nhacso.jpg)
Thế nhưng, ít ai biết đến sự tồn tại của người phụ nữ hiếm hoi, Park Hye Rin (33 tuổi), sếp của công ty. Cô thành lập Energy Nomad vào năm 2014.
Hye Rin được xem là người tiên phong, tạo ra làn sóng mới cho phụ nữ Hàn Quốc trong việc tự thành lập công ty cho riêng mình.
![]() |
Phụ nữ Hàn Quốc luôn phải đối mặt với khối lượng công việc lớn nhưng lại không được đánh giá đúng năng lực. Ảnh: Jean Chung. |
Theo tiêu chuẩn thành công cũ kỹ ở Hàn, Kim Min Kyung (35 tuổi) được cho rằng đã đạt thành tựu lớn khi “hạ cánh” tại tập đoàn Samsung, nơi nhiều người khao khát làm việc.
Thế nhưng, cô cảm thấy năng lực của mình không được các sếp đánh giá đúng và công tâm.
Dù chưa từng đối mặt với sự phân biệt đối xử, cô biết mình sẽ chẳng bao giờ nhận được những thứ xứng đáng so với công sức mình bỏ ra.
Min Kyung nghỉ việc ở Samsung năm 2014 và thành lập Luxbelle, công ty đồ lót nữ, với đồng nghiệp của mình vào một năm sau đó.
Từ văn phòng ở khu phố hẻo lánh quận Gangnam, Min Kyung đã giải quyết gần như tất cả các vấn đề của doanh nghiệp - từ việc thiết kế đồ lót, huy động vốn đến quản lý trang web và chăm sóc khách hàng.
Park Hee Eun, giám đốc công ty đầu tư Altos Venture ở Seoul, nói: “Chúng tôi được dạy về sự bình đẳng giữa nam và nữ ở trường, nhưng khi bước vào những công ty truyền thống, thứ phụ nữ nhận được lại là sự dè dặt và xem thường”.
Thật buồn cười khi quyền lực nằm trong tay phụ nữ?
Theo Chỉ số kinh doanh toàn cầu (GEM), năm 2018, hơn 12% phụ nữ Hàn Quốc bắt đầu mở và quản lý công ty của mình. Trong khi ở Nhật Bản, con số này chỉ chiếm 4%.
Tương tự, báo cáo Mastercard về 57 nền kinh tế toàn cầu năm ngoái nói rằng Hàn Quốc cho thấy sự tiến bộ nhất trong việc thúc đẩy các doanh nhân nữ tham gia khởi nghiệp nhiều hơn nam giới.
Thế nhưng, những con số này không thể phủ nhận một sự thật, phụ nữ Hàn Quốc dù đã trở thành sếp vẫn luôn phải đối mặt với những thành kiến, thậm chí chống đối từ các đối tác, nhân viên nam.
Những đồng nghiệp nam thường đi uống bia sau giờ làm việc như một thói quen phổ biến đối với các nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc. Nhưng Min Kyung không được mời đi cùng vì cô là sếp và là phụ nữ.
Nếu các nữ doanh nhân muốn mở rộng mối quan hệ, họ buộc phải đủ quyết đoán và tự tin để đặt mình vào giữa những người đàn ông.
![]() |
Dù đã trở thành sếp, phụ nữ Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với không ít thành kiến, sự dè dặt từ nhân viên nam. Ảnh:Jean Chung. |
Jihae Jenna Lee (39 tuổi) chia sẻ rằng việc quản lý những nhân viên nam cũng vô cùng khó khăn.
Sau hơn một thập kỷ ở Phố Wall, cô trở về Hàn Quốc và năm 2015 bắt đầu AIM, nơi cung cấp những tư vấn về tài chính điều khiển bằng máy tính.
Năm 2016, cô đã thuê một quản lý cấp cao từ công ty môi giới ở Seoul để nâng cao chuyên môn khởi nghiệp của mình.
Thế nhưng, nam quản lý quyết định rời đi sau 3 tháng làm việc vì "gần như không thể chấp nhận việc sếp là phụ nữ".
