1. Nhà 94m² xuống cấp trầm trọng thành đẹp lung linh với 350 triệu ở Huế
Trước khi cải tạo, ngôi nhà ở Huế này đã xuống cấp trầm trọng do trải qua hơn 50 năm tuổi với nhiều lần lụt lội và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ngôi nhà được tiến hành theo tiêu chí nâng cao nên để chống lụt, chỉ cần nhà một tầng, phòng ngủ vừa đủ, còn khu vực khách - bếp phải rộng rãi. Chi phí cơ bản cho việc xây thô và một phần quá trình hoàn thiện như gạch ốp, trần gỗ... hết 350 triệu đồng.
![]() |
Ngôi nhà trước khi cải tạo. |
Sau khi cải tạo xong, ngôi nhà trở nên vô cùng đẹp mắt và ấn tượng với lớp gạch hoa thông gió đẹp mắt. Không những vậy lớp gạch này còn có tác dụng hạn chế được ảnh hưởng của nắng hướng Tây và lấy ánh sáng cho các không gian bên trong.
![]() |
Ngôi nhà sau khi cải tạo vô cùng hiện đại. |
Bên trong nhà là sự kết hợp của yếu tố hiện đại và cổ điển. Các không gian trong nhà được sắp xếp theo chiều dọc và được phân tách khéo léo bằng những tấm vách họa tiết giống tường gạch hoa ở bên ngoài, đem đến sự nhất thống nhất về tổng thể.
![]() |
Không gian bên trong nhà thoáng đãng, độc đáo nhờ sự biến đổi của ánh sáng. Các không gian bên trong. Vách ngăn họa tiết và phần mái kính ở giữa nhà giải quyết nhược điểm thiếu sáng của nhà ống. Các không gian phòng ngủ được đưa về cuối nhà trong đó phòng ngủ chính được tiếp xúc với khu vườn xanh mát. Các không gian phòng ngủ được đưa về cuối nhà trong đó phòng ngủ chính được tiếp xúc với khu vườn xanh mát. |
2. Căn hộ 110m² ở Hà Nội "lột xác" hoàn toàn chỉ mất 180 triệu tiền cải tạo
Khi bắt đầu nhận nhà để chuyển về sinh hoạt, căn hộ rộng 110m² đã được trang bị khá cơ bản với sàn lát đá ceramic, tủ bếp gỗ sồi... Nhưng hướng tới một cuộc sống thoải mái và lâu dài về sau nên vợ chồng anh Dương, chị Hương đã chi thêm 180 triệu đồng để cải tạo lại căn hộ theo tiêu chí mộc mạc, ấm cúng và có thể tận dụng tối đa nội thất bàn giao có sẵn.
![]() |
Hình ảnh phòng khách trước khi cải tạo. Khu bếp hiện trạng bằng gỗ sồi và hệ thống thiết bị đã đầy đủ và chất lượng. |
Sau khi cải tạo, căn hộ trông ấn tượng hơn hẳn với gam màu nâu hạt dẻ và trắng kem đối lập, các món nội thất xinh xắn, đủ dùng và đầy ấn tượng. Đáng chú ý nhất ở đây là khu khách - bếp - ăn với "vách ngăn" thông minh được thiết kế bằng dây thép xen kẽ những khoảng xanh đẹp mắt.
![]() |
Mảng ốp tường bằng chất liệu thạch cao 3D khiến cho góc ngồi sofa trở nên thu hút. Không gian bếp và ăn nhìn từ phòng khách với vách ngăn thông minh. Tủ rượu kết hợp tủ trang trí cầu kỳ và bắt mắt. |
Các phòng ngủ được thiết kế theo nhu cầu của các thành viên trong gia đình để đảm bảo sự thoải mái. Các mảng trang trí trong các phòng này vừa đủ để mỗi phòng có điểm nhấn mà vẫn đẹp mắt.
![]() |
Phòng ngủ của vợ chồng anh chị sang trọng mà trẻ trung. Phòng ngủ con với tông trắng chủ đạo, điểm nhấn xanh cổ vịt. |
3. Căn hộ 75m² cũ kĩ Hàng Bài trở nên đẹp lung linh chỉ với 300 triệu đồng
Căn hộ 75m² của chị Hoa đã có đến hơn 20 năm tuổi và vì thế việc xuống cấp là điều không thể tránh khỏi. Có điều nó nằm trên phố Hàng Bài - vị trí rất trung tâm ở Hà Nội, thuận tiện đủ đường nên thay vì việc chuyển nhà, chị đã đầu tư 300 triệu để cải tạo nhà với các hạng mục như: cơi nới, sửa chữa thấm, dột, đi lại hệ thống điện nước, làm mới đồ nội thất, thiết bị điện, thiết bị vệ sinh.
![]() |
Hình ảnh hiện trạng tủ bếp và phòng ngủ chính. Hình ảnh hiện trạng khu vệ sinh. |
Sau khi cải tạo, căn hộ tập thể trở nên sáng sủa, tiện nghi và mang đầy hơi thở hiện đại. Không gian nhà được sơn màu trắng, đi kèm với đó là nhiều món nội thất nhỏ gọn, sáng màu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà không bị chật chội.
![]() |
Sảnh và phòng khách “bừng sáng” sau khi cải tạo. Mảng vách ngăn giữa khu phòng khách với phòng ăn được thiết kế thành bàn thờ, nhỏ gọn nhưng trang trọng. Phòng khách và phòng làm việc được ngăn cách bằng cửa trượt gỗ ngăn. Khu bếp thiết kế hình chữ U, ôm trọn không gian để giúp chị có được đầy đủ công năng cần thiết của một khu bếp gia đình. Không gian học tập rộng rãi thoáng đãng kiêm nơi nghỉ ngơi của gia đình. |
2 phòng ngủ trong nhà không quá rộng nhưng tiện nghi và đẹp mắt với sàn gỗ. Đặc biệt trong phòng ngủ chính, những nội thất mới cũng được khéo léo đưa vào giúp cho căn phòng dù là cải tạo nhưng đẹp không kém phòng ngủ ở khách sạn hạng sang.
