Dù biết sẽ rất thử thách, Diệp vẫn “đặt cược” vào mục tiêu duy nhất là suất học bổng toàn phần và cố gắng hết sức. Với khối lượng dự án đáng kể trong suốt những năm cấp 3 và du học, Diệp chỉ chọn trình bày những dự án mình tâm đắc và bỏ nhiều công sức nhất, thể hiện rõ ràng thế mạnh và mục tiêu cá nhân.
Chinh phục học bổng gian nan nhưng đã đem lại cho Diệp nhiều kinh nghiệm quý giá, “Mình cũng từng mắc lỗi sai và cảm thấy nghi ngờ vào bản thân, nhưng không sao cả, miễn là đến cuối ngày, mình lại tin tưởng vào bản thân, không ngần ngại nhìn nhận lỗi sai và bước tiếp”.
Triệu Đình - Sinh viên Quản trị Marketing
Tốt nghiệp trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Triệu Đình sở hữu bảng thành tích học tập và ngoại khóa đáng ngưỡng mộ như IELTS 8.0, Ban Điều hành Tổ chức Giáo dục Khoa học Bóng Đèn - Huế, Đồng sáng lập và Chủ tịch CLB Quoc Hoc Model United Nations, ...
Thành công chinh phục được hơn 10 suất học bổng từ các trường Đại học ở Mỹ và đã sẵn sàng lên đường du học, cuối cùng Triệu Đình quyết định lựa chọn BUV bởi môi trường học tập quốc tế sáng tạo, cởi mở, đội ngũ giảng viên 100% nước ngoài và chương trình học về marketing hiện đại.
Quyết tâm, tính kỷ luật và một kế hoạch hiệu quả là những tiêu chí Đình tuân theo trong khoảng thời gian chuẩn bị hồ sơ học bổng ít ỏi. Từng cảm thấy nhụt chí và tự vấn bản thân vì “bước ngoặt” bất ngờ nhưng khi thành công giành được học bổng, cô bạn cảm thấy biết ơn vì mình đã không bỏ cuộc và kiên trì đến cùng.
Huỳnh Nguyễn Trung Nguyên - Sinh viên Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Khao khát chinh phục thử thách và khai phá thế mạnh của bản thân, từ khi còn học tại trường THPT Trần Phú (Lâm Đồng), Huỳnh Nguyễn Trung Nguyên đã luôn nỗ lực để đạt được những thành tích học tập “khủng” như Giải Nhì Tuần - Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (2020 - 2021), … Ngoài ra, Trung Nguyên còn giữ vị trí Chủ nhiệm CLB Kỹ Năng, Phó Chủ nhiệm và đồng sáng lập CLB STEM.
Trở thành quán quân học bổng là niềm tự hào, cũng là trách nhiệm với Nguyên, đồng thời giúp cậu tự tin hơn với những kế hoạch phía trước. Sau kỳ học đầu tiên, Nguyên nhận thấy học tập tại BUV đã mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm, giúp cậu mở rộng kiến thức, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp và khả năng đa nhiệm.
Bạch Lâm Hoàng - Sinh viên Quản trị Sự kiện
Trong những năm học tại trường THPT Lương Thế Vinh, Bạch Lâm Hoàng luôn năng nổ nhiệt tình tham gia hoạt động của trường như CLB Humans of LTV, Artista… cùng các dự án xã hội như High School Help Kit với vai trò phụ trách mảng sản xuất nội dung, truyền thông và hậu cần cho sự kiện.
Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa đã giúp Hoàng dần tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân, củng cố thêm niềm đam mê tổ chức các sự kiện mang tính giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề xã hội. Hoàng tin rằng chương trình đào tạo bài bản của BUV, các kỳ thực tập từ năm nhất và các hoạt động sinh viên đa dạng sẽ là nền tảng vững chắc chắp cánh ước mơ ấy.
Thúy Ngà
" alt=""/>4 gương mặt xuất sắc nhận Học bổng đại sứ Vương Quốc AnhĐa số cộng đồng mạng lên tiếng ủng hộ bà T.H.T và chỉ trích phía nhà trường nặng nề. Dù vậy, không ít người nhìn nhận lại sự việc và cho rằng cách xử lí của nhà trường là hợp lí, nhân văn và mang tính quốc tế, đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người.
“Trường xứ lý đúng phương pháp theo cách bên Mỹ trong khi ở Việt Nam phụ huynh cứ nhào zô đòi này nọ rồi vu cáo họ không xử lý. Cách đó không văn minh và không dẫn đến làm cho học sinh thân thiện với nhau. Tóm lại thiệt sẽ thuộc về các bé!”
