Tại TP.HCM, lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà đã hoàn trả cho phụ huynh gần 250 triệu đồng do lạm thu. Tại Hải Dương, bảng dự thu của lớp 10D, Trường THPT Thanh Miện 3 hơn 20 khoản. Tình trạng lạm thu, thu chi không đúng quy định cũng diễn ra một số trường học khác trên cả nước.
Anh Phạm Sơn (phụ huynh ở TP.HCM) đồng ý rằng trong điều kiện hiện nay làm gì cũng cần tiền nên không thể không thu từ phụ huynh. Thế nhưng các trường phải thu đúng, thu đủ.
"Một số trường học lại đẻ ra hàng loạt khoản thu và nhiều khoản bất hợp lý khiến phụ huynh bức xúc. Mặt khác, nếu các quy định thu - chi công khai bằng văn bản và đưa lên trang website của trường của các lớp như nhau, mức thu như nhau sẽ ít có chuyện phụ huynh phản ánh. Giáo dục là công bằng, trong một trường học giữa các lớp học như nhau, nếu vẫn giữ tình trạng lớp này khác lớp kia, lạm thu vẫn còn đất sống”, anh Sơn nói.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho hay có ba điều dẫn tới lạm thu trong các trường học hiện nay. Thứ nhất, theo ông Phú, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số các trường học cần đầy đủ về cơ sở vật chất.
Thế nhưng hiện nay các trường học từ thành phố đến nông thôn, từ nơi có điều kiện đến nơi không có điều kiện, đang thiếu được đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số.
Thứ hai, do thời tiết khắc nghiệt, nên việc trang bị máy lạnh và các thiết bị làm mát cho phòng học là cần thiết. Đây là nhu cầu đáp ứng cho học sinh, người lớn phải có trách nhiệm. Thế nhưng, trong hạng mục mua sắm từ ngân sách nhà nước những thứ này không có.
Thứ ba, để phát triển một công dân toàn cầu, đặc biệt là các môn học tiếng Anh đòi hỏi phải có phòng máy, phần mềm, hay phòng tin học để dạy tin học quốc tế… Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước cấp chưa đáp ứng được những điều này, buộc các trường học phải xã hội hoá. Vì vậy đến đầu năm học trong bối cảnh trường xuống cấp, điều kiện dạy học thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các trường buộc phải vận động phụ huynh đóng góp.
Theo ông Phú, việc vận động này đã được Thông tư 55 và Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT cho phép, vì vậy đầu năm học các cơ quan ban ngành cần nhanh chóng ra văn bản hướng dẫn để các trường thực hiện, tránh trường hợp xin một văn bản nhưng phải mất mấy tháng mới ban hành dẫn đến trễ cả năm học.
Trong khi đó, giáo viên và phụ huynh đều nóng vội, thường làm trước khi có văn bản dẫn đến sai quy tắc. Mặt khác, tình trạng diễn ra ở nhiều trường học hiện nay là vận động phụ huynh theo hình thức “tự nguyện” nhưng thực tế nếu “tự nguyện đúng nghĩa” dành cho học sinh gần như rất ít phụ huynh đóng góp.
“Phải sòng phẳng rằng nếu “tự nguyện” sẽ không ai đóng, do vậy nhà trường, ban đại diện học sinh thường đưa ra một giới hạn nhất định, tức là cào bằng để phụ huynh đóng”- ông Phú nói.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, giới hạn này đã khiến các trường, ban đại diện phụ huynh nhiều trường quên đi một điều rằng còn có rất nhiều người khó khăn, không thể đáp ứng.
Vì vậy, theo ông Phú, khi vận động hạng mục nào cũng phải chú ý đến những học sinh khó khăn và có chế độ, chính sách miễn giảm cho các em. Do vậy ban đại diện học sinh cũng phải biết rằng mình đại diện cho phụ huynh một lớp nhưng không phải phụ huynh nào cũng như mình.
Về phía lãnh đạo nhà trường ông Phú cho rằng phải sâu sát, không để xảy ra lạm thu hay thu quá mức, quá đáng ở các lớp học. Lãnh đạo nhà trường cần làm đúng quy định, hàng rào pháp lý. Nhà trường đặc biệt là hiệu trưởng, cũng phải giám sát các nguồn thu tài trợ, đặc biệt là tài trợ từ nhân dân.
Nếu trường nào, cá nhân nào làm sai luật, phải căn cứ theo pháp luật để xử lý. Giáo viên làm sai, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng đổ thừa cho giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng nhà trường phải công khai xin lỗi trên truyền thông đồng thời phải hoàn trả lại số tiền đã thu sai cho phụ huynh, thậm chí phải lấy tiền túi của cá nhân để chi trả.
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chủ trương của Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua, Nhà nước luôn đầu tư xây dựng trường lớp, trong đó kinh phí cấp thường xuyên cho các trường học không dưới 20% ngân sách.
Dù vậy tỷ lệ khá lớn nguồn ngân sách này dùng để chi cho lương bổng cho cán bộ, giáo viên. Một phần ngân sách khác dù chi cho hoạt động giáo dục nhưng chi phí này có hạn chế nhất định. Vì vậy, bên cạnh ngân sách, ngành giáo dục đã huy động xã hội hoá.
Tuy nhiên theo ông Ngai, cần phải hiểu rằng xã hội hoá giáo dục không chỉ đơn thuần thu tiền mà là huy động toàn lực của người dân hỗ trợ giáo dục về mọi mặt, kể cả tham gia các hoạt động. Việc một số trường học cào bằng thu tiền của phụ huynh, thu không đúng mục đích và sử dụng đã khiến dư luận bức xúc. Điều này khiến người dân nhìn giáo dục không được thiện cảm.
Ở cấp độ quản lý từ Chính phủ, Bộ, các cơ quan địa phương như UBND thành phố, Hội đồng nhân dân, Sở GD-ĐT đã có các văn bản hướng dẫn việc thu - chi đầu năm học rất cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng tại sao tình trạng lạm thu vẫn diễn ra?
Theo ông Ngai đó là do nhu cầu thực tế của các trường cần có sự hỗ trợ của phụ huynh. Khi thu tiền học sinh, gần như các trường không trực tiếp thu tiền mà thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong các quy định có nêu rõ việc vận động cha mẹ học sinh là cần thiết nhưng phải đảm bảo tính tự nguyện, không cào bằng, thu – chi có mục đích rõ ràng.
Xảy ra lạm thu, theo ông Ngai trách nhiệm chính là hiệu trưởng của trường. Quỹ do phụ huynh thu nhưng hiệu trưởng vẫn phải có trách nhiệm chính bởi lẽ việc thực hiện diễn ra trong nhà trường. Đương nhiên, người thực hiện cũng phải có trách nhiệm.
Để ngăn tình trạng lạm thu, ông Ngai cho rằng, các văn bản hướng dẫn cần được thực hiện đúng. Những vấn đề nếu nhà trường cần nhưng trong văn bản không cụ thể, rõ ràng hiệu trưởng phải có tờ trình xin ý kiến của các cấp quản lý theo phân cấp. Khi được các cấp lãnh đạo theo thẩm quyền phê duyệt, các trường có thể thu theo như đề án đã trình, chứ không được làm tuỳ tiện, gây bức xúc.
Về phía quản lý ngành, cụ thể là các Sở GD-ĐT, trước hiện tượng lạm thu đã xảy ra nhiều năm, cần tiếp cận tìm hiểu vấn đề vì sao lại xảy ra tình trạng như vậy. Nếu việc trường làm cần thiết nhưng văn bản hiện hành chưa đề cập, Sở GD-ĐT phối hợp với các Sở Tài chính, đề xuất UBND có văn bản chỉ đạo.
