùng. Các hành lang kinh tế Bắc – Nam, Đông – Tây đã thực sự trở thành mô hình kiểu mẫu cho hợp tác, kết nối kinh tế liên quốc gia.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao thành quả đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh kết nối hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, thúc đẩy liên kết tiểu vùng thông qua kết nối chính sách, hài hòa hóa tiêu chuẩn, giao lưu nhân dân, tạo thuận lợi đi lại.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hợp tác để khai thác tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ phục vụ quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số tại tiểu vùng Mekong. Các nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo GMS với ba trụ cột chính là số hóa, chuyển đổi xanh và kết nối.
Về số hoá, GMS sẽ thúc đẩy chương trình, dự án đào tạo nguồn nhân lực số, thúc đẩy kết nối kinh tế số xuyên biên giới và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho phát triển kinh tế số.
Về chuyển đổi xanh, GMS tập trung hỗ trợ các thành viên ứng dụng hiệu quả công nghệ xanh, thân thiện môi trường trong sử dụng bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn nước xuyên biên giới; bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; phát triển nông nghiệp thông minh.
Về kết nối, GMS chú trọng thúc đẩy giải pháp sáng tạo về kết nối xuyên biên giới; khuyến khích đối thoại giữa các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách; chia sẻ tri thức, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có phát biểu quan trọng, vừa đúc kết bài học kinh nghiệm từ 32 năm hợp tác GMS vừa chỉ ra hướng đi phù hợp trong giai đoạn phát triển mới.
GMS phải liên tục đổi mới, sáng tạo, vừa nắm bắt xu thế chung của thế giới, vừa phục vụ nhu cầu phát triển riêng của tiểu vùng. Với tư duy đó, Thủ tướng cho rằng đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống.
Thủ tướng đề xuất ba nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới gồm:
Hành lang của công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng đến kết nối đa chủ thể, đa lĩnh vực, đa giai đoạn. Trọng tâm là hỗ trợ các nước khắc phục những thiếu hụt về thể chế, chính sách, năng lực về công nghệ và đổi mới sáng tạo và về nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người và nguồn lực về tài chính.
Hành lang của tăng trưởng kinh tế, vừa làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, vừa thúc đẩy động lực tăng trưởng mới. Song song với các dự án hạ tầng giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, GMS cần mở rộng đầu tư tạo ra các hành lang về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới và năng lượng sạch; xây dựng nền tảng số, mở rộng thị trường số, nâng cao kỹ năng số của doanh nghiệp, người lao động.
Hành lang xanh, bền vững và bao trùm,bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là động lực, là nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển. GMS cần đẩy mạnh hợp tác về môi trường và hệ sinh thái, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
GMS cần đặc biệt coi trọng hợp tác với Ủy hội sông Mekong trong quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững, công bằng và hợp lý dòng sông chung Mekong - Lan Thương và hợp tác ứng dụng công nghệ vào quản lý tổng hợp nguồn nước xuyên biên giới.
Thủ tướng nhấn mạnh các thành viên GMS cần đoàn kết, phối hợp ứng phó với thách thức và tin tưởng với quan điểm “coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, đoàn kết thêm sức mạnh”.