“Thật sự ra mà nói tôi đồng tình với cách ứng xử của trường^^.Nhưng về việc thái độ của gia đình bé gái trên thì không ạ!”
“Nhà trường làm đúng”
“Em cũng thấy thầy cô đều rất văn minh lịch sự, xử lý rất hợp lý với tình huống lúc đó.”
“Xem clip em thấy từ Thầy phụ trách tới nhân viên Nhà trường đều cư xử đúng mực và văn minh.”
“Trường quốc tế luôn có tuân theo chặt chẽ quy trình trong những tình huống như thế này”.
“Lý do trường học phải ngăn chặn cuộc gặp này vì từ phía bị xâm hại, cha mẹ có thể không kiềm chế được và lao vào tấn công đứa trẻ phía bên kia”.
'Hiệu trưởng chưa đủ tinh tế'
Nhiều độc giả cho rằng, việc học trò xô xát do mẫu thuẫn không phải là không có, ở lứa tuổi các cháu đang định hình tính cách và tâm lý chưa ổn định. Cách xử lý của nhà trường dù có điểm đúng, song chưa thật sự phù hợp.
"Không nên lấy văn hóa Mỹ để xử lý vụ việc, nhập gia tùy tục, người đại diện nhà trường nên mời phụ huynh và các cháu lên văn phòng hỏi rõ ngọn ngành, làm công tác hòa giải và tiếp tục theo dõi... Nếu không có vấn đề gì thì giải quyết như trên, nếu có hậu quả thương tích thì đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết theo luật pháp hiện hành"- một độc giả viết.
Một độc giả khác bình luận: "Ông Hiệu trưởng Mỹ thiếu kinh nghiệm khi dạy học ở Việt Nam. Chuyện lẽ ra rất đơn giản là mời cả em đánh bạn cùng em bị đánh lên đối chất cùng những người chứng kiến rồi kết luận ngay vụ việc và xử lý kỷ luật ngay học sinh sai phạm, nhưng trước đó phải xin lỗi em bị đánh, xin lỗi phụ huynh nữa. Tiếp theo thông báo toàn trường về vụ việc và hình thức kỷ luật đồng thời bồi thường thiệt hại cho tổn thương cơ thể, tinh thần cho học sinh bị hại. Vì cố tình trì hoãn vụ việc nên phụ huynh có con bị hại tức giận đăng lên mạng dẫn đến thiệt hại lớn cho trường Quốc tế thật đáng buồn..."
Trả lời Vietnamnet, PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết sau khi sự kiện xảy ra, có thể bản thân phụ huynh đang trong trạng thái không bình tĩnh thì việc chưa cho gặp là câu chuyện bình thường.
“Là nhà tâm lý, chúng tôi phải đánh giá 1 số các nguy cơ, kể cả các con học sinh là thủ phạm gây ra vụ bạo hành, các con vẫn có quyền được bảo vệ” - Ông nói.
Tuy nhiên ông đánh giá cách ứng xử của nhà trường chưa đủ tinh tế, chưa đưa ra quy trình và giải quyết gọn gàng, khiến cho phụ huynh bức xúc.
“Nhà trường phải có 1 quy trình xử lí và công bố điều đó ra để phụ huynh cùng đồng thuận. Về thông tin cụ thể thì nhà trường phải nói cho phụ huynh biết tại sao lại không cho gặp. Nhà trường không đưa ra giải thích gì cho hành động đó cả hoặc cách thức giải thích chưa làm thỏa mãn phụ huynh, vì vậy tạo nên 1 cơn dư luận không tích cực” - ông chia sẻ.
Trong khi đó, cô Trần Thị Thuỷ - Hiệu trưởng Trường THPT Minh Khai (Hà Nội) cũng đồng tình về cách xử lí của nhà trường: “Nhà trường không cho gặp mặt riêng là đúng vì họ cần thời gian để tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc, khi xử lí thì phải mời phụ huynh 2 bên đến. Hành động đó nhằm bảo vệ học sinh vì chưa rõ đầu đuôi câu chuyện như thế nào” - Bà chia sẻ.
Bà nói thêm rằng khi có con bị đánh, nhiều phụ huynh không kìm chế được cảm xúc, có thể dẫn đến việc đánh lại bên kia. Như vậy thì từ một cái sai này sẽ dẫn tới một cái sai khác, và tiếp tục đẩy tình huống vào mức tệ hơn lúc ban đầu.
Phương Anh