Huế (30 tuổi) chia sẻ cô đã kết hôn được 6 năm và có 2 con nhỏ. Mẹ cô là người phụ nữ truyền thống, cả đời bà luôn vì chồng vì con, nhẫn nhịn mọi điều. "Từ nhỏ tôi thường nghe mẹ nói là đàn bà con gái phải thế này thế kia. Tôi lấy chồng ở tuổi 24 - lứa tuổi còn khá non dại, chưa va vấp sự đời nhiều. Về nhà chồng tiếp tục được mẹ chồng rao giảng về sự nhẫn nhịn, hy sinh quan trọng thế nào đối với người phụ nữ, chồng tôi cũng thường nói với vợ rằng phận làm vợ, làm dâu, thân là phụ nữ phải ra sao…", Huế kể.
Dần dần Huế mặc định trong suy nghĩ phụ nữ thì phải chịu thiệt thòi và chu toàn mọi việc trong nhà, chăm sóc con cái đâu ra đấy. Nhưng người vợ cũng không được ăn bám chồng để anh ta khỏi khinh thường, coi rẻ. Phụ nữ kết hôn đã phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm nặng nề, thêm hệ tư tưởng "thà để bản thân chịu thiệt còn hơn" càng khiến cuộc sống hôn nhân của Huế mệt mỏi.
Có hôm dọn dẹp, giặt giũ xong thì đến 12 giờ đêm, Huế nằm vật ra giường nghĩ thầm tại sao cô phải một mình làm tất cả những công việc này? Tại sao cô cũng đóng góp kinh tế cho gia đình nhưng chồng không chia sẻ việc nhà, chăm con cái với vợ? Phụ nữ thì mặc định phải làm những việc đó, phải hy sinh thời gian riêng tư và sở thích cá nhân vì gia đình ư? Xung quanh cô mọi người đều nói như vậy khiến Huế cứ quẩn quanh không tìm ra được câu trả lời chính xác cho bản thân mình.
"Mỗi khi nói về tôi, chồng và mẹ chồng đều hết lời ca ngợi. Họ nhận xét tôi là người vợ tốt, người con dâu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Họ bảo tôi biết nhún nhường, mềm mỏng, biết hy sinh vì người khác. Nghe thì toàn những mỹ từ nhưng chẳng hiểu sao tôi không hề thấy vui.
Được mọi người yêu quý và đánh giá cao mà tôi chỉ thấy nặng nề và lòng buồn rười rượi. Nhưng mọi thứ cứ như guồng quay đã có quán tính sẵn, trước những lời ca ngợi và danh hiệu được trao, tôi không thể bứt mình ra được mà cứ phải tiếp tục còng lưng làm tròn kỳ vọng của người khác", Huế tâm sự.
Cho đến lần ấy Huế ốm và hai đứa trẻ nhà cô cũng ốm do thay đổi thời tiết. Đầu hâm hấp sốt, hoa mắt chóng mặt nhưng Huế vẫn phải dậy nấu một bàn tiệc thịnh soạn để chồng mời bạn bè đến ăn nhậu tại nhà. Khi nghe Khương - chồng cô thông báo về bữa tiệc, Huế than mệt nhưng anh không quan tâm cho lắm.
"Em cố gắng chút nhé, anh trót mời mọi người rồi, bây giờ lỡ hẹn thì còn ra thể thống gì. Thôi em chấp nhận thiệt thòi, vất vả để giữ mặt mũi cho chồng được không?", Khương thuyết phục vợ. Vậy là Huế lại gắng gượng để giữ sĩ diện cho chồng khỏi mang tiếng thất hứa.
Thực sự là cô rất mệt, nấu được mâm cơm tươm tất xong thì Huế đã muốn lả người đi. Khương thậm chí còn chẳng vào bếp bưng mâm lên giúp vợ. Huế lảo đảo bê được mâm cơm lên phòng khách thì Khương cười tươi chỉ vào Huế giới thiệu với bạn bè: "Vợ tớ là số 1 đấy, luôn hi sinh, nhẫn nhịn vì chồng vì con mà quên cả bản thân".
Bạn bè Khương đều hồ hởi chúc mừng anh may mắn có được người vợ tuyệt vời. Không hiểu sao hai chữ nhẫn nhịn và hy sinh rơi vào tai lại khiến Huế thấy chát đắng và xót xa đến vậy. Bao dồn nén lâu nay trong lòng Huế bỗng chốc phun trào như dung nham núi lửa, cô không thể kìm nén được những cảm xúc của mình mà dường như cô cũng không muốn nữa.
