Nguyên nhân, theo bản tin, xuất phát từ những rào cản trong ứng dụng Find My, và có thể liên quan đến quá trình tích hợp AirPods sâu hơn vào mạng lưới Find My mà Apple đang thực hiện. Về cơ bản, khi một khách hàng có ý định hoàn trả hoặc đổi một cặp AirPods, họ đã không (quên, hoặc không biết cách) ngắt liên kết tai nghe với Apple ID của chính mình.
Điều đó có nghĩa là khi một công ty tân trang tiến hành kiểm tra AirPods, hoặc thậm chí là khi chủ nhân mới của những cặp AirPods đó nhận được hàng, họ sẽ thấy thông báo "AirPods Mismatch" từ ứng dụng Find My, với nội dung như sau: "The earbuds of your AirPods are linked to a different Apple ID, possibly because one of the earbuds is mixed up with someone else's AirPods. Learn how to solve this issue by going to the article online", tạm dịch là "AirPods của bạn được liên kết với một Apple ID khác, có khả năng là bởi một trong hai tai nghe đã bị trộn lẫn với AirPods của người khác".
Thông báo từ ứng dụng Find My này còn kèm theo liên kết đến một tài liệu hỗ trợ khách hàng của Apple, trong đó đưa ra những khuyến cáo mơ hồ về việc "tìm lại AirPod của bạn" hoặc "thay thế AirPod đã bị mất của bạn"
goTRG, công ty tân trang nói trên, chuyên xử lý những sản phẩm hoàn trả từ Walmart và các nhà bán lẻ khác, cho biết vấn đề này ảnh hưởng đến "khoảng 8 trong số 10 AirPods được chuyển đến 6 cơ sở của công ty". Một công ty khác chuyên bán AirPods tân trang trên các website như Amazon là R2Cell thì buộc phải ngừng bán hoàn toàn AirPods tân trang sau khi gặp phải vấn đề nhức đầu này vào tháng 12 năm ngoái - theo CEO Sunny Mohammad. Ông còn cho biết, AirPods vốn đã khó tái chế bởi chúng có quá nhiều thành phần nhỏ xíu và dễ hư hỏng!
Được biết, các công ty tân trang đã liên hệ với Apple nhưng chưa nhận được phản hồi. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách nhờ chủ nhân ban đầu của AirPods tự ngắt kết nối sản phẩm khỏi Apple ID của họ trước khi bán chúng. Bên cạnh đó, nếu AirPods chưa được khôi phục cài đặt xuất xưởng (factory reset), người mua sẽ thấy một thông báo nhảy lên với nội dung "owner of this item will be able to see its location" (chủ nhân của món đồ này sẽ có thể thấy vị trí của nó) từ ứng dụng Find My.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, 9to5mac)
Apple đang lên kế hoạch phát triển các tính năng theo dõi sức khỏe trên thế hệ AirPods mới, tương tự như cách công ty đã làm với Apple Watch.
" alt=""/>Tính năng “Find My” của AirPods khiến các nhà bán lẻ và các công ty tân trang “đau đầu”Ban Giám khảo Giải thưởng Sao Khuê đã ghi nhận sự đột phá của VinShop sau hơn một năm gia nhập thị trường, trở thành là nền tảng công nghệ giúp hơn 100.000 tạp hóa ở 22 tỉnh, thành phố phát triển cửa hàng bằng công nghệ hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho.
Thông qua ứng dụng VinShop, chủ tạp hóa có thể nhập hơn 4.000 mặt hàng, dễ dàng ứng vốn tới 100 triệu đồng miễn lãi và hưởng tới 100 chương trình khuyến mại mỗi tháng. Các giải pháp về công nghệ và tài chính từ VinShop đã giải quyết những nỗi lo lớn nhất của các tiểu thường về nguồn hàng và vốn, đồng thời giúp tạp hóa tăng thu nhập tới hơn 10 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, nền tảng proptech (bất động sản công nghệ) OneHousing từ One Mount đang cung cấp nền tảng toàn diện (one-stop-shop) giúp khách hàng trải nghiệm hành trình mua bán nhà đơn giản và xuyên suốt; tiên phong sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để định giá hàng triệu căn nhà tự động. Proptech này vừa ra mắt công cụ định giá nhà như một phần của tầm nhìn one-stop-shop, với hơn 400.000 căn nhà, biên độ sai số thấp hơn 5% và được chứng nhận bởi ngân hàng Techcombank.