![]() |
Phòng ngủ chính sang trọng. Phòng ngủ con với bài trí đơn giản trẻ trung. Khu vệ sinh thông từ phòng ngủ con liền với không gian giặt và phơi. |
Theo Trí thức trẻ
" alt=""/>3 ngôi nhà Việt cải tạo với giá chưa đến 400 triệu mà vẫn đẹp như mơPhát triển nhưng nhiều thách thức
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X có chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị”. Với chương trình này, Thành phố phấn đấu đến năm 2020 di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 người dân đang sống trên và ven kênh rạch; cải tạo, xây dựng mới ít nhất 50% thay thế chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp…
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, công tác phát triển đô thị của thành phố luôn được coi là hướng then chốt để phát triển và đạt được nhiều thành tựu gắn liền với những đột phá trong tư duy phát triển đô thị. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức như mất kiểm soát tăng trưởng dân số cơ học, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và dân số, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất gây hiệu ứng ngập úng, xâm nhập mặn…
![]() |
Hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” do Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 7/10. |
TS.KTS Trần Thị Lan Anh, Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm của chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM, trong đó có vấn đề chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh rạch, cải tạo chung cư cũ, thay thế tạo ra các khu nhà ở mới có chất lượng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Phân vùng quản lý
Theo đánh giá của PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM: “Trên địa bàn thành phố, việc sử dụng đất cho phát triển đô thị ở nhiều khu vực kém hiệu quả. Thành phố đã giao gần như toàn bộ quỹ đất trong các khu vực định hướng phát triển đô thị nhưng tỷ lệ đất được thực sự đưa vào đầu tư phát triển đô thị không nhiều, tạo nên hiện tượng đầu cơ đất đai… Ngày càng nhiều nơi trong thành phố bị ách tắc giao thông, ngập lụt, nhiều dự án khó hoặc không thực hiện được, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách hoặc các nhà đầu tư tính toán thiệt hơn. Tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài do bị thu hồi đất hoặc giá đền bù chưa thỏa đáng; xây dựng trái phép hoặc không phép vẫn luôn thường trực ở các quận huyện vùng ven…”.
“Hệ thống các đồ án quy hoạch đô thị của TP.HCM tưởng như đã hoàn thiện vì đã được lập, thẩm định và phê duyệt theo đúng các quy định của pháp luật đang gặp nhiều khó khăn vì khi đưa vào quản lý phát triển đô thị lại khá tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học, gây cản trở quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị, hoặc tại nơi này nơi kia đã được xử lý nhưng thường bằng những giải pháp mang tính tình thế, thiếu tính bền vững”, ông Hoà cho biết thêm.
Cụ thể, tại một khu đất, theo đồ án có thể được phép xây dựng công trình với hệ số sử dụng đất và tầng cao lớn, song phải đồng bộ với việc đầu tư cải tạo phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống giao thông, và nhất là hệ thống giao thông công cộng. Chính vì vậy mà khi chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm hoàn thành hệ thống giao thông này thì việc cho phép đầu tư hàng loạt công trình lớn sẽ gây ách tắc giao thông là điều hiển nhiên.
Theo đó, ông Hoà đề xuất giải pháp mang tính khả thi nhất đó là thực hiện phân vùng quản lý chỉnh trang và phát triển đô thị được giữ nguyên theo hệ thống đồ án quy hoạch chung - xây dựng đô thị tại các quận, huyện đã được phê duyệt như hiện nay.
Phát triển đô thị nén
Bày tỏ quan điểm, TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nêu đề xuất then chốt là thành phố nên tập trung vào chương trình đột phá chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với phát triển hệ thống vận tải công cộng, nhằm tạo cấu trúc không gian đô thị thông minh, hiệu quả, làm nền tảng cho một thành phố có sức cạnh tranh và đáng sống.
Ngoài ra, nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, chuyên gia này nhấn mạnh việc nhất quán trong các chính sách nhằm đảm bảo phát triển đô thị nén, tập trung vào những nơi đã phát triển, hạn chế phát triển đô thị phân tán với mật độ thấp và phải giữ bằng được vành đai xanh của thành phố. Đồng thời, gắn chương trình đột phá về giải quyết ùn tắc giao thông với chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Phát triển bán đảo Thủ Thiêm gắn kết tốt với khu trung tâm hiện hữu; phát triển khu Nam Sài Gòn gắn với liên kết vùng.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, chương trình phát triển các khu đô thị mới sẽ mở rộng khu trung tâm cũ, hình thành thêm khu trung tâm đô thị mới là khu đô thị Thủ Thiêm và các khu đô thị vệ tinh trên các hướng quan trọng của thành phố.
Đại diện HoREA khuyến khích các công trình kiến trúc đạt tiêu chuẩn xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị, vật liệu mới thân thiện môi trường… “Việt hóa” các mô tuýp kiến trúc nước ngoài để tránh lai căng, hoặc bê nguyên xi thiết kế nước ngoài; học tập kinh nghiệm thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc kiểu Pháp - châu Âu đã được “Việt hóa” đưa vào thành công ở nước ta mấy chục năm trước đây.
Trang Phạm
" alt=""/>TP.HCM: Chẳng lẽ 'thất thủ' trước “bệnh nan y” ùn tắc, ngập lụt?