Bạn bè Khương vừa dứt lời thì lập tức choáng váng khi thấy Huế đùng đùng quăng nát mâm cơm trên tay xuống sàn nhà. Những món ăn cô kỳ công chuẩn bị vương vãi, hỗn độn không thể sử dụng được nữa. Khương trợn trừng kinh hãi nhìn hành động chẳng khác gì “tâm thần” của vợ.
Anh hét lên hỏi tại sao Huế lại làm như thế. Cô nhìn thẳng vào chồng chậm rãi nhấn mạnh từng chữ: "Từ bây giờ tôi không muốn nhẫn nhịn cũng không muốn hi sinh nữa. Tôi muốn được vui vẻ, được hạnh phúc, được đối xử tử tế, được yêu thương. Kết hôn mà không thể có được những điều đó thì thôi tôi làm mẹ đơn thân".
Nói xong Huế quay vào thu dọn đồ đạc của 3 mẹ con rời khỏi nhà ngay lập tức. "Tôi nhận ra phụ nữ kết hôn đâu phải để nhẫn nhịn và hi sinh. Những điều đó sẽ rút cạn sức lực của chúng tôi, khiến chúng tôi gầy mòn và héo hon ngay trong chính cuộc hôn nhân của mình. Tôi tự hỏi nếu kết hôn không phải để được yêu thương và vui vẻ thì phụ nữ kết hôn làm gì?
Tất nhiên vợ chồng sống với nhau lâu dài cũng phải có sự nhường nhịn, hi sinh vì nhau nhưng điều đó phải đến từ hai phía và cũng cần có mức độ", Huế tâm sự. Cô cho biết hiện tại 3 mẹ con cô vẫn đang sống bên ngoài. Chỉ khi nào Khương thay đổi tư tưởng cũng như cách hành xử thì cô mới chấp nhận quay về.
Ngày trẻ vợ tôi học trường múa, rất xinh đẹp. Chúng tôi yêu nhau, rồi cô ấy có bầu. Nghỉ học giữa chừng, cô ấy về làm vợ tôi, mở một shop quần áo nho nhỏ.
" alt=""/>Màn vùng lên bất ngờ của người vợ 'điểm 10'![]() |
Tại đường hoa, không khó để bắt gặp những tà áo dài thướt tha, đa màu sắc đang tận hưởng không khí đất trời vào Xuân bên những khóm hoa đua nở. Bên không gian ngập tràn sắc Xuân, phái đẹp diện áo dài xúng xính, vừa tăng thêm nét duyên dáng, thanh tao trong những ngày chơi xuân, vừa tôn vinh nét đẹp văn hóa di sản của dân tộc.
![]() |
Trong ngày khai trương đường hoa, nhiều chị em diện áo dài từ truyền thống đến cách tân, vui vẻ thưởng lãm cảnh sắc nên thơ nơi đây, đồng thời ghi lại khoảnh khắc sinh động bên những khóm hoa tươi thắm.
Tà áo dài thướt tha được cách điệu thêm phần trẻ trung, tươi mới càng nổi bật trong khung cảnh đồng quê với xích đu, xe đạp, cầu khỉ, giếng làng, guồng nước thân quen.
![]() |
Với chủ đề “Tìm lại bản nguyên Tết Việt”, đường hoa Home Hanoi Xuan 2021 mang đến không gian đậm sắc xuân quê hương với những khóm hoa đồng nội trải dài, mái nhà tranh cạnh ụ rơm vàng óng thơm mùi đồng quê, hay bụi chuối, bãi mía lau, vạt hoa cải, giàn bầu bí, ruộng ngô, vườn cây ăn trái trĩu quả… Hương vị và khung cảnh Tết nguyên bản xưa được khắc họa độc đáo, mang đến cho du khách những trải nghiệm ấm áp, thanh bình ngay trong lòng Thủ đô.
![]() |
Nổi bật phía cuối con đường là cánh đồng Xuân rộng lớn với mía lau, ngô, lúa, luống rau xanh mát, đụn rơm khô, khóm tre đậm chất đồng nội. Giữa lòng Hà Nội, du khách vẫn có thể trở về với không gian nguồn cội mộc mạc, thân thương, để những ai xa quê lại được thưởng thức hơi ấm và hương vị quê nhà, hồi tưởng miền ký ức chân thực, sâu lắng.
![]() |
Nhiều gia đình đưa con đến đường hoa để du Xuân và tìm hiểu về những giá trị nguyên bản của Tết truyền thống. Tại đường hoa Home Hanoi Xuan, những làng nghề văn hóa nghệ thuật truyền thống được tái hiện đặc sắc như gốm Bát Tràng, nón lá làng Chuông, tranh Đông Hồ, bánh dân tộc, viết thư pháp… Phụ huynh hy vọng các con có thể gác lại những thú vui công nghệ hiện đại để được tận mắt chứng kiến, tìm hiểu nét văn hóa đậm đà bản sắc đã có từ nghìn đời và luôn ghi nhớ về cội nguồn dân tộc.