Theo One Mount, trong thời gian tới, công cụ định giá nhà từ OneHousing mở rộng tới hàng triệu căn hộ, trong đó có cả đất nền và thổ cư, từ đó thúc đẩy sự minh bạch của thị trường bất động sản thứ cấp.
Về VinID, Ban giám khảo Giải thưởng nhìn nhận ứng dụng này có thể giải quyết mọi nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, giúp cuộc sống của họ trở nên tiện lợi và tiết kiệm hơn. Sở hữu ví điện tử VinID Pay tích hợp ngay trên ứng dụng, liên kết cùng hệ thống 36 ngân hàng, VinID giúp người dùng dễ dàng thanh toán các đơn hàng an toàn, nhanh chóng, phổ biến mua sắm không tiền mặt tại Việt Nam.
Giải thưởng Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA tổ chức hàng năm (bắt đầu từ 2003). One Mount là tập đoàn kiến tạo hệ sinh thái công nghệ, cung cấp các giải pháp và dịch vụ xuyên suốt chuỗi giá trị, từ lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, bất động sản và bán lẻ, với ba sản phẩm chủ lực: VinShop, VinID, OneHousing. Với việc cả ba nền tảng công nghệ được vinh danh tại giải thưởng năm nay, hệ sinh thái công nghệ One Mount ngày càng được ghi nhận, tiến tới mục tiêu đặt ra của đơn vị này là phục vụ 75% hộ gia đình Việt Nam vào năm 2025. |
Thế Định
" alt=""/>One Mount ‘đại thắng’ 3 giải thưởng Sao Khuê 2022Thống kê cụ thể cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng điện thoại và linh kiện trong tháng 3 đạt trị giá 6,54 tỷ USD, tăng tới 70,3% so với tháng trước. Tính trong quý I/2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,88 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý I/2021. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 3,68 tỷ USD, tăng 14,4%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 2,81 tỷ USD, tăng 13,2%; sang thị trường EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 16,6%; sang Hàn Quốc đạt 1,45 tỷ USD, tăng 35,7%... so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 3, nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá xuất khẩu 5,31 tỷ USD, tăng 38,4% so với tháng 2, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2022 đạt 13,24 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Quý I/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Mỹ đạt 3,31 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt gần 3 tỷ USD, tăng 10,1%; sang EU đạt 1,85 tỷ USD, tăng 18,5%. Xuất khẩu nhóm hàng này sang một số thị trường như Hồng Kông, Hàn Quốc giảm nhẹ.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua từng năm. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ năm 2010 chỉ đạt 2,3 tỷ USD. Năm 2015, giá trị xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt tới 30,2 tỷ USD.
Từ năm 2015 đến 2016, giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 34,5 tỷ USD, tăng 14,2%. Năm 2017, giá trị xuất khẩu là 45,6 tỷ USD, tăng 32,1%. Năm 2019, đạt 51,4 tỷ USD, tăng 3,8% và mức tăng lên tới con số 51,2% trong năm 2020.
![]() |
Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2015 chiếm 18,7% và luôn duy trì mức trên dưới 20%. Năm 2021, xuất khẩu điện thoại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch 57,53 tỷ USD, tăng 12,41% so với năm 2020 và chiếm trên 17,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Theo các chuyên gia, cần có kế hoạch phát triển dài hạn, xem xét ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp; hỗ trợ cho các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và chương trình xúc tiến thương mại; rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện những giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ICT, công nghệ số Việt Nam, năm 2021, Bộ TT&TT xây dựng Dự thảo Báo cáo nghiên cứu đề xuất Luật Công nghiệp công nghệ số. Các điều luật sẽ được xây dựng linh hoạt, mềm dẻo để theo kịp thực tiễn và xu hướng phát triển; tạo môi trường thuận lợi nhằm phát triển công nghiệp ICT, công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong thực thi chính sách thúc đẩy phát triển ngành. Dự kiến, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ trình Quốc hội trong năm 2023.
Duy Vũ
Xuất khẩu điện thoại, linh kiện sang Trung Quốc, Mỹ tăng mạnh trong 10 tháng năm 2021, riêng thị trường Trung Quốc tăng hơn 41%.
" alt=""/>Điện thoại, linh kiện chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn