Đội chủ sân Etihad sẽ chính thức công bố bản hợp đồng với Rodri trong hôm nay (4/7), sau khi đồng ý trả khoản tiền tương đương với mức phí giải phóng hợp đồng tại Tây Ban Nha. |
Rodri sẽ trở thành tân binh đầu tiên của Man City hè này |
Cụ thể, Giám đốc điều hành Man City - Omar Berrada hôm qua đã đến văn phòng giải đấu La Liga ở Madrid để cùng với Rodri trả 62,8 triệu bảng xé giao kèo theo luật định.
Man City cung cấp tiền để đích thân Rodri tự giải phóng bản thân, hủy hợp đồng đang còn thời hạn đến năm 2023 với Atletico Madrid. La Liga sẽ tiếp nhận khoản phí phá vỡ hợp đồng rồi chi trả cho đội chủ sân Wanda Metropolitano.
Dòng thông báo trên website Atletico Madrid: "BTC La Liga thông báo cho Atlético de Madrid rằng, Rodrigo Hernández thông qua luật sư của anh ấy và đại diện từ Manchester City đã trả số tiền tương ứng điều khoản giải phóng cầu thủ tại trụ sở hiệp hội.
Manchester City thanh toán điều khoản mua đứt thay cho Rodri. Do đó, tiền vệ người Tây Ban Nha đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với CLB, kéo dài đến ngày 30 tháng 6 năm 2023."
Như vậy, với mức phí gần 63 triệu bảng, Rodri sẽ vượt qua Riyad Mahrez để trở thành cầu thủ đắt giá trong lịch sử Man "xanh".
Guardiola đánh giá rất cao năng lực của Rodri và sẽ sử dụng anh luân phiên cùng Fernandinho mùa tới trong vai trò tiền vệ phòng ngự.
Cũng trong hôm qua (3/7), nhà ĐKVĐ Ngoại hạng Anh kích hoạt điều khoản mua lại hậu vệ trái Angelino từ PSV Eindhoven với giá 5,3 triệu bảng. Cầu thủ U21 Tây Ban Nha sẽ cạnh tranh vị trí với Zinchenko và Benjamin Mendy mùa tới.
* An Nhi
" alt=""/>Man City phá kỷ lục chuyển nhượng 63 triệu bảng
Năm trường đại học ở Anh chấp nhận cho Linh vào học là University of Warwick, Birmingham, Manchester, Leeds và University College London.Cách đây 4 năm, khi Khánh Linh học lớp 7 ở Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội, mẹ của cô bé đã cho con thử nộp đơn vào một trường phổ thông ở Anh.
“Lúc đấy, mẹ em nói là cứ apply thử để xem hồ sơ mình đang ở mức nào và khi được học bổng 100%, em đã xin được đi học”.
Để sang trường vào cuối tháng 4/2017, chuẩn bị học từ tháng 5 ở Anh, Linh xin đã xin trường cho thi học kỳ hai trước để kết thúc năm học, hoàn thành chương trình lớp 7 ở Việt Nam.
 |
Khánh Linh (áo trắng) đi picnic cùng các bạn khi học ở Anh. Ảnh: NVCC |
“Bố mẹ em đồng thuận với suy nghĩ cho thử sức. Nếu thấy học được, em sẽ tiếp tục học bên Anh, nếu thấy không hợp thì vẫn kịp về lúc cuối hè để tiếp tục học lớp 8 ở Hà Nội”.
Sau vài tuần quan sát và thích nghi, cô bé 12 tuổi bắt đầu thích và muốn tiếp tục theo học ở đây. Điều mà Linh cho rằng đó là may mắn và lợi thế của mình là có mẹ làm giáo viên tiếng Anh, được mẹ đầu tư và tập trung cho theo học từ nhỏ. Bố mẹ Linh cũng khuyến khích con gái tham gia rất nhiều cuộc thi ở Việt Nam, Singapore, Mỹ, CH Séc, Thái Lan, giúp cô bé mở mang tầm mắt và sử dụng vốn tiếng Anh ở môi trường quốc tế.
Linh kể học ở Anh không bị áp lực như ở Việt Nam nhưng không quá dễ.
 |
Linh và bạn cùng lớp dựng mô hình DNA bằng kẹo dẻo trong giờ Sinh học |
Bậc phổ thổng ở Anh có 13 lớp, từ lớp 1-9 là giai đoạn học phổ thông, từ lớp 10-13 được chia thành 2 chương trình học: GCSE (lớp 10 - 11); A-level (lớp 12 -13). Ở chương trình GCSE, học sinh có 5 môn học bắt buộc, và học sinh có thể tự chọn thêm môn học ngoài 5 môn này. Ở giai đoạn A-Level, học sinh được chọn 3-5 môn muốn học chuyên sâu.