Bên cạnh các hoạt động trải nghiệm thú vị, đường hoa còn dành riêng một khu trưng bày tác phẩm hoa cảnh nghệ thuật của các nghệ nhân, nhà vườn đến từ nhiều địa phương trên cả nước. Nơi đây còn có sân chơi tái chế Think Playground sinh động, đầy màu sắc để các em nhỏ vui đùa và thỏa sức sáng tạo cùng các đồ chơi tái chế như lốp xe, cầu trượt ván gỗ, bập bênh… Sân chơi Think Playground gửi gắm các em thông điệp xanh, thân thiện với môi trường cùng tình yêu quê hương đất nước trong thời khắc đón mùa Xuân mới.
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2021 lần đầu tiên được tổ chức tại khu đô thị Splendora, mở cửa đón khách từ 10h30 ngày 7/2 (26 tháng Chạp) đến 17/2 (mùng 6 Tết). Công ty An Khánh JVC - đơn vị tổ chức sự kiện - kỳ vọng với ý tưởng truyền tải thông điệp xanh, thân thiện môi trường cùng những hoạt động văn hoá giàu bản sắc, đường hoa Home Hanoi Xuan sẽ là điểm du Xuân mới cho người Hà Nội, một sân chơi để mỗi người tìm về miền ký ức, bản nguyên Tết Việt trong hơi thở của đương đại. |
Doãn Phong
" alt=""/>Áo dài rực rỡ khắp đường hoa Home Hanoi XuanSau 20 năm đồng hành trong cuộc đời, cặp đôi quyết định chụp một bộ ảnh kỷ niệm cùng với bộ sưu tập xe vespa cổ - vốn là niềm đam mê của 2 vợ chồng.
Cặp đôi trong bộ ảnh là anh Vũ Thái Hà, bác sĩ, giảng viên bộ môn da liễu Đại học Y Hà Nội và vợ - chị Nguyễn Thanh Mai.
Hai người lựa chọn phong cách retro với cách thể hiện trẻ trung như những cặp đôi mới yêu. Bối cảnh của bộ ảnh là những địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội, nơi chứng kiến những kỷ niệm vui buồn của anh chị.
Cùng xuất hiện trong bộ ảnh là chiếc xe vespa cổ màu xanh, cũng là vật kỷ niệm đặc biệt đi theo suốt hành trình tình yêu của họ.
Từ lâu, anh Hà và chị Mai đã có chung niềm đam mê lớn với xe vespa cổ. Chiếc xe màu xanh này là chiếc vespa đầu tiên hai người mua. Lúc đó, dù kinh tế còn khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn quyết định bỏ một số tiền không nhỏ dành dụm được để mua chiếc xe và coi đây như một người bạn nhỏ thân thiết không thể thiếu vắng trong cuộc sống.
Cho dù sau này, số lượng xe vespa cổ cả hai sưu tầm ngày càng nhiều lên nhưng chiếc xe màu xanh này vẫn là chiếc đặc biệt nhất. Có thời điểm, trong nhà anh chị có tới 10 chiếc vespa cổ đủ chủng loại và giá tiền.
![]() |
Anh Hà và chị Mai có sở thích chơi xe vespa cổ. |
![]() |
Câu chuyện tình yêu của anh Hà và chị Mai cũng khá đặc biệt và tình cờ. Hai người gặp nhau lần đầu tiên khi Thanh Mai là cô sinh viên năm nhất đại học tới bệnh viện và người bác sỹ thăm khám cho cô chính là anh Hà.
Hai người dường như trúng “tiếng sét ái tình” từ ngay lần đầu gặp gỡ và có buổi hẹn hò đầu tiên. Mai kể, lúc đó cô rất tự ti và luôn tự nhận bản thân mình giống như một cô vịt con xấu xí, mặt đầy mụn, lại là dân tỉnh lẻ, không có điểm gì đặc biệt. Trong khi anh Hà lúc đó lại là một bác sỹ nội trú giỏi giang với tương lai rộng mở, có không ít người đẹp vây quanh.
Sau 4 năm tìm hiểu, anh chị chính thức về chung một nhà.
Cho tới khi trở thành người yêu và sau này thành chồng chính thức, chị Mai vẫn cho rằng mình ở thế yếu khi bị “hào quang” của anh che lấp. Có lần, nghe được một lời so sánh vu vơ giữa chị và những cô gái giỏi giang luôn ở bên cạnh chồng, chị lại thêm nghĩ ngợi. Có những lúc chị tưởng như sắp bị nhấn chìm bởi nỗi tự ti quá lớn. Nhưng chính anh lại là người củng cố niềm tin cho vợ và giúp chị ngày càng hoàn thiện bản thân.
