Chỉ chọn ngẫu nhiên 50 dự án nhà ở rà soát, Đoàn Thanh tra liên ngành đã phát hiện ra nhiều sai phạm. Có chủ đầu tư vi phạm “toàn diện” tiếp tục chây ì thực hiện biện pháp khắc phục theo đề nghị của cơ quan chức năng khiến Nhà nước thất thu ngân sách. Trong lúc doanh nghiệp vô tư thu lợi hàng trăm tỷ đồng, UBND thành phố phải đau đầu tìm phương án giải quyết quyền lợi cho những khách hàng mua phải “hàng giả”. |
Dự án Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng vi phạm về trật tự xây dựng và PCCC. |
Từ “thượng đế” trở thành “con tin”
Trong báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh tra liên ngành đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của 50 dự án được lựa chọn ngẫu nhiên để thanh tra liên quan đến vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng và sử dụng đất. Trong số này, có nhiều dự án vi phạm nhiều lỗi cùng lúc vẫn được phép tồn tại nhiều năm.
Cụ thể, dự án chung cư số 143, ngõ 85 Hạ Đình (Thanh Xuân), do Tổng Cty TN&MT Việt Nam và Cty CP Đầu tư 135 làm chủ đầu tư đã tự ý xây tăng hàng chục căn hộ, xây dựng 4 căn hộ thông tầng 20 lên 21, xây dựng tầng 22 không có trong giấy phép xây dựng (GPXD). Ngoài ra, dự án này còn đưa vào sử dụng khi chưa được phê duyệt nghiệm thu PCCC. Công ty Đầu tư phát triển đô thị và thiết bị vật tư Hà Nội 1, chủ đầu tư dự án khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng trên đường Nguyễn Tuân thì tự ý xây 2 tầng chung cư ngoài GPXD, xây dựng sai giấy phép nhiều diện tích, chưa nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích sử dụng thêm ngoài diện tích trúng đấu giá, chưa được nghiệm thu PCCC.
Với dự án Skylight 125D Minh Khai (Hai Bà Trưng), do Tổng Cty Cơ khí xây dựng làm chủ đầu tư, đoàn Thanh tra liên ngành kết luận, chủ đầu tư đã tăng số lượng căn hộ các tầng, sử dụng tầng áp mái sai mục đích, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính tiền chênh lệch giữa giá bán và giá thành xây dựng đối với quỹ nhà 20%. Dự án khu nhà ở Mễ Trì do Cty CP Đầu tư và Phát triển nhà số 68 làm chủ đầu tư bị “điểm danh” 4 vi phạm, bao gồm: Chưa được nghiệm thu tổng thể PCCC, chưa nộp đủ tiền chênh lệch giữa giá thành và giá trị xây dựng đối với 46 căn thấp tầng theo số tiền tạm tính của cục thuế, tự ý bán 10 căn hộ cho Quỹ đầu tư phát triển khi chưa được UBND thành phố chấp thuận, tự điều chỉnh tăng số lượng căn hộ cao tầng, chưa hoàn thành công tác GPMB. Dự án Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng, chủ đầu tư xây tăng 2 tầng so với GPXD, công trình sử dụng khi chưa được nghiệm thu PCCC.
Một vi phạm điển hình khác là Khu chung cư và thương mại dịch vụ hỗn hợp Capitaland Hoàng Thành (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) do Công ty TNHH Capitaland Hoàng Thành làm chủ đầu tư, bị kết luận chưa làm thủ tục xác định và nộp nghĩa vụ tài chính đối với số căn hộ được điều chỉnh tăng từ 992 lên 1.478 căn. Đến thời điểm thanh tra, Cty này chưa nộp phí xây dựng theo Kết luận 10660 do Sở Xây dựng ban hành tháng 12/2014.
Những vi phạm của các doanh nghiệp vừa được “điểm danh” đều diễn ra công khai, vi phạm có quy mô lớn nhưng chính quyền địa phương, cùng các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ giám sát đã không phát hiện và xử lý kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng bán đi số căn hộ vi phạm. Trong lúc chủ đầu tư ngồi thu lợi, thì khách hàng mua những căn hộ vi phạm sẽ phải đánh cược số phận với giải pháp tháo gỡ của thành phố, vì căn hộ vi phạm không được làm sổ đỏ. Đồng nghĩa, khách hàng đã bỏ “tiền tươi” mua căn hộ vi phạm buộc phải đóng vai như “con tin” cho doanh nghiệp được hợp pháp hóa diện tích vi phạm, bởi căn hộ đã vào ở thì không dễ cưỡng chế.
Không phải vi phạm nào cũng được cấp sổ đỏ
Nhằm giải quyết quyền lợi cho khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính ở các dự án vi phạm, căn cứ kết luận của Đoàn Thanh tra liên ngành, Sở TN&MT Hà Nội cho biết sẽ đề nghị thành phố Hà Nội xem xét cấp sổ đỏ cho những căn hộ nằm trong danh sách vi phạm. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo là không bắt dân làm con tin cho các sai phạm của chủ đầu tư nên sau kết luận thanh tra Sở sẽ báo cáo thành phố xem xét cấp sổ đỏ.
Tuy nhiên, đại diện Sở TN&MT cũng khẳng định, với những dự án có sai phạm mà đã được khuyến cáo trước, đã có kết luận thanh tra mà người dân vẫn vào mua thì cơ quan chức năng không thể chạy theo giải quyết cho người dân.
