Fnatic vẫn có mặt trong trận đấu hấp dẫn nhất tuần, nhưng chắc chắn họ không nghĩ rằng mình vừa phải trải qua 46 phút thi đấu “căng não” đến vậy mới có thể giành điểm trước Team Vitality vào rạng sáng nay (04/3).
Vitality, dù chưa thể duy trì được phong độ đỉnh cao kể từ đầu mùa giải, nhưng nhìn chung màn trình diễn của họ ấn tượng hơn hẳn Misfits. Sau khi đánh bại FC Schalke 04 vào ngày hôm qua, Vitality tiếp tục khiến cho một đội tuyển hàng đầu như Fnatic phải “toát mồ hôi” bởi khả năng thích ứng meta mau lẹ.
Sau 15 phút đầu tiên, Vitality đã làm được những thứ mà hiếm có đội tuyển nào làm được tại LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018. Họ tập trung vào đường giữa, nơi có ngôi sao mới nổi Daniel "Jiizuke" di Mauro, nhằm dồn tài nguyên cho Azir.
Những pha đảo đường mạnh mẽ với cả năm thành viên nhằm giúp sức cho Jiizuke và mọi thứ dường như diễn biến theo đúng với những gì mà Vitality mong muốn. Chỉ tiếc là Baron chưa xuất hiện, và nếu có, lẽ ra đội chiến thắng phải là Vitatlity.
Sau khi liên tục bị đối phương uy hiếp từ đầu trận, Fnatic bắt đầu thức tỉnh. Họ liên tục cướp được bùa lợi Rồng Nguyên Tố ngay trong tầm ăn của Vitality – đội tuyển đang sở hữu người đi rừng có khả năng Trừng Phạt tệ hại bậc nhất khu vực, Erberk "Gilius" Demir.
Fnatic: "Chúng tôi cướp Baron rồi Rồng Ngàn Tuổi và sắp tới sẽ là bạn gái của bạn"
Và sự sợ hãi trong những pha tranh chấp mục tiêu lớn của Vitality càng lộ rõ hơn khi họ để cho Fnatic “nẫng tay trên” Baron. Gilius và xạ thủ Amadeu "Minitroupax" Carvalho nghĩ rằng họ có thể thực hiện pha ăn lén lút thành công, với Caitlyn ngắm bắn Baron ở phía bên kia bức tường.
Mọi thứ diễn ra ổn thỏa cho đến khi Mads "Broxah" Brock-Pedersen, đi rừng của Fnatic, bước tới và Trừng Phạt thành công.
Nhưng vẫn còn nữa. Baron tạo đà cho Fnatic lấy lại thế trận nhưng chưa nói lên quá nhiều điều – bởi Vitality cũng sở hữu một bùa lợi Baron miễn phí giúp họ phòng ngự căn cứ.
Khi mà thế trận đang rơi vào thế giằng co quyết liệt, hai bên tiếp tục tranh chấp Baron – cơ hội cho Gilius lập công chuộc tội đã bị chính anh vứt bỏ.
Vitality lại mấy thêm một mục tiêu lớn buộc họ phải trông chờ ở cơ hội cuối cùng là Rồng Ngàn Tuổi – nhằm tối ưu hóa tất cả những bùa lợi Rồng Nguyên Tố có được từ đầu trận. Và bạn biết điều gì xảy đến rồi đấy, Broxah lại một lần nữa cướp bóc được.
Khách quan thì đây không phải là sai lầm của riêng Gilius. Chiêu cuối Azir và Thresh đều không được kích hoạt trong khi đường trên Lucas "Cabochard" Simon-Meslet chẳng thể làm tốt nhiệm vụ làm bia chắn cho Vitality dù sở hữu tới hai hiệu ứng khống chế cứng.
Và như một lẽ tất yếu, cuộc chiến Trừng Phạt đã giúp Fnatic khơi thông thế bế tắc và giành lấy thắng lợi chung cuộc. Gilius nên tự trách bản thân mình và gửi lời xin lỗi tới tất cả đồng đội đã nỗ lực tạo ra khoảng cách ở đầu trận.
Vitality đang tạo ra những điều rất thú vị tại LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018 – trong bối cảnh không được quá nhiều người đặt kỳ vọng. Và họ vẫn có thể tự hào khi đang nằm trong top 3 và chỉ kém đội nhất bảng Fnatic hai chiến thắng.
Ở tuần đấu áp chót, cả Fnatic lẫn Vitality đều sẽ gặp Team ROCCAT và Unicorns of Love.
Kết quả thi đấu Tuần 7 LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018
BXH LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018 sau Tuần 7
Lịch thi đấu hai tuần cuối cùng của vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Trải qua trận đấu tràn đầy cảm xúc, Fnatic giữ vững ngôi đầu bảngNgay lập tức, cộng đồng "thợ săn" hardcore hâm mộ Bloodborne trên toàn thế giới đã bắt đầu lên kế hoạch quay trở lại với tựa game độc quyền siêu hay trên PS4 này, không chỉ để trải nghiệm lại những màn chơi cực khó với những con quái vật ghê rợn ở thành phố Ynarham, mà còn để chào đón những người chơi mới bây giờ mới có cơ hội thưởng thức một trong số những tuyệt phẩm xuất sắc nhất của From Software trên cỗ máy chơi game của Sony.
Giống như những sự kiện dành cho game thủ Dark Souls trước đây do From Software tổ chức, Return to Yharnam lại là một sự kiện do chính cộng đồng game thủ tự phát tổ chức với mục đích lôi kéo càng nhiều người quay trở lại với game càng tốt. Cùng với việc Bloodborne được tặng miễn phí cho những người đóng phí PlayStation Plus hàng tháng trong tháng 03 này, họ mong muốn thổi một làn gió mới vào tựa game đã có 2 năm tuổi đời.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Bloodborne và người anh em Dark Souls là việc nhân vật trang bị vũ khí ở cả hai tay. Bên trái là các loại súng, trong khi tay phải dành cho loại đồ chơi đặc biệt mà game gọi là "Trick Weapon". Trick Weapon có khả năng thay đổi qua lại giữa vài hình dạng, ví dụ như từ kiếm trở thành búa tạ, rìu thành giáo, kiếm biến thành roi... Mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng, và làm quen với chúng cũng như sử dụng sao cho hiệu quả trong chiến đấu đã khiến gameplay của trò chơi trở nên hết sức thú vị.
Bên cạnh đó, sự thiếu vắng các loại khiên sẽ khiến cho những gamer Dark Souls kinh nghiệm nhất cũng phải thay đổi lối chơi trong Bloodborne. Bạn cần phải liên tục di chuyển, tránh né và tấn công thay vì kiểu nấp sau lá chắn và chờ thời cơ phản đòn như trước. Chưa kể cơ chế Counter nay bị phụ thuộc vào hệ thống mới gọi là "Visceral Attack".
Cụ thể tương ứng với mỗi loại quái vật, sẽ có một thời điểm nhất định khi chúng tấn công mà bạn có thể bắn súng để lập tức ngắt đòn thế đó, đồng thời gây choáng trong vài giây (một âm thanh đặc trưng sẽ phát ra khi thực hiện thành công). Điều khiển nhân vật đứng trước mặt kẻ thù lúc này, bạn có thể tung ra Visceral Attack để gây lượng sát thương lớn. Cảm giác này rất đã tay và góp phần đẩy nhịp độ game lên cao hơn so với Dark Souls.
Một cơ chế thú vị nữa của Bloodborne là "Regain Attack". Ngay khi bị trúng đòn, người chơi có một khoảng thời gian ngắn để "trả đũa" và hồi phục lại lượng máu bị mất. Điều này khuyến khích người chơi liên tục tấn công đối phương thay vì lối đánh phòng thủ phản công an toàn.
Theo GameK
" alt=""/>Siêu phẩm Bloodborne tặng miễn phí, 'thợ săn' cả thế giới hò nhau quay lại game cho xôm