![]() |
Có thời điểm anh chị sở hữu khoảng 10 chiếc vespa cổ trong nhà. |
![]() |
20 năm hôn nhân - một hành trình không ngắn, đã có những lúc xảy ra nhiều biến cố tưởng chừng như sắp mất nhau, nhưng chính nhờ tình yêu mà hai người có thêm động lực vượt qua tất cả.
Thời điểm khó khăn nhất có lẽ là khi chị quyết định từ bỏ công việc ổn định tại một cơ quan Nhà nước để gây dựng sự nghiệp riêng. Cầm trên tay số tiền lớn mà hai vợ chồng dành dụm suốt nhiều năm trời để khởi nghiệp, chị từng vô cùng hào hứng khi bắt đầu ở một vai trò hoàn toàn mới. Nhưng cũng chính quyết định liều lĩnh đó đã biến chị từ một nữ CEO quyền lực trở thành người trắng tay, mất sạch cả số vốn liếng lên tới cả tỷ đồng mà hai vợ chồng có lúc bấy giờ.
Thế nhưng, anh không một lời trách móc hay nghi ngờ về năng lực của vợ. Anh chỉ động viên chị cố gắng, đừng nản chí hay bỏ cuộc.
Suốt ngần ấy năm, câu nói ấm áp nhất mà chị luôn được nghe và coi đó làm điểm tựa cho những nỗ lực của mình, đó là: “Em cứ làm đi. Đừng sợ, có anh ở đây rồi!”.
Anh cũng là người giúp chị hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày, từ ngoại hình cho đến sự trưởng thành trong cuộc sống.
Từ khi yêu anh, ngay cả gia đình và bạn bè chị sau một thời gian gặp lại đều phải thốt lên rằng: Mai gần như “lột xác” 180 độ từ ngoại hình lẫn tính cách.
![]() |
![]() |
Chị bày tỏ rằng, tình yêu của anh dành cho chị giống như câu chuyện "100 con bò" mà chị từng được nghe. Chuyện kể rằng có một anh chàng đi tìm một cô gái để cưới làm vợ và tự đặt ra cho mình mục tiêu là cô vợ ấy nhất định phải xứng đáng bằng cả gia tài - ít nhất là cần tới 100 con bò để làm sính lễ.
Một ngày, anh gặp một cô gái bên bờ suối, cảm thấy đây chính là người mình muốn cưới làm vợ. Nhưng gia đình cô gái nói rằng: "Con gái tôi chỉ cần 3 con bò, không cần nhiều tới vậy". Tuy nhiên, chàng trai này kiên quyết: "Vợ con đáng giá 100 con bò, xin bố mẹ hãy nhận sính lễ của con". Và cứ thế, chàng trai cưới cô gái về làm vợ, yêu thương cô và khiến cô gái trở nên ngày càng xinh đẹp và tuyệt vời hơn.
Chị Mai nói: “Chính ông xã đã luôn tin tưởng và đối xử với vợ như đang đối xử với phiên bản tốt nhất của tôi vậy. Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá, xứng đáng nhận được yêu thương, trân trọng và những điều tốt đẹp nhất. Tôi cho rằng, bất cứ người vợ nào cũng giống như một viên kim cương thô, chỉ cần một bàn tay mài giũa là sẽ trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh rực rỡ”.
Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu này là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. “Cảm ơn anh đã xuất hiện trong cuộc đời và cho em nhiều trải nghiệm đẹp đẽ”, bà mẹ 3 con chia sẻ.
Thông qua bộ ảnh, cặp đôi cũng muốn gửi gắm năng lượng tích cực trong câu chuyện tình yêu của mình đến với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ: “Chẳng có gì là không thể khi chúng ta vẫn còn yêu”.
![]() |
"Ở bên cạnh chồng, tôi luôn có cảm giác mình là một báu vật vô giá". |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ ảnh kỷ niệm 20 năm tình yêu là món quà nhỏ mà chị Mai muốn dành cho ông xã thay cho lời cảm ơn tới anh. |
Xem thêm video: Bộ ảnh kỷ yếu đong đầy nước mắt của phụ huynh và học sinh Vũng Tàu
Đăng Dương
Ảnh: Mia Tago
"'Nhân duyên nếu có một lần được gặp gỡ, thì ngay từ ánh mắt đầu tiên, anh đã biết định mệnh chính là em", đó là cảm xúc ngọt ngào mà Vũ Hồ Bắc dành tặng bạn gái Thúy An vào dịp kỉ niệm 1 năm yêu.
" alt=""/>Valentine: Tình yêu 20 năm của vị bác sĩ luôn coi vợ như gia tài