Tại Quyết định 1360 mới ban hành ngày 24/3, lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng chỉ xét cấp sổ đỏ cho người mua nhà (trong danh sách các dự án vi phạm) đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư tại các dự án nhà ở hoàn thành trước ngày 22/8/2013, và được Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Cảnh sát PCCC cho ý kiến đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng. Như vậy, có thể hiểu, với những khách hàng mua phải căn hộ nằm trong các hạng mục vi phạm sau ngày 22/8/2013, sẽ không nằm trong nhóm khách hàng được tháo gỡ vướng mắc về sổ đỏ.
“Cấm cửa” doanh nghiệp chây ì khắc phục sai phạm?
Để xử lý các dự án vi phạm, Đoàn Thanh tra liên ngành đề xuất thành phố áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với các chủ đầu tư vi phạm, đặc biệt là những doanh nghiệp nhiều lần chây ì không thực hiện biện pháp khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan chức năng.
Đối với nhóm 38 dự án có sai phạm về quy hoạch và xây dựng, Đoàn Thanh tra liên ngành đề nghị giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc và các đơn vị xử phạt hành chính theo quy định về vi phạm trật tự xây dựng. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày UBND thành phố chỉ đạo phương án xử lý vi phạm chủ đầu tư chưa thực hiện, thì Sở Xây dựng chủ trì đề xuất phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với chủ đầu tư, thu hồi quỹ nhà còn lại phục vụ việc xử lý, không giao đất thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội, thông báo tên phạm vi cả nước.
Những nhóm dự án vi phạm còn lại, Đoàn Thanh tra liên ngành kiến nghị thành phố giao Cảnh sát PCCC, Sở TN&MT, Sở Tài chính xử lý nghiêm giống nhóm vi phạm về xây dựng - quy hoạch. Trong văn bản chỉ đạo việc xử lý các dự án vi phạm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các chủ đầu tư vi phạm nghiêm túc chấp hành khắc phục các vi phạm đã được xem xét, kết luận. Trường hợp không thực hiện, UBND thành phố xem xét không cho phép thực hiện dự án tiếp theo trên địa bàn.
TheoTiền phong
" alt=""/>Nhiều “đại gia” bất động sản coi thường pháp luật

-Nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với 12 dự án trọng điểm.Theo UBND TP.HCM, trong thời gian qua, tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, trung tâm thành phố và các cửa ngõ thành phố thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, ảnh hưởng rất lớn sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các tỉnh vùng phụ cận.
Do đó, việc hoàn thành nhanh các thủ tục để sớm triển khai đầu tư, hoàn thành các công trình, dự án sẽ góp phần giải quyết, kéo giảm ùn tắc giao thông các khu vực này là hết sức cần thiết, cấp bách.
 |
|
Căn cứ tình hình thực tế và tính ưu tiên, cấp bách cần thực hiện một số dự án nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với 12 dự án do nhà đầu tư đề xuất, có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho nhà nước.
12 dự án này cụ thể như sau:
1. Dự án xây dựng đường Vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội (gồm nút giao Bình Thái) qua quận 9 dài 3,82km với bề rộng 67m dành cho 8-10 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 5.732 tỷ đồng.
2. Dự án xây dựng đường Vành đai 2 từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng qua quận 9, quận Thủ Đức dài 2km với bề rộng 67m dành cho 8-10 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.324 tỷ đồng.
3. Dự án đường Vành đai 2 từ nút giao An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh đi qua quận Bình Tân, quận 8 và huyện Bình Chánh. Đoạn này dài 5,3km với bề rộng 60m dành cho 8-10 làn xe. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 6.059 tỷ đồng.
4. Dự án đường xây dựng đường trên cao số 1 đi qua quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Dự án có chiều dài 9,5km với bề rộng 17,5m dành cho 4 làn xe. Tổng mức đầu tư của dự án là 17.500 tỷ đồng.
5. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 22 đoạn qua TP.HCM dài hơn 58km. Dự án này đi qua địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi và tỉnh Tây Ninh với bề rộng từ 60-120m dành cho 8-10 làn xe.Tổng mức đầu tư của dự án là 6.500 tỷ đồng.
6. Dự án xây dựng cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ dài 5,8km, trong đó cầu dài 2,85km. Dự án có bề rộng 17,5m dành cho 4 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.904 tỷ đồng.
7. Dự án xây dựng đường trục Bắc-Nam đoạn từ đường Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh đi qua quận 4 và quận 7 dài hơn 3,7km với bề rộng 40-60m dành cho 8-10 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.430 tỷ đồng.
8. Dự án xây dựng đường trục Bắc-Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước. Dự án này đi qua quận 7, huyện Nhà Bè dài 7,5km với bề rộng 60-68,75m dành cho 8-10 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.000 tỷ đồng.
9. Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 với quận 7 dài gần 2,2km, trong đó cầu dài gần 1,6km với bề rộng 31m dành cho 6 làn xe. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.254 tỷ đồng.
10. Dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Tao Đàn, quận 1 với tổng diện tích sàn xây dựng là 70.211m2 có thể chứa 1.198 xe ô tô và 896 xe máy. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.055 tỷ đồng.
11. Dự án nạo vét, khai thông tuyến rạch Ông Nhiêu tại địa bàn quận 2 và quận 9 dài gần 8,6km với bề rộng 36m. Tổng mức đầu tư là 1.465 tỷ đồng.
12. Dự án trung tâm điều khiển và hệ thống giao thông đô thị thông minh gồm hệ thống điều khiển giao thông trên 3.800 con đường, dài 3.600km và 1.400 nút giao thông ở TP.HCM. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 6.000 tỷ đồng.
Diệu Thủy
 TP.HCM 'ra tay' xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựngTP.HCM sẽ tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng. " alt=""/>TP.HCM trình Thủ tướng 12 dự án hạ tầng trọng điểm
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm man city gặp man utd
-
|