Nhiều đàn ông Hàn Quốc không quen với việc nhìn thấy người phụ nữ đưa ra quyết định quan trọng, nắm quyền lực trong tay hay thậm chí là một đối tác công việc của mình.
Không dùng kính ngữ, quấy rối tình dục là chuyện thường xuyên xảy ra
Chính phủ Hàn Quốc ngày càng muốn nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và tìm mọi cách để giữ cho nền kinh tế phát triển khi dân số đang già đi.
Thế nhưng, điều này phần nào gây ra những hệ lụy tiêu cực như trường hợp của Park Hye Rin tại Energy Nomad, một công ty sản xuất với tổng số phụ nữ đặc biệt khan hiếm.
Việc phải quản lý đội ngũ làm việc gồm 13 người đàn ông hơn tuổi khiến cô cảm thấy bất an và bị cô lập.
![]() |
Phụ nữ ở Hàn Quốc thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục. Ảnh: Korean Safari. |
Thậm chí, trong các cuộc họp với các doanh nhân hoặc với đồng nghiệp của mình, cô thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục, nhưng cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì.
Vấn đề này quá rõ ràng và thường xuyên xuất hiện tại Energy Nomad, nơi nam giới chiếm ưu thế và các công ty tương tự.
Trong cuộc họp với người quản lý, anh ta đã bỏ hết kính ngữ mà đáng lẽ ra cần phải dùng với một giám đốc điều hành như Hye Rin và thay vào đó là thái độ xem cô như cấp dưới.
“Những đồng nghiệp nam nhìn nhận tôi như cách họ vẫn thường nhìn nhận những phụ nữ nội trợ, chuyên gánh vác việc bếp núc mặc dù tôi là CEO. Tôi cảm thấy mình phải phát triển nhanh nhất có thể để ngang hàng với các đồng nghiệp ở đây”, Hye Rin chia sẻ.
Mong muốn luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoàn hảo, ngày càng nhiều nam giới xứ kim chi không ngại chi tiền cho mỹ phẩm và dành thời gian trang điểm trước khi ra khỏi nhà.
" alt=""/>Đàn ông Hàn 'không thể chấp nhận sếp mình là phụ nữ'Đêm động phòng, tôi bàng hoàng phát hiện dấu vết lạ trên người vợ, nhiều chỗ da thịt đang bị thâm tím.
" alt=""/>Chàng trai tâm sự gần ngày cưới muốn chia tay vì bạn gái sống bất cần, ham nhậuTôi cứ nghĩ mình thật may mắn vì có được nhà chồng tương lai tâm lý (ảnh minh họa)
Ra trường với tấm bằng kinh tế, anh và tôi đều khá dễ dàng kiếm việc với thu nhập hơn mặt bằng chung của xã hội. Được sự hối thúc và hậu thuẫn của đôi bên, mùa thu năm nay chúng tôi dự định kết hôn.
Mặc dù khá thân thiết với mọi người trong gia đình anh nhưng phải thú thực rằng tôi rất sợ những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh giữa con dâu và các thế hệ ông bà bố mẹ trong gia đình tương lai.
Đặc biệt khi bây giờ chúng tôi còn trẻ, tư tưởng và lối sống rất thoáng. Ngày còn yêu nhau phụ huynh sẽ tặc lưỡi cho qua mọi chuyện, chứ tôi thừa biết là khi về làm dâu rồi thì không có chuyện dễ dàng thoải mái trong lối sống và cách ăn ở được. Ngẫm kỹ, tôi khéo léo nói chuyện với anh để xin hai đứa ra ở riêng.
Nhà anh có 2 mảnh đất, tôi bàn với anh xin bố mẹ xây một căn nhà nho nhỏ trên mảnh đất chưa sử dụng đến để hai vợ chồng sinh sống cho gần cơ quan.
Mặc dù được ngụy trang bằng nhiều lý do khá hợp tình, hợp lý mà thật chẳng ngờ, tôi không thể qua mắt nổi bố mẹ anh mà còn bị gia đình anh đẩy vào tình huống khó xử có một không hai.