Nếu trường sai phạm dù đã có hướng dẫn cụ thể, tuỳ theo mức độ, phải xử lý nghiêm minh để ngăn chặn lạm thu. Việc trả lại tiền cho phụ huynh và phê bình hiệu trưởng, giáo viên không phải là hình thức kỷ luật theo Nghị định 112 năm 2020 của Chính phủ. Xử lý như vậy chưa thực sự nghiêm túc. Trong trường hợp trường không có lỗi trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên cần được làm rõ để xã hội, cụ thể là phụ huynh biết.
“Phải có biện pháp mạnh mới có thể ngăn ngừa được lạm thu tại trường và răn đe các cơ sở giáo dục khác”- ông Ngai nói.
Qua thăm khám không thấy H. gãy tay, chân nhưng để yên tâm gia đình tiếp tục đưa em lên bệnh viện ở Cần Thơ theo dõi sức khỏe thêm", lãnh đạo trường THCS Thuận An cho biết.
Hiện vụ việc đang được Công an thị xã Long Mỹ phối hợp nhà trường làm rõ và xử lý theo quy định.
Một nữ sinh của Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Phường 10, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã xin ra ngoài, nhảy từ tầng 2 của trường xuống đất và phải nhập viện cấp cứu.
" alt=""/>Nam sinh lớp 7 nhảy lầu trong giờ ra chơiNâng cao chất lượng giáo dục đại học
Đảm bảo chất lượng đào tạo quốc tế với chi phí dễ chịu hơn so với du học, hay còn được ví như “du học tại chỗ", giáo dục xuyên quốc gia không chỉ tạo điều kiện học tập rộng mở hơn cho sinh viên, mà còn góp phần thúc đẩy các tiến trình quốc tế hóa giáo dục, học tập và đào tạo trong nước.
Với sinh viên, việc tham gia vào các chương trình TNE đòi hỏi năng lực học tập quốc tế. Điều này có nghĩa, người học cần đảm bảo năng lực đầu vào với những chương trình học tập chất lượng ngay tại địa phương, trước khi thực sự tham gia vào TNE. Nhu cầu đăng kí theo học TNE tăng, sinh viên cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao trước khi tham gia TNE… đặt ra yêu cầu về chất lượng giảng dạy tại các địa phương, từ đó góp phần đổi mới tích cực trong công tác dạy và học thông thường.
Chương trình giáo dục xuyên quốc gia chỉ có thể được triển khai khi các đơn vị đào tạo trong nước “bắt tay” với các tổ chức giáo dục quốc tế uy tín. Thông qua tiến trình kiểm định chất lượng giảng dạy chặt chẽ, người dạy được trau dồi kĩ năng, các đơn vị giáo dục Việt cũng có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao chương trình giảng dạy. Và đối tượng hưởng lợi từ sự thay đổi đó chính là người học và những thế hệ sau này. Theo bà Donna McGowan, để đong đếm về hiệu quả, những tác động tích cực của TNE lên người học, nguồn lực địa phương hay năng lực giáo dục địa phương cần thêm 5 -10 năm nữa.
Nhìn về cơ hội cải cách giáo dục trong tương lai, với quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh quốc, bà Donna đánh giá: “Kể từ năm 2019, thoả thuận hợp tác song phương giữa hai quốc gia và giữa Hội đồng Anh với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tạo ra những khung chương trình toàn diện hơn cho TNE; trong đó việc kiểm định chất lượng là chủ đề được đặt lên hàng đầu. Việc kiểm định chất lượng hứa hẹn thu hút nhiều quan hệ đối tác quốc tế hơn nữa”.
Bên cạnh các khung chương trình đang được lên kế hoạch triển khai, hiện Hội đồng Anh đã phối hợp Cục Quản lý Chất lượng (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) thực hiện đối sánh hệ thống quản lý, nhằm nâng cao hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn chuyên môn cho hoạt động này được thực hiện bởi Tổ chức Kiểm định Đại học Vương quốc Anh (QAA). Hiện việc thí điểm tự đánh giá đã được hoàn thành tại 5 trường đại học Việt Nam.
Bích Đào
" alt=""/>Giáo dục xuyên quốc gia: Cơ hội ‘nâng chất’ đào tạo đại học Việt Nam