Được học môn mình thích và không bị choáng bởi quá nhiều môn, Linh đã tập trung để có được kết quả tốt.
Ở GCSE, Linh đã được A* ở tất cả các môn khoa học, và A ở môn quản trị kinh doanh. Và mới đây, cô đã tốt nghiệp xong A-Level khi mới 16 tuổi.
Linh nói đi nhanh hơn so với các bạn cùng tuổi thỉnh thoảng cho em cảm giác mình bị lớn trước tuổi. Khi các bạn vẫn còn 1 năm nữa mới bước vào đại học thì em đã phải lo nộp hồ sơ vào các trường, viết bài luận, chuẩn bị CV, phỏng vấn...
“Nhưng em lại thấy việc học sớm rất có lợi. Em biết có một số người sẽ chọn gap year để có thể trải nghiệm thực tế và tìm được ngành nghề mình thực sự mong muốn. Nhưng em đã biết mình thích làm gì được một thời gian khá dài rồi”.
Quyết định khiến phụ huynh ngỡ ngàng
Mẹ của Linh – chị Đỗ Mỹ Dung nói rằng cho đến bây giờ chị vẫn đang làm quen với lựa chọn trở về của con sau khi được một loạt trường đại học ở Anh chấp nhận.
"Dù con đã chia sẻ với gia đình sự yêu thích, quan tâm tới ngành y từ khi con 10 tuổi nhưng quyết định mới lạ của con vẫn làm mình đang cần thích nghi. Mình luôn mong con được sống nhẹ nhàng và tìm được công việc hiệu quả trong cuộc sống thôi, nhưng con gái lại thích điều mẹ không dám nghĩ" - chị Dung chia sẻ.
Từ khi bước vào học A-Level ở Anh, Linh đã định sẽ tiếp tục học Y để thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ ngoại khoa. Nhưng vì chi phí học tập và thực hành cho 5 năm học hơi quá sức so với tài chính của gia đình nên Linh đã tìm hiểu để hướng sang Y Sinh, học 3 năm thay cho 6 năm và học phí cũng dễ chịu hơn.
“Bố mẹ em thì vẫn luôn khuyên là con gái thì không cần phải vất vả như vậy. Trước khi được là bác sĩ chính thức thì phải đi một chặng đường rất dài. Ban đầu, em vẫn giữ quyết định học Y, nhưng năm nay, khi được về nghỉ hè, quan sát mọi thứ đang diễn ra, tình hình dịch bệnh phức tạp, em đã có những tư duy mới. Câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” lúc này lại khá ảnh hưởng tới dòng suy nghĩ của em”.
Linh cũng cho biết mình đang có quỹ thời gian trước khi thực sự 18 tuổi để có thể tìm hiểu sâu hơn về phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, tạo sức bền cho cơ thể. Từ đó, em đã quyết định tự thử nghiệm các bài học lý thuyết về dinh dưỡng, về vận động về lối sống, sinh hoạt từ tháng 4 năm nay.
 |
Linh thích tập luyện và các môn thể thao. Ảnh: NVCC |
Một người có ảnh hưởng lớn tới những thay đổi của Linh chính là mẹ.
“Bản thân mẹ em cũng là người có tư duy thay đổi lớn trong năm nay. Mẹ ủng hộ việc em tìm hiểu về chế độ sống cân bằng và cho em tự trải nghiệm bản thân”.
Chia sẻ về vai trò của “phụ huynh”, Linh cho biết bố mẹ luôn để em chủ động quyết định, từ việc hôm nay ăn gì, cuối tuần đi chơi đâu, đến những việc quan trọng hơn là học gì và học ở đâu.
“Bố mẹ là người đưa ra lời khuyên để em có quyết định phù hợp cho bản thân và có ích cho sau này. Mọi quyết định của em đều được bố mẹ ủng hộ và hỗ trợ hết mức”.
Linh rất thích câu thành ngữ "Treat failure like gold", có nghĩa tương đương với câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” của người Việt.
“Em hiểu cảm giác bị so sánh với thành tích của người khác. Nhưng em thấy thành tích không quan trọng bằng sự cố gắng trong cả quá trình.
Dù không đạt được danh hiệu nào đó nhưng biết rằng đã cố gắng hết mình thì đó đã là một sự thành công rồi. Và em muốn mọi người biết đến mình là một người chăm chỉ hơn là một người có nhiều thành tích” – cô gái 16 tuổi nói.
Vào tháng 3/2020, Linh từng tổ chức được một buổi hòa nhạc của riêng mình và gây quỹ từ thiện để ủng hộ cho bệnh viện gần trường.
Phương Chi

Cô gái Việt từng giành học bổng toàn phần Harvard năm 16 tuổi
Sinh ra ở TP.HCM nhưng có tới gần 20 năm học tập và làm việc tại nước ngoài, dù vậy, Nguyễn Hương Quỳnh Trang - nghiên cứu sinh tại ĐH Stanford, cựu sinh viên ĐH Harvard vẫn đầy ắp những dự định hướng về Việt Nam.
" alt=""/>Cô gái 16 tuổi được 7 trường đại học nhận vào học
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, năm 2020, điểm chuẩn các ngành của trường đã ở ngưỡng cao, từ 24,5 đến 28 điểm.Phổ điểm thi năm 2021 tuy cao, nhưng theo ông Triệu, một lượng thí sinh có điểm thi cao cũng đã trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc học bạ của các trường đại học, trong đó có Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
So sánh độ tương đồng về đề thi, điểm thi, ông Triệu nhận định, điểm chuẩn các ngành của trường năm nay khả năng sẽ không tăng nhiều. Tuy nhiên, đây chỉ là những phân tích để thí sinh tham khảo.
 |
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Thanh Hùng |
“Với phổ điểm thi môn tiếng Anh như năm nay, điểm chuẩn của các ngành xét tuyển bằng tổ hợp khối D01 có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một điều rằng, thường những thí sinh có khả năng tiếng Anh tốt thì điểm học bạ THPT môn này cũng rất tốt.
Do vậy, trong số những thí sinh có điểm thi tiếng Anh cao, khả năng cũng nhiều em đã trúng tuyển bằng những phương thức khác trước, chứ không cần đến giai đoạn xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021”, ông Triệu phân tích.
Ông Triệu dẫn chứng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm nay dành tới 3.000 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết hợp học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, tăng 10% so với năm ngoái và chiếm 50% tổng chỉ tiêu năm nay.
"Đây là số lượng rất lớn. Trong số này, số học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chiếm gần một nửa”, ông Triệu nói.
Những thí sinh có điểm tiếng Anh tốt thường tập trung ở vùng thành thị, còn các học sinh ở các vùng nông thôn, khó khăn thường có thiên hướng về khối A.
“Khối A thì điểm tương đối ổn định so với năm ngoái. Như vậy, tôi nghĩ rằng, đối với những trường top đầu, không chỉ riêng ĐH Kinh tế quốc dân, điểm chuẩn sẽ không tăng lên nhiều được”.
 |
Điểm chuẩn các ngành của ĐH Kinh tế quốc dân năm 2021 có thể không biến động, hoặc chỉ tăng trong khoảng từ 0,25 đến 1 điểm. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nhận định về từng ngành học của trường, ông Triệu cho rằng, điểm chuẩn các ngành sẽ không biến động nhiều, có thể tăng lên so với năm ngoái nhưng không nhiều.
Cụ thể, nhóm ngành có mức điểm chuẩn năm ngoái vào diện cao nhất của trường như Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kiểm toán, Marketing, Thương mại điện tử có thể tăng từ 0,25 đến 0,5 điểm.
“Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của ĐH Kinh tế quốc dân năm qua, bởi chỉ tiêu ít. Xét trên diện rộng, thì ngành Maketing vẫn hot nhất nhưng số chỉ tiêu lấy lớn nên điểm chuẩn của ngành này không cao nhất”, ông Triệu phân tích.
Nhóm ngành có mức điểm chuẩn năm ngoái vào diện thấp của trường như Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường,... năm nay khả năng có thể tăng nhiều hơn, từ 0,5 đến 1 điểm.
Ông Triệu cho biết, theo thống kê ban đầu, tổng số hồ sơ đăng ký vào ĐH Kinh tế quốc dân năm nay tăng khoảng 30% so với năm ngoái.
Vì vậy, ông Triệu dự đoán những ngành mà năm ngoái có điểm chuẩn càng thấp thì độ tăng điểm chuẩn sẽ càng nhiều. Ví dụ, ngành năm ngoái có điểm chuẩn 24,5 thì năm nay phải trên 25.
Về ngành học mới năm nay là ngành Kinh doanh nông nghiệp, ông Triệu cho biết: “Trước nay, nhà trường chỉ đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp - đây là ngành truyền thống và thiên về quản lý, còn ngành học mới Kinh doanh nông nghiệp sẽ thiên nhiều về việc kinh doanh và đáp ứng đòi hỏi thời đại nông nghiệp 4.0 như quản lý bằng số hóa, kinh doanh số trong nông nghiệp hiện nay,...”.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cũng nhấn mạnh, trên đây chỉ là những phân tích mang tính lý thuyết, điểm chuẩn còn phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo từng ngành và chất lượng điểm thi thực tế của thí sinh.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thanh Hùng

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn năm 2021
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2021. Một số ngành có điểm chuẩn tương đối cao như Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 28,3 điểm Kinh doanh quốc tế với 28,25 điểm, Kiểm toán với 28,1 điểm.
" alt=""/>Điểm chuẩn ĐH Kinh tế quốc dân 2021 có thể không tăng hoặc tăng ít