Chiều hôm thứ 6, mẹ anh gọi điện thoại cho tôi bảo về nhà dùng cơm và có việc quan trọng muốn thông báo cho tôi. Giọng mẹ anh có vẻ rất vui, rất phấn khởi làm tôi cũng hồi hộp hân hoan lây.
Xong bữa cơm tối, bố mẹ anh đợi chúng tôi dọn dẹp rồi bảo ra ngồi uống nước ăn hoa quả. Đầu tiên là bố anh, một người rất có uy lực và quyền lực trong nhà lên tiếng: “Bố có người quen làm việc tại Công ty xây dựng, có suất đặc biệt mua chung cư tại sát nội thành. Khu ấy rất đẹp và tiện, bố xem qua rồi, định mua cho hai đứa ra ở riêng luôn”.
Tôi nghe mà sung sướng đến tê liệt cả tim gan, nghĩ sao mà số mình lại sướng như công chúa, chưa được gả cưới đã được ở trong lâu đài của hoàng tử. Nhưng đến khi mẹ anh cất lời thì tôi mới thực sự tan vỡ: “Hai bác có chuyện này muốn nói rõ quan điểm với cháu, hai bác rất yêu quý cháu, muốn cháu và con trai bác đi đến hôn nhân, muốn dành cho 2 đứa 1 tổ ấm riêng. Nhưng điều kiện kinh tế nhà bác cũng chưa cho phép lo cho 2 đứa đầy đủ.
Căn nhà hơn 2 tỷ, nhưng hai bác mới dành dụm được 1 tỷ cho Nam, còn đâu cũng phải lo cho thằng Thanh, em trai Nam nữa. Thôi thì cũng là căn nhà của hai đứa, là mong muốn của đôi bên gia đình, các bác có đề nghị cháu về thưa chuyện lại với bố mẹ để cùng gom góp nốt số tiền còn lại cho đủ. Các bác cũng nghĩ kỹ rồi, nhà là nhà của hai đứa, chả đi đâu mà thiệt cả.”
Ảnh: T.A |
Nghe xong lời bác ngọt như mía lùi mà lòng dạ tôi rối bời, chân tay cứ ngứa ngáy như có kiến cắn. Tôi biết tính bố mẹ tôi lắm, ông bà thương thì thương con gái thật, nhà lại chỉ có hai chị em tôi, nhưng chưa bắt đầu hôn nhân mà nhà trai đã “sòng phẳng” như này thì quả thực bố mẹ tôi rất dễ chạnh lòng.
Suy đoán của tôi quả không sai, tôi vừa về nhẹ nhàng thưa chuyện đã bị bố mẹ đẻ tôi mắng xơi xơi: “Dẹp, không cưới xin gì hết. Nếu không thì bảo với họ không cần chung cư chung keo gì cả, cưới về cho ở đâu thì ở đấy, nhà này không nghèo nhưng cũng có giá, không phải là nuôi con gái đến ngần này tuổi phải đi cho không thiên hạ, lại còn đòi các cái này cái nọ. Mày không thấy bị xúc phạm hả mà không dám trả lời thẳng người ta”.
Tôi đau đầu quá, cứ tưởng hạnh phúc ngọt ngào ở ngay trước mắt mà hóa ra không phải. Tôi có chia sẻ tâm tư với anh nhưng anh cũng cho rằng bố mẹ anh nói đúng, không có gì quá đáng ở đây cả.
Tôi thì chẳng biết phải nói sao với bố mẹ đôi bên vì tôi thấy ai nói cũng có lý. Tôi thấy bế tắc quá.
Hẹn hò, yêu đương gần 1 năm, chúng tôi muốn gắn bó với nhau lâu dài nên tôi đưa Ly về nhà ra mắt bố mẹ.
" alt=""/>Yêu cầu kỳ quặc của gia đình chồng tương lai khiến bố mẹ tôi nổi giận, bắt bỏ cưới